Soạn bài Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự, Tài Liệu Học Thi sẽ cung cấp cho bạn đọc tài liệu Soạn văn 9: Đối thoại, độc thoại và độc thoại
Tài Liệu Học Thi sẽ cung cấp bài Soạn văn 9: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
Tài liệu này dành cho học sinh lớp 9, khi muốn chuẩn bị bài cho môn Ngữ Văn, mời quý bạn đọc tham khảo.
Xem Tắt
Soạn Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm – Mẫu 1
I. Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
1. Đọc đoạn trích trong SGK.
2. Trả lời câu hỏi
a.
– Trong ba câu đầu đoạn trích, đó là lời của những người tản cư nói với nhau.
– Tham gia vào câu chuyện có ít nhất hai người.
– Dấu hiệu cho thấy đây là cuộc trò chuyện trao đổi qua lại:
- Hình thức: Có hai lượt lời, mỗi lượt đều bắt đầu bằng dấu gạch đầu dòng.
- Nội dung: cùng một chủ đề về làng chợ Dầu.
b.
– Câu “- Hà, nắng gớm, về nào…” là ông Hai nói với chính mình.
– Đây không phải là một lời đối thoại.
– Trong đoạn trích còn có những câu tương tự như vậy:
“Ông lão nắm tay lại mà rít lên:
– Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!”.
c.
– Những câu như “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?…” là những câu hỏi của ông Hai.
– Những câu trên không có gạch đầu dòng như những câu đã nêu ở điểm (a) và (b) vì chúng chỉ là lời nói trong suy nghĩ của ông Hai thể hiện nỗi dằn vặt của ông, chứ không có đối tượng nghe – những câu văn độc thoại nội tâm.
d.
– Các hình thức đối thoại tạo cho câu chuyện có không khí như cuộc sống ngoài đời thật. Từ đó thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư đối với người dân chợ Dầu, tạo tình huống để có thể đi sâu vào nội tâm nhân vật.
– Những hình thức độc thoại và độc thoại nội tâm sau đó đã giúp nhà văn khắc họa được diễn biến tâm trạng dằn vặt, đau đớn khi nghe tin làng chợ Dầu đã theo giặc.
=> Tổng kết:
– Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự.
– Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Trong văn bản tự sự, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp (mỗi lượt lời là một lần gạch đầu dòng).
– Độc thoại là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng. Trong văn bản tự sự, khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng, còn khi không thành lời thì không có gạch đầu dòng. Trường hợp sau gọi là độc thoại nội tâm.
II. Luyện tập
Câu 1. Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích.
– Đây là cuộc đối thoại của vợ chồng ông Hai sau khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
– Cuộc đối thoại diễn ra với ba lượt lời của bà Hai, hai lượt lời của ông Hai.
– Lời thoại đầu của bà, ông Hai không đáp lại “nằm rũ ra trên giường không nói gì” câu hỏi thứ hai của bà Hai được ông đáp bằng một câu hỏi lại bà với một từ “Gì?”. Lần thứ ba, ông cũng chỉ đáp lại lời bà bằng một câu cụt ngủn, giọng gắt lên: “Biết rồi!”.
– Qua lời đối thoại này, nhà văn đã làm nổi bật tâm trạng chán nản, buồn bã và đau khổ của ông Hai. Đa số những lời đáp của ông Hai đều ngắn ngủn và cộc lộc.
Câu 2. Viết đoạn văn kể chuyện theo đề tài tự chọn trong đó có sử dụng cả hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm
Gợi ý:
1. Dàn ý
* Mở bài:
– Giới thiệu chung về người thân mà của em (đó là ai, tên và tuổi tác, nghề nghiệp).
* Thân bài:
– Tả đôi nét về ngoại hình.
– Sở thích của người thân.
– Kể một vài kỉ niệm của em với người thân.
* Kết bài:
– Tình cảm mà em dành cho người thân đó.
2. Viết văn
Trong gia đình, người tôi yêu thương và kính trọng nhất chính là ông nội. Ông năm nay đã bảy mươi tuổi. Tuy tuổi đã cao nhưng ông vẫn còn rất khỏe mạnh và minh mẫn lắm.
