Xem Tắt
- 1 Hãy chứng minh rằng thế mạnh về thủy điện của Tây Nguyên đang được phát huy và điều này sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng.
- 1.1 Tại sao trong khai thác tài nguyên rừng ở Tây Nguyên, cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ vốn rừng?
- 1.2 Hãy trình bày các điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội đối với sự phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên. Nêu các khu vực chuyên canh cà phê và các biện pháp để có thể phát triển ổn định cây cà phê ở vùng này.
- 1.3 Điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội có thuận lợi và khó khăn gì đối với việc phát triển kinh tế ở Tây Nguyên?
- 1.4 Đọc bản đồ Hành chính Việt Nam và bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, hãy phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của Tây Nguyên
- 1.5 Lý thuyết vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên Địa lí 12
- 1.6 Bài tập 2: a) Phân tích xu hướng biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm trong khoảng thời gian từ 1975 đến 2005
- 1.7 Hãy giải thích vì sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay.
- 1.8 So sánh và nhận xét mức thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các vùng qua các năm
- 2 Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, so sánh khai thác thế mạnh thủy điện giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.
- 3 Tác động của thủy điện tới môi trường ở Tây Nguyên hiện nay
- 3.0.1 MTTQ tỉnh Lâm Đồng đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hiệu quả hoạt động
- 3.0.2 Chủ tịch Ủy ban MTTQ thành phố Hải Phòng trao thiếp mừng thọ của Chủ tịch nước cho công dân 100 tuổi
- 3.0.3 Vui nhà mới, thêm động lực thoát nghèo
- 3.0.4 MTTQ tỉnh Lâm Đồng đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hiệu quả hoạt động
- 3.0.5 Chủ tịch Ủy ban MTTQ thành phố Hải Phòng trao thiếp mừng thọ của Chủ tịch nước cho công dân 100 tuổi
- 3.0.6 Vui nhà mới, thêm động lực thoát nghèo
- 3.0.7 Mặt trận các cấp thành phố Cần Thơ: Nhiều hoạt động chăm lo Tết cho nhân dân
- 3.1 Video liên quan
Hãy chứng minh rằng thế mạnh về thủy điện của Tây Nguyên đang được phát huy và điều này sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng.
Đề bài
Hãy chứng minh rằng thế mạnh về thủy điện của Tây Nguyên đang được phát huy và điều này sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng?
Phương pháp giải – Xem chi tiết
Phân tích.
Lời giải chi tiết
a) Thế mạnh về thủy điện của Tây Nguyên đang được phát huy:
– Tài nguyên nước của các hệ thống sông Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai… đang được sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn.
– Trước đây đã xây dựng các nhà máy thủy điện Đa Nhim trên sông Đa Nhim (thượng nguồn sông Đồng Nai), Đrây H linh trên sông Xrê Pôk.
– Từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX trở lại đây, hàng loạt công trình thủy điện lớn đã và đang được xây dựng:
+ Trên hệ thống sông Xê Xan: thủy điện Yaly (720MW), Xê Xan 3, Xê Xan 3A, Xê Xan 4 (ở hạ lưu của thủy điện Yaly) và Plây Krông (ở thượng lưu của Yaly) nâng tổng công suất trên sông Xê Xan lên 1500 MW.
+ Trên hệ thống sông Xrê Pôk: thủy điện Buôn Kuôp (280MW), Buôn Tua Srah (85MW), Xrê Pôk 3 (137MW), Xrê Pôk 4 (33MW), Đức Xuyên (58MW), Đrây H’ling (28MW).
+ Trên hệ thống sông Đồng Nai: thủy điện Đại Ninh (300MW), Đồng Nai 3 (180MW), Đồng Nai 4 (340MVV) đang được xây dựng.
b) Ý nghĩa của việc xây dựng các công trình thủy điện ở Tây Nguyên:
– Các ngành công nghiệp của vùng sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển (trên cơ sở nguồn điện rẻ, dồi dào), trong đó có việc khai thác và chế biến bột nhôm từ nguồn bôxit rất lớn của Tây Nguyên.
– Cung cấp nguồn điện vô cùng quan trọng cho đời sống xã hội của vùng đồng bào dân tộc miền núi, nâng cao chất lượng đời sống nơi đây.
