Xem Tắt
Download Bảng giá đất Hà Nội – Bảng giá đất Hà Nội giai đoạn 2020 – 2024
Cập nhật bảng giá đất Hà Nội là vấn đề luôn được nhiều người quan tâm khi làm việc và sinh sống ở Hà Nội. Bắt đầu từ ngày 1/1/2020, bảng giá đất ở Hà Nội như đất nông nghiệp, đất nội thành, đất thị trấn … có sự thay đổi theo quyết định 30/2019/QĐ-UBND.
So với giai đoạn 2014 – 2019, Bảng giá đất hà nội 2020-2024 được điều chỉnh tăng lên khoảng 15%. Tuy giá đất quy định thấp hơn so với thực tế tuy nhiên nắm được quy định điều chỉnh giá đất ở Hà Nội giúp các bạn đọc đang có nhu cầu mua đất, mua nhà có phương án tốt nhất.
Tải bảng giá đất Hà Nội năm 2020 – 2024
1. Thời gian áp dụng bảng giá đất Hà Nội
Chính sách thay đổi bảng giá đất ở Hà Nội là 5 năm/lần. Do đó, giá đất ở Hà Nội thay đổi năm 2020, có nghĩa sẽ áp dụng đến năm 2024. Cụ thể là thời gian áp dụng bảng giá là: 1/1/2020 – 31/12/2024.
2. Bảng giá đất Hà Nội áp dụng cho địa phương nào?
Theo luật đất đai, bảng giá đất ở Hà Nội mới nhất được thay đổi nhằm áp dụng cho toàn bộ các khu vực trên địa bàn TP Hà Nội gồm có:
Xem giá đất ở Hà Nội tương ứng với từng quận, huyện của TP Hà Nội cụ thể và chi tiết TẠI ĐÂY. Các bạn tải về để có thể xem đầy đủ và chi tiết nhất, cập nhật được giá đất tại khu vực mà bạn đang muốn xem.
Dưới đây là mẫu bảng giá đất tham khảo của một số quận:
Bảng giá đất quận Hoàng Mai năm 2020
Bảng giá đất quận Bắc Từ Liêm 2020
3. Các lưu ý khi mua bán đất ở Hà Nội
Bên cạnh nắm bắt bảng giá đất Hà Nội, các bạn cũng cần nắm bắt được các lưu ý khi mua bán đất để lựa chọn, mua/bán đất an toàn nhất:
– Thông tin về tranh chấp: Mua phải đất tranh chấp khiến cho bạn gặp rất nhiều rủi ro, liên quan tới kiện tụng. Do đó, bạn nên hỏi người dân ở xung quanh hoặc tìm hiểu trên văn phòng công chứng, ủy ban nhân dân để biết mà bạn mua có tranh chấp hay không.
– Thông tin về quy hoạch: Đất nằm trong quy hoạch sẽ không được nhượng, mua bán. Do đó, bên cạnh người bán/người mô giới cung cấp các thông tin về đất thì bạn cũng nên tìm hiểu thông tin về khu vực đất mà bạn định mua bán để biết đất đó có nằm trong diện quy hoạch không.
– Thông tin vay nợ thế chấp: Trước khi mua đất, các bạn cần kiểm tra đất có thế chấp hay không. Nếu không thì bạn có thể mua đất đó. Với đất thế chấp ngân hàng, bạn dễ dàng phát hiện thông qua sổ đỏ bởi ở trên bìa 3 hoặc bìa 4 của sổ đỏ có thông tin thế chấp hoặc có dấu giáp lai (nếu người bán gỡ tờ thông tin thế chấp ra).
– Chuẩn bị giấy tờ công chứng: Ngoài lựa chọn văn phòng công chứng thì cần chuẩn bị giấy tờ cần thiết theo quy định của nhà nước.
– Tìm hiểu thông tin của người bán, người mua: Với người bán, bên cạnh bạn cần xem các thông tin về đất mà người bán cung cấp đã đúng chưa, các bạn dựa vào các trao đổi, nói chuyện để đánh giá họ có phải là người có thể tin cậy được không. Với những người bán tin cậy và thiện chí thì họ sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn. Còn với người mua thì bạn chỉ cần tìm hiểu sơ sơ, nếu yên tâm hơn thì bạn nên quy định giao tiền trước.
Trên đây là các thông tin liên quan đến bảng giá đất Hà Nội, các bạn cần tìm hiểu để mua đất, bán đất hiệu quả, có lợi ích nhất cho mình, đồng thời tránh mua đất với giá đắt, bị lừa.
Bảng giá đất tỉnh, thành phố năm nay đều bị thay đổi, trong đó tỉnh An Giang cũng không nằm ở trường hợp ngoại lệ. Nếu như bạn đang có ý định mua/bán đất ở An Giang, các bạn nên cập nhật bảng Bảng giá đất tỉnh An Giang giúp việc mua bán diễn ra thuận tiện.
Nếu như bạn đang có ý định mua/bán đất ở TPHCM, tham khảo bảng giá đất TP Hồ Chí Minh giúp bạn có thể biết được khu đất nào có giá rẻ phù hợp với nhu cầu, biết tính lệ phí trước bạ phù hợp.