GDCD 8 Bài 10: Tự lập, GDCD 8 Bài 10: Tự lập tóm tắt toàn bộ kiến thức lý thuyết và hướng dẫn giải chi tiết các bài tập trong sách giáo khoa GDCD lớp 8 trang
GDCD 8 Bài 10: Tự lập được biên soạn chi tiết, chính xác, đầy đủ lý thuyết và các bài tập trong sách giáo khoa lớp 8.
Qua đó giúp các bạn học sinh có thể so sánh với kết quả mình đã làm, củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức của bản thân. Đồng thời còn giúp phụ huynh có thêm tài liệu để hướng dẫn con em học tốt hơn ở nhà. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
Xem Tắt
Lý thuyết Bài 10: Tự lập
1) Khái niệm:
Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu tạo dựng cho cuộc sống của mình, không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác
Hoặc đơn giản: Tự lập là một cách sống khi con người tự mình quyết định, tự hành động, tự lựa chọn một con đường trong tương lai để đi. Tự lập cũng là khi bạn hành động mà không dựa dẫm vào bất kì ai khác. Có rất nhiều biểu hiện của sự tự lập, từ những việc nhỏ bé nhất cho đến những việc to lớn nhất.
2) Biểu hiện của tự lập
– Một số biểu hiện về tự lập trong học tập và sinh hoạt hằng ngày mà em biết là:
- Tự làm bài tập, bài kiểm tra không quay cóp, nhìn tài liệu
- Tự mình chuẩn bị đồ dùng học tập trước khi đến lớp.
- Tự giặt quần áo, nấu cơm, rửa bát chén, dọn nhà cửa.
- Không trông chờ, dựa dẫm vào người khác.
- Tự thức dậy từ sáng sớm, tự vệ sinh cá nhân.
- Rèn luyện thể dục thường xuyên.
– Một số biểu hiện về trái với tự lập trong học tập và sinh hoạt hằng ngày mà em biết là:
- Không tự làm bài tập về nhà mà đi chép bài của bạn.
- Quay cóp khi làm bài kiểm tra.
- Phải để bố mẹ, thầy cô nhắc nhở nhiều về học tập.
- Thời gian rảnh rỗi, chỉ xem tivi chưa tự giác giúp bố mẹ làm việc nhà như: giặt quần áo, nấu cơm, rửa bát chén, dọn nhà cửa…
3) Ý nghĩa:
Người có tính tự lập thường thành công trong công việc, xứng đáng nhận được sự kính trọng của mọi người.
4) Cách rèn luyện:
- Tự làm những công việc phù hợp vs khả năng của mình
- Làm vệc gì cũng phải chủ động không trông chờ dựa dẫm vào người khác
- Luôn tự giác làm việc, học tập mà không để người khác nhắc nhở
Trả lời gợi ý Bài 10 trang 26 GDCD 8
a) Em có suy nghĩ gì qua câu chuyện trên?
Gợi ý đáp án:
Qua câu chuyện về Bác Hồ em thấy Bác Hồ là một người yêu nước nồng nàn. Bác đã thể hiện phẩm chất không sợ khó khăn, gian khổ có lòng tự tin vào bản thân và có ý chí tự lập cao
Qua câu chuyện về Bác Hồ đã để lại cho chúng ta bài học về ý chí vươn lên trong cuộc sống, trong học tập, không ngại khó, ngại khổ, phải tự tin và phải có ý chí tự lập, tự rèn để thành công trong học tập, trong cuộc sống.
b) Vì sao Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước mặc dù chỉ với hai bàn tay không?
Gợi ý đáp án:
Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước, mặc dù với hai bàn tay không, bởi vì:
- Bác Hồ là người có lòng yêu nước;
- Bác Hồ có lòng quyết tâm cao với sự hăng hái nhiệt huyết của tuổi trẻ, với lòng tự tin vào chính sức lực của mình;
- Bác Hồ là người có tính tự lập, tự lo liệu, không trông chờ, dựa dẫm phụ thuộc vào người khác, dám đương đầu với khó khăn gian khổ;
c) Em hiểu thế nào là tự lập?
Gợi ý đáp án:
Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình, không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.
d) Tự lập có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội?