– Đem lại nguồn nước tưới quan trọng trong mùa khô và có thể khai thác cho mục đích du lịch, nuôi trồng thủy sản.
Loigiaihay.com
-
Tại sao trong khai thác tài nguyên rừng ở Tây Nguyên, cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ vốn rừng?
Giải bài tập Bài 3 trang 173 SGK Địa lí 12
-
Hãy trình bày các điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội đối với sự phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên. Nêu các khu vực chuyên canh cà phê và các biện pháp để có thể phát triển ổn định cây cà phê ở vùng này.
Giải bài tập Bài 2 trang 173 SGK Địa lí 12
-
Điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội có thuận lợi và khó khăn gì đối với việc phát triển kinh tế ở Tây Nguyên?
Giải bài tập Bài 1 trang 173 SGK Địa lí 12
-
Đọc bản đồ Hành chính Việt Nam và bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, hãy phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của Tây Nguyên
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 167 SGK Địa lí 12
-
Lý thuyết vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên Địa lí 12
Lý thuyết vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên Địa lí 12 ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu.
-
Bài tập 2: a) Phân tích xu hướng biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm trong khoảng thời gian từ 1975 đến 2005
Giải bài tập Bài 2 trang 98 SGK Địa lí 12
-
Hãy giải thích vì sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay.
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 122 SGK Địa lí 12
-
So sánh và nhận xét mức thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các vùng qua các năm
Giải bài tập Bài 2 trang 80 SGK Địa lí 12
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, so sánh khai thác thế mạnh thủy điện giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.
Xem lời giải
Tác động của thủy điện tới môi trường ở Tây Nguyên hiện nay
Thứ tư, 07/03/2018 22:01
0 Bình luận
Được điện thì mất rừng và mất nhiều hơn thế. Lụt lội, lũ quét, sạt lở từ sông đến biển, môi trường sống bị thay đổi, ô nhiễm… là những hậu quả tiếp theo và lâu dài. Nghiêm trọng nữa là mất rừng, hàng triệu đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, dọc Trường Sơn sẽ khốn khó bội phần. Đây là một trong những hệ quả của hiện tượng “sốt thủy điện”; đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở Tây Nguyên.
MTTQ tỉnh Lâm Đồng đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hiệu quả hoạt động
Chủ tịch Ủy ban MTTQ thành phố Hải Phòng trao thiếp mừng thọ của Chủ tịch nước cho công dân 100 tuổi
Vui nhà mới, thêm động lực thoát nghèo
Ảnh minh họa. Ảnh: laodong.vn
Khu vực Tây Nguyên là đầu nguồn của hầu hết các sông chảy ra Biển Đông thuộc ven biển miền Trung và Đông Nam Bộ (Việt Nam) và hai tỉnh Rotanak Kiri và Mondul Kiri (Cam-pu-chia). Tây Nguyên có nguồn tài nguyên nước dồi dào, phong phú với 4 hệ thống sông chính: Sê San, Srêpốk, sông Ba và sông Đồng Nai. Cùng với điều kiện địa hình, địa chất thuận lợi, các dòng sông trên đều có tiềm năng khá lớn về phát triển thủy điện. Chính vì thế, hiện nay, Tây Nguyên đã trở thành hiện tượng “sốt thủy điện”. Số lượng thủy điện vừa và nhỏ ở Tây Nguyên theo quyết định số 1864/QĐ-BCT về việc phê duyệt quy hoạch các dự án nhà máy thủy điện vừa và nhỏ khu vực miền Trung và miền Nam vào hệ thống điện quốc gia giai đoạn 2009 – 2010 có xét đến năm 2015, tất cả 4 lưu vực sông thuộc 5 tỉnh Tây Nguyên có 212 dự án, rà soát mới nhất của Bộ Công thương là 294 công trình.
