Địa Lí 9 Bài 28: Vùng Tây Nguyên, Soạn Địa 9 Bài 28 giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ đặc điểm tài nguyên thiên nhiên
Địa 9 Bài 28 giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ đặc điểm tài nguyên thiên nhiên và dân cư vùng Tây Nguyên. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Địa lí 9 trang 105.
Soạn Địa lí 9 Bài 28 giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức bài học hơn, tự tin giơ tay phát biểu xây dựng bài. Điều này vừa giúp các em hiểu bài hơn vừa tạo ra thiện cảm trong mắt của các thầy cô. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn tham khảo và tải tại đây.
Xem Tắt
Lý thuyết Địa 9 Bài 28: Vùng Tây Nguyên
1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
– Diện tích: 54.475km2.
– Dân số: 4,4 triệu người (2002).
– Phía đông giáp vùng duyên hải Nam Trung Bộ, phía nam giáp Đông Nam Bộ, phía tây giáp Lào và Campuchia.
=> Ý nghĩa:
+ Tây Nguyên nằm ở ngã ba biên giới Việt Nam, Lào, Campuchia, có khả năng mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá với các nước trong tiểu vùng sông Mê Công.
+ Có vị trí quan trọng về mặt an ninh quốc phòng.
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
* Thuận lợi:
Có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú, thuận lợi cho phát triển kinh tế đa ngành.
– Địa hình: bề mặt các cao nguyên xếp tầng rộng lớn, khá bằng phẳng -> thuận lợi cho hình thành các vùng quy canh quy mô lớn.
– Đất ba dan: chiếm diện tích lớn nhất cả nước, thích hợp với cây công nghiệp nhiệt đới như cà phê, cao su, hồ tiêu…
– Khí hậu nhiệt đới cận xích đạo thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp nhiệt đới; khí hậu cao nguyên mát mẻ đem lại thế mạnh về du lịch (Đà Lạt).
– Sông ngòi: là nơi bắt nguồn của nhiều sông như: Sông Ba, sông Đồng Nai, sông Xêxan, …có nhiều thác gềnh, sông có trữ lượng thủy năng lớn (chiếm 21% trữ năng thủy điện cả nước).
– Rừng tự nhiên: gần 3 triệu ha rừng.
– Khoáng sản: Bô-xit với trữ lượng lớn (hơn 3 tỉ tấn), có giá trị phát triển công nghiệp luyện kim màu.
* Khó khăn:
– Mùa khô kéo dài -> nguy cơ thiếu nước và cháy rừng nghiêm trọng.
– Nạn chặt phá rừng quá mức ảnh hưởng xấu đến môi trường và đời sống dân cư.
* Biện pháp:
– Bảo vệ môi trường tự nhiên.
– Khai thác hợp lí tài nguyên đặc biệt là tài nguyên rừng.
3. Đặc điểm dân cư – xã hội
– Dân cư:
+ Là vùng thưa dân nhất nước ta (81 người/km2 năm 2002)
+ Dân cư phân bố không đều: phân bố chủ yếu ở các đô thị, ven đường giao thông, với mật độ cao hơn (chủ yếu là người Kinh), khu vực thưa dân chủ yếu là nơi cư trú của các dân tộc ít người.
– Xã hội:
+ Đời sống dân cư còn nhiều khó khăn: tỉ lệ hộ nghèo còn cao (21,2% cả nước năm 1999).
+ Trình độ dân trí thấp.
=> Vấn đề đặt ra hiện nay là:
+ Nâng cao chất lượng cuộc sống định canh định cư, xoá nghèo, nâng cao mặt bằng dân trí.
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.
Giải bài tập SGK Địa 9 bài 28 trang 105
Câu 1
Trong xây dựng kinh tế – xã hội, Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì?
Lời giải:
– Thuận lợi:
– Vị trí địa lí giáp với vùng duyên hải nam trung bộ , đông nam bộ, lào, cam – pu – chia, thuận lợi giao lưu kinh tế, văn hóa với các vùng trong nước và các nước tiểu vùng Mê Công.
– Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
+ Đất: chủ yếu là đất badan rất thích hợp để phát triển cây công nghiệp, đặc biệt là cây cà phê.
+ Khí hậu: cận xích đạo lại có sự phân hóa theo độ cao. Vì thế ở Tây Nguyên có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) và cả các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè, ..) khá thuận lợi.
+ Rừng: diện tích và trữ lượng lớn nhất cả nước. Trong rừng còn nhiều thú quý, nhiều lâm sản đặc hữu.
+ Nguồn nước và tiềm năng thuỷ điện lớn , chiếm khoảng 21% trữ lượng thủy điện cả nước.
+ Khoảng sản có bô xít với trữ lượng hành tỉ tấn.
+ Tài nguyên du lịch sinh thái rất phong phú do khí hậu cao nguyên mát mẽ, phong cảnh đẹp (nổi tiếng nhất là Đà Lạt).
– Điều kiện dân cư, xã hội
+ Là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người (Xê – đăng, Ba – na, Gia – rai, Ê – đê, Cơ – ho, Mạ, Mơ – nông…) với truyền thống văn hóa độc đáo.
+ Có các di sản về văn hóa, lễ hội độc đáo, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.
– Khó khăn:
+ Mùa khô kéo dài, dẫn tới nguy cơ hạn hán và thiếu nước nghiêm trọng.
+ Việc chặt phá rừng để làm nương rẫy và trồng cà phê, nạ săn bắt bừa bãi động vật hoang dã đã ảnh hưởng xấu đến môi trường và đời sống dân cư.
+ Vùng thưa dân nhất nước ta, phân bố không đều, rất thiếu lao động.
+ Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.
Câu 2
Hãy nêu đặc điểm phân bố dân cư của Tây Nguyên?
Gợi ý đáp án
Đặc điểm phân bố dân cư ở Tây Nguyên:
+ Tây Nguyên là vùng thưa dân nhất ở nước ta. Mật độ dân số năm 2006 là 89 người / km2 (của cả nước là 254 người / km2), nhưng phân bố rất chênh lệch trên lãnh thổ.
+ Các đô thị, ven các tuyến đường giao thông, các nông, lâm trường có mật độ dân số cao hơn các vùng còn lại (các vùng trồng cây công nghiệp ở Đăk Lăk, Lâm Đồng có mật độ dân số 101 – 200 người/km2). Còn nhiều vùng ở Kon Tum, Đăk Lăk, Đãk Nông có mật độ dân số dưới 50 người/km2.
+ Tỉ lệ dân thành thị của Tây Nguyên thấp hơn tỉ lệ dân thành thị của cả nước. Buôn Ma Thuột là đô thị đông dân nhất của vùng (trên 201 nghìn người), các đô thị còn lại: Kon Tum, Plây Ku, Đà Lạt, Bảo Lộc. Gia Nghĩa có số dân ít hơn (dưới 200 nghìn người).
Câu 3
Dựa vào bảng số liệu (trang 105).
Các tỉnh | Kon Tum | Gia Lai | Đắc Lắk | Lâm Đồng |
Độ che phủ rừng (%) | 64,0 | 49,2 | 50,2 | 63,5 |
Vẽ biểu đồ thanh ngang thể hiện độ che phủ rừng theo các tỉnh và nêu nhận xét.
Lời giải:
– Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ độ che phủ rừng của các tỉnh ở Tây Nguyên năm 2003 (Đon vị: %)
– Nhận xét: Các tỉnh ở Tây Nguyên có độ che phủ rừng lớn, nhất là Kon Tum 64,0%. Độ che phủ rừng thấp nhất là Gia Lai 49,2%