Ông nội sống cùng với gia đình tôi khi tôi còn nhỏ. Chính vì vậy, ông là người đã thay bố mẹ chăm sóc tôi những lúc cả hai phải đi làm. Đối với tôi, ông giống như một ông bụt vậy. Vì đã nghỉ hưu nên khi ở nhà rảnh rỗi, ông thường chăm sóc những cây cảnh trong vườn. Buổi chiều, mỗi khi đi học về tôi thấy ông cặm cụi trong vườn cắt tỉa từng chiếc lá, tưới nước cho từng chậu cây. Vì được ông chăm sóc cẩn thận nên chúng rất tươi tốt và thường xuyên ra hoa. Những lúc đó, tôi lại chạy đến giúp đỡ ông, hai ông cháu vừa làm vừa trò chuyện rất vui vẻ. Tôi còn nhớ, có một lần, cuối năm học lớp năm, ông đã nói với tôi:
– Nếu cuối học kì, cháu đạt được kết quả tôi, ông sẽ mua cho cháu một chiếc cặp sách mới.
– Thật ạ? Vậy cháu sẽ cố gắng học hành thật chăm chỉ ạ! – Tôi háo hức trả lời ông.
Cuối năm học, tôi tự nhủ: “Chắc chắn mình sẽ cố gắng để nhận được chiếc cặp sách từ ông”. Không phụ sự kỳ vọng, kết quả cuối năm các môn chính đều trên chín điểm. Tôi đã cảm thấy vô cùng phấn khích, mong nhanh chóng được về nhà khoe với ông. Tôi tin rằng ông sẽ cảm thấy tự hào về mình. Hôm sau, đúng như lời hứa, ông đã tặng cho tôi một chiếc cặp sách mới tinh.
Ông nội là một người sống rất tình cảm, rất quan tâm đến con cháu của mình. Ông thường kể cho tôi nghe những câu chuyện về cuộc sống của ông thời bao cấp với rất nhiều câu chuyện thú vị. Mỗi khi ông bị ốm, nhìn ông nằm trên giường bệnh với khuôn mặt mệt mỏi. Khi ấy, lòng tôi rất buồn và chỉ mong sao ông sớm khỏi bệnh để hai ông cháu lại cùng nhau chơi cờ, tưới cây.
Đối với tôi, ông không chỉ là ông nội mà còn giống như một người bạn. Tôi luôn luôn yêu ông nội của mình từ tận đáy lòng.
– Đối thoại: “- Nếu cuối học kì, cháu đạt được kết quả tôi, ông sẽ mua cho cháu một chiếc cặp sách mới.
– Thật ạ? Vậy cháu sẽ cố gắng học hành thật chăm chỉ ạ! – Tôi háo hức trả lời ông”
– Độc thoại: “Chắc chắn mình sẽ nhận được chiếc cặp sách từ ông”.
– Độc thoại nội tâm: Khi ấy, lòng tôi rất buồn và chỉ mong sao ông sớm khỏi bệnh để hai ông cháu lại cùng nhau chơi cờ, tưới cây.
Soạn Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm – Mẫu 2
I. Luyện tập
Câu 1. Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích.
- Cuộc đối thoại của vợ chồng ông Hai sau khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
- Cuộc đối thoại diễn ra với ba lượt lời của bà Hai, hai lượt lời của ông Hai.
- Lời thoại đầu của bà Hai, ông Hai không đáp lại “nằm rũ ra trên giường không nói gì” câu hỏi thứ hai của bà Hai được ông đáp bằng một câu hỏi lại bà với một từ “Gì?”. Lần thứ ba, ông cũng chỉ đáp lại lời bà bằng một câu cụt ngủn, giọng gắt lên: “Biết rồi!”.
- Qua lời đối thoại này, nhà văn đã làm nổi bật tâm trạng chán nản, buồn bã và đau khổ của ông Hai. Đa số những lời đáp của ông Hai đều ngắn ngủn và cộc lộc.
Câu 2. Viết đoạn văn kể chuyện theo đề tài tự chọn trong đó có sử dụng cả hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
Gợi ý:
- Xác định đề tài sẽ viết.
- Lập dàn ý, triển khai bài viết.
- Xây dựng các đoạn đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm phù hợp.
II. Bài tập ôn luyện
Kể chuyện theo đề tài tự chọn trong đó có sử dụng cả hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
Gợi ý:
Tôi là anh thanh niên sống và làm việc trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m. Đến năm nay, tôi tròn hai mươi bảy tuổi. Tôi làm công tác khí tượng thủy văn kiêm vật lý địa cầu.
Một mình sống trên đỉnh núi, nhưng tôi vẫn luôn giữ gìn nhà cửa của mình sạch sẽ gọn gàng. Ngoài công việc, thời gian rảnh rỗi, tôi thường đọc sách, trồng hoa và nuôi gà. Nhưng cũng có lúc tôi cảm thấy khá cô đơn, nên rất thèm được nói chuyện với con người. Chính vì vậy, tôi thường kiếm kế để những chiếc xe đi ngang qua đây dừng lại và có dịp trò chuyện với mọi người trên xe.