Không thể phủ nhận các dự án thủy điện Tây Nguyên thời gian qua đã đem lại điện năng cho vùng và cho quốc gia, góp phần điều tiết nguồn nước giữa mùa lũ và mùa cạn, hạn chế lũ lụt, phục vụ thủy lợi cho vùng dự án và vùng hạ lưu, phát triển kết cấu hạ tầng (điện, đường, trường, trạm, giải quyết công ăn việc làm, chuyển giao dịch vụ và kỹ thuật sản xuất mới, thúc đẩy giao lưu và hội nhập kinh tế – xã hội cho người dân ở vùng sâu, vùng xa,..). Ngoài ra còn góp phần phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa như: cải thiện môi trường và tạo việc làm cho hàng nghìn lao động là đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương ở những vùng sâu, vùng xa. Phát triển thủy điện cũng góp phần tăng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp do có sự điều tiết nước từ nơi khác đến.
Tuy nhiên, việc ồ ạt phát triển thủy điện trên các sông lớn của Tây Nguyên đã và đang gây ra nhiều hệ lụy lớn đến môi trường và hệ sinh thái tự nhiên. Nguồn nước ở Tây Nguyên đang ngày càng giảm sút nghiêm trọng, các con sông lớn đang bị tận diệt sức sống, diện tích rừng mất không có khả năng phục hồi, đa dạng sinh học bị suy giảm… gây biến đổi khí hậu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sống của người dân Tây Nguyên và cả nước. Biểu hiện cụ thể tác động của thủy điện tới môi trường ở Tây Nguyên hiện nay:
Một là, tác động của thủy điện tới mất rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh ở Tây Nguyên.
Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường. Thời gian gần đây, Tây Nguyên đã được phê duyệt rất nhiều dự án thủy điện và các dự án thủy điện này đang chiếm rất nhiều diện tích rừng Tây Nguyên, chủ yếu là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ và rừng nguyên sinh. Nhà máy thủy điện Dak Ru có công suất chỉ 7,5MW với ba tổ máy do Công ty TNHH N&S làm chủ đầu tư, được khởi công tháng 6-2006 và tháng 4-2008 chính thức đi vào hoạt động. Để xây dựng nhà máy này, tổng nguồn vốn đầu tư trên 250 tỷ đồng. Điều đáng quan tâm là một nhà máy nhỏ như thế nhưng Công ty N&S đã phải phá hàng trăm hecta rừng dọc suối Dak Ru, đào xới, làm đảo lộn cảnh quan cả một vùng rừng núi thâm u để xây dựng đập ngăn hồ chứa và hệ thống kênh dẫn dòng dài hơn 5km.
Theo đánh giá của các nhà khoa học, một hồ thủy điện cỡ 10MW chạy vào khoảng 60% công suất trong các tháng mùa khô có thể xóa sổ hàng trăm hecta rừng. Tính trung bình 1MW thủy điện đã chiếm tới 14,5 ha đất các loại, làm ảnh hưởng 5,5 hộ dân, trong đó 1,5 hộ phải di dời. Chỉ với 25 công trình thủy điện lớn tại Tây Nguyên đã và đang xây dựng đã chiếm dụng hơn 68.000 ha đất, làm ảnh hưởng đến gần 26.000 hộ dân. Các tỉnh đã phải chuyển đổi 80.000 ha đất các loại cho các dự án thủy điện. Trong khi đó, việc trồng rừng thay thế chưa đủ so với diện tích rừng phục vụ thủy điện. Theo thống kê chưa đầy đủ, toàn Tây Nguyên hiện tại mới chỉ trồng lại được khoảng 3,3% diện tích rừng phải chuyển đổi. Chỉ tính riêng tỉnh Đắk Lắk, các dự án thủy điện phải trồng mới hơn 845 ha, nhưng hiện chỉ trồng được 63 ha. Tại tỉnh Lâm Đồng, hầu hết các thủy điện chưa được bố trí đất để trồng rừng thay thế.
Rừng bị lấy đi quá nhiều là nguyên nhân làm cho lũ lụt ngày càng gia tăng. Thủy điện có thể không làm tăng lũ, nhưng thủy điện đã làm rừng bị mất đi, khiến lũ dữ hơn và tàn phá nặng nề hơn. Lũ lụt xảy ra thường xuyên và tàn khốc hơn còn do các nhà máy thủy điện xả lũ vì nguy cơ vỡ đập trong mùa mưa bão. Các trận lũ từ năm 2009 trở lại đây đã chứng minh điều này. Chẳng hạn, tại Quảng Nam, trong cơn bão lũ tháng 11-2013, huyện Đại Lộc đã phải hứng chịu đồng loạt cả 4 thủy điện đầu nguồn sông Vu Gia – Thu Bồn là A Vương, Đăk Mi 4, Sông Bung 4, Sông Bung 5 xả lũ, khiến cả huyện ngập sâu trong nước.
