Địa lí 9 Bài 42: Địa lí tỉnh thành phố (Tiếp theo), Soạn Địa 9 Bài 42 giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về đặc điểm dân cư, lao động và tình hình kinh
Địa 9 Bài 42 giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về đặc điểm dân cư, lao động và tình hình kinh tế của địa phương. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Địa lí 9 trang 149.
Soạn Địa lí 9 Bài 42 giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức bài học hơn, tự tin giơ tay phát biểu xây dựng bài. Điều này vừa giúp các em hiểu bài hơn vừa tạo ra thiện cảm trong mắt của các thầy cô. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn tham khảo và tải tại đây.
Xem Tắt
Lý thuyết Địa lí 9 bài 42 trang 149
III. Dân cư và lao động
1. Gia tăng dân số của địa phương
– Số dân.
– Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số qua các năm.
– Gia tăng cơ giới.
– Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới biến động dân số.
– Tác động của gia tăng dân số tới đời sống và sản xuất.
2. Kết câu dân số địa phương
– Đặc điểm kết cấu dân số : kết cấu dân số theo giới tính, kết cấu dân số theo độ tuổi, kết cấu dân số theo lao động, kết cấu dân tộc.
– Ảnh hưởng của kết cấu dân số tới phát triển kinh tế – xã hội.
3. Phân bố dân cư
– Mật độ dân số
– Phân bố dân cư. Những biến động trong phân bố dân cư.
– Các loại hình cư trú chính.
4. Tình hình phát triển văn hoá, giáo dục, y tế
– Các loại hình văn hoá dân gian. Các hoạt động văn hoá truyền thống,…
– Tình hình phát triển giáo dục : số trường, lớp, học sinh,… qua các năm ; chất lượng giáo dục,..
– Tình hình phát triển y tế : số bệnh viện, bệnh xá, cán bộ y tế,… qua các năm ; hoạt động y tế của tỉnh (thành phố),…
IV. Kinh tế
1. Đặc điểm chung
– Tình hình phát triển kinh tế trong những năm gần đây, đặc biệt là trong thời kì Đổi mới. Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế. Thế mạnh kinh tế của tỉnh (thành phố).
– Nhận định chung về trình độ phát triển kinh tế của tỉnh (thành phố) so với cả nước.
Giải bài tập SGK Địa 9 bài 42 trang 149
Câu 1
Nhận xét về tình hình gia tăng dân số của tỉnh (thành phố). Gia tăng dân số có ảnh hưởng gì tới đời sống kinh tế – xã hội?
Gợi ý đáp án
Dàn bài gợi ý: Thành phố Hà Nội
* Gia tăng dân số Hà Nội:
– Số dân thành phố Hà Nội năm 2017 là 7.654,8 nghìn người. Trong đó, dân số thành thị là 3.764,1 nghìn người, chiếm 49,2% và tăng 1,7% so năm 2016; dân số nông thôn là 3.890,7 nghìn người, chiếm 50,8% và tăng 1,8%.
– Gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm, từ 2,1% (năm 2015)xuống 1,9% (năm 2017).
– Mật độ dân số trung bình là 2.279 người/km2. Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu tại 12 quận nội thành, trong đó cao nhất là quận Đống Đa 42.171 người/km2, thấp nhất là quận Long Biên 4.840 người/km2).
* Ảnh hưởng của gia tăng dân số ở Hà Nội:
– Tích cực:
+ Đem lại nguồn lao động dồi dào cho phát triển các ngành kinh tế.
+ Lao động nhập cư có trình độ cao, năng động (chủ yếu là sinh viên, cử nhân, kĩ sư…)
+ Thị trường tiêu thụ lớn.
– Tích cực:
+ Gây sức ép lên các vấn đề nhà ở, việc làm, giáo dục…
+ Ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên.
+ Tệ nạn xã hội, tai nạn và ùn tắc giao thông…
Câu 2
Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế của tỉnh (thành phố). Qua biểu đồ, nêu nhận xét khái quát về đặc điểm kinh tế của tỉnh (thành phố).
Gợi ý đáp án
Biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế của Hà Nội năm 2017
Nhận xét:
– Trong cơ cấu kinh tế của Hà Nội:
+ Chiếm tỉ trọng cao nhất là ngành dịch vụ (60,67%).
+ Tiếp đến là công nghiệp –xây dựng (41,1%).
+ Ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng thấp nhất.
⟹ Cơ cấu kinh tế trên phản ánh trình độ phát triển kinh tế khá cao của Hà Nội hiện nay, thể hiện vai trò của một TTKT lớn thứ 2 cả nước (sau TP.Hồ Chí Minh), là đầu tàu kinh tế của khu vực phía Bắc.