Một lần nọ, tôi được bác lái xe – người bạn đã khá quen thuộc, giới thiệu gặp gỡ với bác họa sĩ và cô kỹ sư. Tôi mời họ lên thăm quan nhà mình, rồi xin phép về nhà trước. Khi họ lên đến nơi, tôi chạy đến và trao bó hoa đã cắt cho cô kỹ sư. Tôi nói với cô:
– Tôi cắt thêm mấy cành nữa. Rồi cô muốn lấy bao nhiêu nữa, tùy ý. Cô cứ cắt một bó rõ to vào. Có thể cắt hết, nếu cô thích. Tôi không biết kỷ niệm thế nào cho thật long trọng ngày hôm nay. Bác và cô là đoàn khách thứ hai đến thăm nhà tôi từ tết. Và cô là cô gái thứ nhất từ Hà Nội lên tới nhà tôi từ bốn năm nay.
Tôi nhìn cô rồi, mỉm cười rồi hỏi:
– Cô cũng là đoàn viên?
Cô kỹ sư nhẹ nhàng trả lời tôi:
– Vâng ạ!
Tôi quyết định sẽ chấm dứt tiết mục hái hoa, rồi quay sang kể với bác họa sĩ về công việc của mình:
Công việc của cháu cũng quanh quẩn ở mấy chiếc máy ngoài vườn này thôi. Những cái máy vườn trạm khí tượng nào cũng có. Dãy núi này có ảnh hưởng quyết định với gió mùa đông bắc đối với miền Bắc nước ta. Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Đây là máy móc của cháu. Cái thùng đo mưa này, ở đâu bác cũng trông thấy, mưa xong đổ nước ra cái cốc li phân mà đo. Cái này là máy nhật quang ký, ánh sáng mặt trời xuyên qua cái kính này, đốt các mảnh giấy này, cứ theo mức độ, hình dáng vết cháy vết cháy mà định nắng. Đây là máy vin, nhìn khoảng cách giữa các răng cưa mà đoán gió. Ban đêm không nhìn mây, cháu nhìn gió lay lá, hay nhìn trời, thấy sao nào khuất, sao nào sáng, có thể nói được mây, tính được gió. Cái máy nằm dưới sâu kia là máy đo chấn động vỏ quả đất. Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng máy bộ đàm: bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là “ốp”. Công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung… Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.
Tôi nhìn bác họa sĩ và cô kĩ sư, họ đang chăm chú lắng nghe tôi nói. Bác họa sĩ giục tôi:
– Anh nói nữa đi!
Tôi nhanh nhẹn đáp:
– Báo cáo, hết. Còn hai mươi phút nữa, mời bác và cô vào nhà uống chén trà.
Bác họa sĩ và cô kỹ sư theo tôi vào nhà. Bác họa sĩ vừa uống trà vừa nói:
– Chuyện dưới xuôi, khoảng mười ngày nữa tôi sẽ trở lại để kể cho anh. Bây giờ anh hãy kể cho tôi nghe tại sao người ta lại bảo anh là “người cô độc nhất thế gian”?
Nghe vậy, tôi bật cười khanh khách:
– Không đúng đâu bác ạ, cái từ ấy đều là của bác lái xe. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu.
Bác họa sĩ lại hỏi tôi:
– Quê anh ở đâu vậy?
Tôi liền đáp:
– Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa…
Vừa kể tôi vừa thấy bác họa sĩ đang hí hoáy vào cuốn sổ tì lên đầu gối. Để khỏi vô lễ, tôi vẫn ngồi yên cho bác vẽ, nhưng lại nói:
– Bác đừng mất công vẽ cháu. Cháu sẽ giới thiệu cho bác những người xứng đáng hơn kìa. Đó là ông kĩ sư ở vườn rau hay đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu.
Tôi nhìn đồng hồ, kêu lên:
– Trời ơi, chỉ còn năm phút.
Tôi chạy vội ra nhà phía sau, rồi trở vào trên tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô kĩ sư cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.
– Cô quên khăn mùi soa này.
Tôi gọi theo để đưa cho cô gái chiếc khăn mùi xoa. Cô kĩ sư nhìn tôi, thoáng thấy cô mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.
Tôi đặt giỏ trứng vào tay bác họa sĩ rồi nói:
– Cái này để ăn trưa cho bác, cho cô và bác lái xe. Cháu không thể tiễn bác và cô được, vì gần tới giờ “ốp” rồi. Thôi chào bác, chào cô ạ!
Nhìn theo bóng bác họa sĩ và cô kĩ sư khuất xa mà lòng tôi cảm thấy xốn xang lạ thường.