Hai là, ảnh hưởng của đập thủy điện làm suy giảm đa dạng sinh học.
Sản xuất thủy điện có thể làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái của sông. Thứ nhất, các điều kiện sinh cảnh ở hạ du có thể bị suy giảm do lượng phù sa không còn đủ để cung cấp các chất dinh dưỡng hữu cơ và vô cơ quan trọng cho các loài sinh vật. Thêm vào đó, do một lượng lớn phù sa trong nước bị giữ lại khi chảy qua tua-bin, dẫn đến làm giảm lượng bồi lắng ở lòng sông và gây xói lở bờ sông. Vì các tua-bin không được mở thường xuyên, nên có thể thấy được sự dao động của dòng chảy là nhanh hoặc đều đặn ngày cũng như đêm. Thứ hai, khi phù sa lắng đọng ở đằng sau con đập, xảy ra một hiệu ứng gọi là “thừa mứa dinh dưỡng” có thể làm cho lượng ôxy cung cấp bị suy giảm. Đó là do lúc này, lượng dinh dưỡng trở nên nhiều hơn và nhiều sinh vật tập trung ở đó hơn để tiêu thụ nguồn dinh dưỡng dồi dào này, cũng có nghĩa là tiêu thụ nhiều ôxy hơn, gây ra hiện tượng suy giảm ôxy trong hồ chứa. Tương tự, cát sỏi cũng bị giữ lại giống như phù sa, nên trong trường hợp sự chuyển dịch của sỏi cuội về hạ du là một yếu tố tạo nên các bãi đẻ trứng cho cá thì có nghĩa là các điều kiện sinh cảnh quan trọng có thể bị tác động. Tác động của các hồ chứa còn làm giảm độ phì nhiêu của vùng đồng bằng do lượng phù sa bị giữ lại trong lòng hồ; ước tính hằng năm hồ chứa ở Việt Nam giữ lại trong lòng hồ khoảng 60 – 70 triệu m3 phù sa, trong đó có 1.610 tấn mùn, 1.260 tấn sun phát đạm, 292 tấn lân, 780 tấn kali.
Theo đánh giá của các chuyên gia, sự thay đổi chế độ dòng chảy trên sông có thể tạo ra một hình thái xói lở và bồi lấp mới ở hạ lưu. Sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng một phần vào sự ổn định bờ sông và hệ sinh thái hai bên bờ sông. Khi dòng chảy tự nhiên của một con sông thay đổi thì hệ sinh thái trong lưu vực con sông đó cũng bị ảnh hưởng theo. Nhiều công trình thủy điện, để tạo đầu nước lớn, nâng cao hiệu quả phát điện đã dùng kênh dẫn hay đường ống áp lực dẫn nước từ hồ chứa đến nhà máy thủy điện, nên đoạn sông từ đập đến nhà máy không có nước trở thành một đoạn sông chết có chiều dài từ vài km đến hàng chục km ngay sau tuyến đập chính. Một số hồ thủy điện đã làm suy giảm, cạn kiệt dòng chảy ở lưu vực sông bị chuyển nước sang lưu vực khác như: hồ thủy điện An Khê – Kanak chuyển nước sông Ba sang sông Kone, thủy điện thượng Kon Tum chuyển nước từ nhánh sông Dak Bla thuộc lưu vực sông Sêsan sang lưu vực sông Trà Khúc. Một số công trình thủy điện khác như: Dak Mi 4, Phước Hoà, Nậm Chiến… đều chuyển gần như toàn bộ lượng nước sau khi phát điện sang lưu vực khác. Việc xây dựng các hồ trữ làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên. Bên cạnh đó, nhiều công trình thủy điện điều tiết ngày đêm tạo ra một số giờ tích, một số giờ xả nước gây nên những thời đoạn sông khô nước trong ngày, dòng chảy không lưu thông ảnh hưởng đến hệ sinh thái thủy sinh, cuộc sống những người sinh kế trên sông khó khăn.
