Địa lí 6 Bài 22: Lớp đất trên Trái Đất, Giải bài tập SGK Địa lí 6 trang 168, 169, 170 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 6 xem gợi ý giải
Giải bài tập SGK Địa lí 6 trang 168, 169, 170 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 6 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 22: Lớp đất trên Trái Đất của Chương 6: Đất và sinh vật trên trái đất.
Thông qua đó, các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài 22 chương 6 trong sách giáo khoa Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Tài Liệu Học Thi:
Xem Tắt
Phần nội dung bài học
1. Các tầng đất
❓ Quan sát hình 1, em hãy kể tên các tầng đất.
Trả lời:
Các tầng đất: Tầng chứa mùn, tầng tích tụ, tầng đá mẹ.
❓Trong các tầng đất, tầng nào trực tiếp tác động đến sinh trưởng và phát triển của thực vật.
Trả lời:
Trong các tầng đất, tầng chứa mùn trực tiếp tác động đến sinh trưởng và phát triển của thực vật.
2. Thành phần của đất
❓Quan sát hình 2, cho biết đất bao gồm những thành phần nào. Thành phần nào chiếm tỉ lệ lớn nhất trong đất tốt?
Trả lời:
Đất bao gồm nhiều thành phần: chất khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước. Hạt khoáng chiếm tỉ lệ lớn nhất và chiếm 45%
❓ Tại sao chất hữu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ trong đất nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với cây trồng.
Trả lời:
Chất hữu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ trong đất nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với cây trồng vì: là nguồn thức ăn dồi dào, cung cấp những chất cần thiết cho các thực vật tồn tại trên mặt đất.
3. Các nhân tố hình thành đất
❓Dựa vào hình ảnh và thông tin trong mục 3, em hãy trình bày nhân tố hình thành đất mà em cho là quan trọng nhất và giải thích cho sự lựa chọn đó.
+ Đá mẹ:
- Cung cấp các khoáng chất cho đất.
- Ảnh hưởng đến tính chất lí hoá và màu sắc của đất.
+ Khí hậu:
- Ảnh hưởng đến sự phá huỷ đá.
- Tăng độ ẩm trong đất.
- Ảnh hưởng gián tiếp thông qua thực vật.
+ Sinh vật:
- Cung cấp chất hữu cơ cho đất.
- Thực vật: hạn chế xói mòn.
- Vị sinh vật: phân huỷ xác động, thực vật.
- Động vật sống trong đất: làm đất tơi xốp.
+ Địa hình:
- Độ cao: càng lên cao tầng đất càng mỏng.
- Độ dốc: nơi bằng phẳng tầng đất dày hơn nơi dốc.
+ Thời gian:
- Biểu thị tác động tổng hợp của các nhân tố.
- Thời gian hình thành đất lâu hơn, tầng đất dày hơn.
4. Một số nhóm đất điển hình trên Trái Đất
❓Xác định trên hình 5 nơi phân bố chủ yếu của ba nhóm đất: đất đen thảo nguyên ôn đới, đất pốt dôn, đất đỏ vàng nhiệt đới.
Nơi phân bố chủ yếu của ba nhóm đất:
- Đất đen thảo nguyên ôn đới: Trung Á, trung tâm Bắc Mĩ, Nam Mĩ
- Đất pốt dôn: Bắc Âu, đồng bằng Xibia, đông bắc Hoa Kì, trung tâm Canada
- Đất đỏ vàng nhiệt đới: Trung Phi và Khu vực Đông Nam Á
Phần luyện tập và vận dụng
Luyện tập
Câu 1: Dựa vào bản đồ hình 5, cho biết tên nhóm đất phổ biến ở nước ta.
Trả lời:
Nhóm đất phổ biến ở nước ta: Đất đỏ vàng nhiệt đới.
Vận dụng
Câu 2. Tại sao để bảo vệ đất, chúng ta phải phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.
Trả lời:
Để bảo vệ đất, chúng ta phải Phải phủ xanh đất trống, đồi núi trọc vì lớp phủ thực vật sẽ hạn chế quá trình rửa trôi đất làm mất chất dinh dưỡng trong đất. Lớp phủ bể mặt sẽ cung cấp các chất hữu cơ quan trọng để bổ sung lượng mùn, giữ nước làm đất không bị khô, thiếu nước.
Câu 3. Con người có tác động như thế nào đến sự biến đổi đất.
Trả lời:
– Con người làm cho đất tốt hơn nhờ các biện pháp tăng độ phì của đất:
- Phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
- Canh tác đất hợp lí.
- Bón phân hữu cơ.
- Không sử dụng phân hoá học.
- Luân canh, xen canh, cho đất có thời gian tái tạo,…
– Con người làm cho đất xấu đi do sử dụng thuốc trừ sâu, khai thác tài nguyên, chặt phá rừng,…