Việc thay đổi dòng chảy của sông dẫn tới sự thay đổi môi trường sống của cá. Theo chương trình Bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước, số lượng loài cá tra dầu và cá heo Irrawaddy quý hiếm đã giảm đáng kể do việc xây dựng các đập thủy điện ở Tây Nguyên làm thay đổi dòng chảy dẫn đến thay đổi môi trường sống của cá. Các nhà môi trường, đã nhấn mạnh về các mối lo ngại của họ về việc các đập thủy điện cỡ lớn có thể gây phân đoạn hệ thống sinh thái của môi trường xung quanh.
Ba là, tác động của đập thủy điện đến suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu.
Thủy điện từng được cho là nguồn năng lượng sạch, nhưng quan niệm này là sai lầm, chúng góp phần làm tăng phát thải khí nhà kính – khí mêtan (CH2), một loại khí nhà kính rất mạnh. Đã có những công trình nghiên cứu cho thấy, nếu xét ở khía cạnh phát thải khí mêtan, đôi khi thủy điện lại ô nhiễm hơn là nhiệt điện. Hồ chứa đập thủy điện có thể sản sinh ra một lượng đáng kể khí mêtan và đi-ô-xit các-bon (CO2). Khí mêtan được sinh ra chủ yếu do vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện ít hoặc không có ôxy. Xác động, thực vật bị ngập chìm dưới lòng hồ, phân hủy trong môi trường yếm khí hình thành nên mêtan. Do hệ thống ống dẫn nước cho các tua-bin thủy điện thường được đặt sâu dưới đáy hồ, dưới điều kiện áp suất cao, khí mêtan trong nước dễ dàng thoát ra ngoài. Ngoài ra, các hồ thủy điện hình thành trên các con đập làm ngập chìm các khu rừng nhiệt đới cũng đồng nghĩa với việc làm mất đi những bể chứa CO2 hữu hiệu. Hay làm tăng phát thải CO2 vào khí quyển.
Như đã đề cập ở trên, xây dựng đập trên dòng chính sông sẽ dẫn tới việc lắng đọng phần lớn phù sa trong lòng hồ mới hình thành, dẫn đến giảm lượng chất dinh dưỡng bổ sung cho đồng bằng châu thổ và lượng trầm tích ven biển. Hậu quả là độ phì của đất ngập nước bị suy giảm. Một số vùng ven biển như rừng ngập mặn thiếu trầm tích bổ sung có thể bị xói lở và tiếp tục bị thu hẹp diện tích. Trong khi đó, rừng ngập mặn có nhiều tác dụng trong bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, vì chúng có thể hạn chế mực nước biển dâng bằng việc tích tụ trầm tích và có thể ngăn xói lở bờ biển, đồng thời còn là những bể chứa CO2 quan trọng. Nhờ những đặc trưng riêng như tầng tán dày, hệ thống rễ chằng chịt, rừng ngập mặn được đánh giá là một bức tường xanh vững chắc chống gió bão, sóng thần, xói lở, làm sạch môi trường ven biển, hạn chế xâm nhập mặn, bảo vệ nước ngầm, tích lũy cácbon, giảm khí CO2.
Chức năng sinh thái quan trọng nhất của rừng là điều hòa khí hậu, giữ và điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất. Rừng được xem là nhân tố tự nhiên quan trọng, góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường sống của cả hành tinh. Việc phá rừng để làm thủy điện ở Tây Nguyên trong những năm gần đây đã gây ra những hậu quả sinh thái nghiêm trọng cho khu vực này. Biểu hiện rõ rệt nhất là sự gia tăng nhiệt độ vùng Tây Nguyên, hạn hán xảy ra thường xuyên (năm 2016, Tây Nguyên được ví là chảo lửa của miền Trung và nóng nhất trong 30 năm trở lại đây), lũ lụt bất thường ngày càng nhiều, hệ lụy kéo theo là dịch bệnh, đói nghèo, mất ổn định kinh tế – xã hội… Bên cạnh đó, diện tích rừng ngày càng thu hẹp, dẫn đến đa dạng sinh học rừng ngày càng bị suy giảm, các giống loài động, thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng đã và đang là nguyên nhân chính dẫn đến sự tàn phá của biến đổi khí hậu, sự cố môi trường ngày càng khốc liệt.
Bốn là, ảnh hưởng của các công trình thủy điện tới môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân di cư, nhường đất để làm các lòng hồ.
Đa số các dự án thủy điện Tây Nguyên được xây dựng ở những nơi địa hình dốc, hiểm trở, nằm ở vùng sâu, vùng xa, là nơi địa bàn dân tộc thiểu số sinh sống. Hệ thống nhà máy thủy điện đã tác động mạnh mẽ đến sinh kế và văn hóa của người dân tái định cư. Tổng diện tích đất canh tác của mỗi hộ gia đình trước tái định cư khoảng 2 – 4 ha, nhiều thì hàng chục ha. Toàn bộ đất canh tác của họ gồm đất rẫy, đất cày công nghiệp và đất ruộng nước nằm dưới thấp, ven sông suối, có độ ẩm, màu mỡ cao và ổn định. Nhưng đất canh tác sau khi tái định cư có nhiều bất cập. Cụ thể: đất sản xuất chậm được đền bù so với cam kết; Diện tích đất được đền bù ít hơn so với diện tích đất của hộ gia đình trước khi tái định cư. Chẳng hạn, thủy điện Plei Krong tiến hành ngăn dòng để tích nước lòng hồ, di rời 748 hộ dân đến tái định cư ở xó Hơ Moong bên bờ Tây sông Pô Kô, đến khu tái định cư chỉ được cấp 400m2 đất, trong đó ngôi nhà đã chiếm 70m2; đất điền bù không đúng chủng loại. Chẳng hạn đất ruộng nước được đền bù bằng đất khô như thủy điện Plei Krong; đất đền bù xấu hơn đất bị mất, do đó, người dân không tiến hành sản xuất được. Phương thức đền bù cũng chưa thỏa đáng, sau đền bù người dân sử dụng tiền không đúng mục đích là dùng để sản xuất mà mua sắm vật dụng trong nhà. Nên sau đó họ rơi vào thất nghiệp, đói nghèo, họ phải tìm cách tiến sâu vào rừng, chặt phá rừng làm nương rẫy gây mất rừng tiếp. Nếu không có giải quyết hữu hiệu ngăn chặn tình trạng này, rất dễ tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định xã hội.
Hàng trăm công trình thủy điện lớn nhỏ đã được xây dựng ở miền Trung – Tây Nguyên không chỉ tàn phá rừng núi, xâm hại môi sinh mà còn góp phần phai nhạt bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số. Mất văn hóa cũng đồng nghĩa với việc mất đi một phần sức bền xã hội, làm giảm sức bền của cộng đồng trong việc ứng phó với những biến cố bất thường, trong đó phải kể đến những tác động ngày càng gia tăng của biến đổi khí hậu. Tái định cư cho miền núi chính là điều kiện tốt nhất cải thiện đời sống kinh tế, đồng thời góp sức làm nhiệm vụ trên. Thế nhưng, sự thiếu ý thức của chủ đầu tư ngành điện, kết hợp với ý muốn “tiến cho kịp miền xuôi” theo nghĩa đơn giản của chính quyền các địa phương miền núi đã làm biến dạng cấu trúc của nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số. Đối với sự thiệt hại về kinh tế có thể làm lại được, nhưng sự mất mát các giá trị văn hóa thì vô phương khôi phục, hoặc có cố làm lại thì cũng chỉ là thứ văn hóa giả. Với 10 dự án nghiên cứu, kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các khu tái định canh và định cư này đều tồn tại nhiều vấn đề như kéo dài thời gian đền bù di dân, khu tái định canh và định cư được xây dựng nhưng chất lượng không bảo đảm, không phù hợp với phong tục tập quán và đồng bộ về cơ sở hạ tầng nên người dân không ổn định được đời sống. Hầu hết đất tái định canh chất lượng không bảo đảm và vấn đề đền bù giải quyết không thỏa đáng nên hầu hết người dân các khu tái định cư đang có xu hướng “tái nghèo”, ngoại trừ dự án Sêrêpôk.
Được điện thì mất rừng và mất nhiều hơn thế. Lụt lội, lũ quét, sạt lở từ sông đến biển, môi trường sống bị thay đổi, ô nhiễm… là những hậu quả tiếp theo và lâu dài. Nghiêm trọng nữa là mất rừng, hàng triệu đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, dọc Trường Sơn sẽ khốn khó bội phần. Người Cơtu, Êđê, Bana… từ xưa đã có một triết lý sống rất nhân văn: Hễ trước khi đốn hạ một cây rừng để làm nhà, họ phải trồng một cây khác để thay thế. Họ trả lại rừng những gì mà họ lấy đi, như một lẽ công bằng. Nhưng các dự án thủy điện hiện nay, diện tích trồng rừng sau khi làm thủy điện hiện nay rất hạn chế.
Việc lấy nước bất hợp lý, không tuân thủ chế độ xả tối thiểu và không xem xét tính toán đến dòng chảy môi trường về hạ du của các nhà máy thủy điện trên các hệ thống sông đã gây ra những tác động: (1) Thiếu nước sản xuất nông nghiệp ở hạ du do không đủ nước cho các công trình thủy lợi, đặc biệt là các trạm bơm làm cho đất bị bạc màu, giảm năng suất cây trồng; (2) Nguy cơ sa mạc hóa hạ lưu, do việc tích nước của các hồ chứa đã dẫn đến hình thành các đoạn sông chết sau đập, nhiều diện tích đất nông nghiệp không đủ nước tưới gây khô hạn và sa mạc hóa; (3) Xói mòn và sạt lở bờ sông; (4) Vấn đề nhiễm mặn. Những tác động trên đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở Tây Nguyên.
Nguyên nhân của tình trạng phát triển thủy điện không bền vững ở Tây Nguyên có nhiều, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do cách quản lý của con người. Cụ thể:
Một là, tính thực thi thấp do các thủy điện ở Tây Nguyên không thực hiện đúng Điều 5 mục 1 (Luật Tài Nguyên nước).
– Quy hoạch các nhà máy thủy điện ở Tây Nguyên thời gian qua không có sự lồng ghép giữa quy hoạch thủy lợi và quy hoạch thủy điện (hiện nay, thực tế chưa có quy hoạch lưu vực sông đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt – là một khó khăn cho quy hoạch thủy điện).
– Không chia cắt theo địa giới hành chính: QĐ số 0643/QĐ-BCT và Quyết định số 1864 (QĐ-BCT), ngày 09-02-2009 và ngày 14-4-2009 của Bộ Công Thương phê duyệt đều quy hoạch theo địa phương từng tỉnh, không có sự liên hệ trên từng lưu vực sông.
Hai là, tính thực thi thấp do thực hiện chưa đầy đủ Điều 5 mục 2, 3 (Luật Tài nguyên nước).
– Quy hoạch phải gắn với việc bảo vệ và phát triển rừng và khả năng tái tạo nguồn nước. Thực tế hầu hết các hồ thủy điện đều có xâm phạm đất rừng (ngoài diện tích cho phép còn gián tiếp tạo điều kiện cho bọn lâm tặc phá rừng), đặc biệt là rừng phòng hộ và rừng nguyên sinh. Thậm chí có vi phạm vùng đệm hay lõi của các vườn Quốc gia hay khu Bảo tồn thiên nhiên.
– Quy hoạch phải thực hiện khai thác, sử dụng tổng hợp an toàn và có hiệu quả nguồn nước. Hầu hết các hồ thủy điện ở Tây Nguyên thường không có nhiệm vụ phòng chống lũ hạ du (thể hiện không có dung tích phòng lũ). Do quy hoạch thủy điện trên cùng một nhánh sông có tới 10 nhà máy thủy điện. Điều này gây ra xác suất vỡ đập dây chuyền lớn (không bảo đảm an toàn). Đặc biệt gây ra mâu thuẫn không đáng có giữa các tỉnh. Ví dụ Quyết định vừa phê duyệt cho Tỉnh Gia Lai xây dựng 2 nhà máy thủy điện Sơn Lang 1 và Sơn Lang 2, trong khi đó cũng phê duyệt Vĩnh Son 2 và Vĩnh Sơn 3. Cả 4 nhà máy đều dành quyền lấy nước của nguồn sông Say (nhánh cấp I của sông Kone thuộc địa phận xã Sơn Lang huyện K’Bang – Gia Lai). Từ năm 2010 đến năm 2015 xây dựng thêm 47 đập thủy điện vừa và nhỏ (chỉ tính trên dòng sông Đồng Nai thuộc Tây Nguyên đến vườn Quốc Gia Cát Tiên). Trong đó không có hồ thủy điện nào có dung tích phòng lũ mà phát điện là chính.
Ba là, không bảo đảm yêu cầu “dòng chảy tối thiểu”, trong 212 dự án thủy điện vừa và nhỏ được Bộ Công Thương quy hoạch đã và đang xây dựng, hầu hết là đập dâng không có nhiệm vụ điều tiết cho khúc sông khô, dòng chảy tối thiểu không bảo đảm đầy đủ theo yêu cầu Điều 3 mục 5 Nghị định số 112/2008/NĐ-CP “dòng chảy môi trường nền” là dòng chảy tháng nhỏ nhất ứng với p=90% bé hơn nhiều so với “dòng chảy tối thiểu” theo quy định. Thực tế nhiều nhà máy thủy điện không bảo đảm cấp đủ “dòng chảy môi trường nền”.
Bốn là, hầu hết các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ là do các công ty tư nhân bỏ vốn ra xây dựng và hưởng lợi trong quá trình khai thác. Trong thực tế thường không đáp ứng Điều 29 và Điều 39 của Luật Tài nguyên nước và Điều 40, Điều 63, Điều 64 của Luật bảo vệ môi trường (2005).
Việc phân tích các tác động tiêu cực của đập thủy điện ở Tây Nguyên trên đây không có nghĩa là phản đối việc phát triển nguồn năng lượng thủy điện của Việt Nam khi mà trong giai đoạn hiện nay nhu cầu điện sinh hoạt và sản xuất ở nước ta còn chưa được đáp ứng đủ, mà nguồn năng lượng sạch thay thế còn chưa sẵn sàng. Tuy nhiên, vấn đề phát triển thủy điện như thế nào để có thể bảo đảm được rằng những tiêu cực do đập thủy điện gây ra không vượt quá mức độ mà trong chiến lược về thủy điện của quốc gia quy định cũng đáng để các nhà quy hoạch và quản lý quan tâm và cân nhắc kỹ lưỡng.
– Để phát triển thủy điện vừa cung cấp điện năng cho phát triển kinh tế, vừa đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững thì cần phải tiếp tục rà soát quy hoạch, rà soát các công trình đang triển khai xây dựng để bảo đảm chất lượng, an toàn và đáp ứng yêu cầu về môi trường.
– Đối với các chủ đầu tư thực hiện không nghiêm túc các yêu cầu bảo đảm chất lượng, an toàn công trình và đáp ứng yêu cầu về môi trường… cần kiên quyết yêu cầu dừng thi công để khắc phục. Đồng thời, rà soát các dự án đã được cấp phép nhưng chưa triển khai, nếu năng lực của các chủ đầu tư không bảo đảm theo quy định cần thu hồi dự án.
– Với các dự án đã hoàn thành nhưng chưa thực hiện đủ các yêu cầu của pháp luật quy định sẽ không cấp phép hoạt động điện lực. Tiếp tục rà soát quy trình vận hành hồ chứa, đề xuất điều chỉnh bổ sung nếu còn những nội dung không hợp lý. Kiên quyết xử lý những nhà máy thủy điện không thực hiện đúng quy trình vận hành đã được phê duyệt. Trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng sẽ đề nghị chuyển sang cơ quan chức năng để xử lý.
– Gấp rút xây dựng và triển khai các dự án phát điện năng lượng Mặt Trời và gió. Việt Nam là một nước nhiệt đới, có bờ biển dài 2.400 km, tài nguyên nắng và gió rất dồi dào, sự chậm trễ trong việc triển khai lĩnh vực này có thể xem là lỗi về chủ trương.
Tags
Tây Nguyên
môi trường
ảnh hưởng
xã hội
MTTQ tỉnh Lâm Đồng đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hiệu quả hoạt động
09/02/2022
Chủ tịch Ủy ban MTTQ thành phố Hải Phòng trao thiếp mừng thọ của Chủ tịch nước cho công dân 100 tuổi
08/02/2022
Vui nhà mới, thêm động lực thoát nghèo
08/02/2022
Mặt trận các cấp thành phố Cần Thơ: Nhiều hoạt động chăm lo Tết cho nhân dân
08/02/2022