Gợi ý đáp án:
- Làm cho xã hội đi vào nền nếp, mang lại hiệu quả trong lao động
- Người có tính tự lập sẽ thành công hơn trong cuộc sống
- Hoàn thiện được bản thân, mang lại hiệu quả trong công việc
- Hoàn thiện bổn phận và trách nhiệm của mỗi thành viên
Giải bài tập GDCD 8 Bài 10 trang 26, 27
Câu 1
Em hãy nêu những biểu hiện của tính tự lập trong học tập, trong công việc và trong sinh hoạt hằng ngày.
Gợi ý đáp án:
– Những biểu hiện của tính tự lập trong học tập:
- Tự giác học bài, làm bài tập về nhà
- Tự nghiên cứu, tìm tòi các phương pháp học
- Nhờ bạn giúp đỡ nếu gặp bài quá khó chưa làm được.
– Những biểu hiện của tính tự giác trong sinh hoạt:
- Giúp đỡ bố mẹ công việc nhà sau giờ học tập
- Tự giặt giũ quần áo của mình
- Tự giác chăm sóc và chơi với em để bố mẹ làm việc
- Giúp đỡ ông bà những việc trong gia đình.
Câu 2
m tán thành hay không tán thành với các ý kiến dưới đây ? Vì sao?
a) Chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập ;
b) Không thể thành công nếu chỉ dựa trên sự nỗ lực phấn đấu của bản thân ;
c) Những thành công chỉ do nhờ vào sự nâng đỡ, bao che của người khác thì không thể bền vững ;
d) Tự lập trong cuộc sống không phải là điều dễ dàng ;
đ) Những người có tính tự lập thường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống, mặc dù phải trải qua nhiều gian khổ, khó khăn ;
e) Tự lập không có nghĩa là không được tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ chính đáng của những người tin cậy khi khó khăn.
Gợi ý đáp án:
Em tán thành các ý kiến: (c), (d), (đ), (e).
Em không tán thành các ý kiến: (a), (b).
Vì
– Ý kiến (c): Trong cuộc sống nếu mình không tự phấn đấu để có được thành công, thì sự thành công chỉ nhờ vào sự nâng đỡ, bao che của người khác thì sự thành công đó không bao giờ bền vững được bởi không phải bao giờ, ở lúc nào mình cũng có người nâng đỡ che chở, mà mình phải tự khẳng định mình.
– Ý kiến (d): Trong cuộc sống sự tự lập không phải dễ dàng mà đòi hỏi bản thân phải là người có nghị lực, có bản lĩnh và tự tin thì mới vượt qua được những thử thách khó khân.
– Ý kiến (đ): Là người có tính tự lập, tự làm lấy, tự lo liệu, tự giải quyết công việc của mình dù có khó khấn song nhất định sẽ gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống
– Ý kiến (e): Tự lập như khi khó khăn mình vẫn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ chính đáng của những người đáng tin cậy; ví dụ: Khi làm một bài tập khó mình có thể nhờ thầy cô giáo hoặc anh chị, bạn bè hướng dẫn thêm; hay những ngày đầu lập nghiệp mình có thể vay vốn của ngân hàng hoặc gia đình…
– Ý kiến (a): Nêu chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập còn con nhà khá giả giàu có không cần tự lập. Đây là điều sai lầm, bởi như vậy con những nhà giàu có chỉ sông ỷ lại vào bố mẹ, không tự giác trong học tập thì khi vào đời sẽ gặp nhiều khó khăn và không thê thành công được.
– Ý kiến (b): Sự thành công phải là sự tự nỗ lực phấn đâu của bản thân mới được bền vững.
Câu 3
Hãy nhớ lại một kết quả em đã đạt được trong học tập, lao động, hay trong công việc. Em đã làm như thế nào để đạt được kết quả đó ? Bây giờ nhớ lại em có cảm nghĩ gì?
Gợi ý đáp án
Năm lớp 7, em được nằm trong đội tuyển đi thi HSG tỉnh. Em cảm thấy rất vui nhưng cũng vô cùng lo sợ khi nhiều lần đi thi mình đều không may mắn. Do đó em quyết tâm học tập thật nghiêm túc.
Hầu hết việc học của em đều do em tự túc. Bên cạnh học ở trường, tối về hay những ngày nghỉ em đều ôn luyện và làm các dạng đề thi. Hơn ba tháng ôn luyện, cuối cùng em cũng đã đạt được giải ba trong kì thi học sinh giỏi tỉnh năm đó.
Bây giờ, nhớ lại, em cảm thấy vui, cảm thấy tự hào về mình. Đồng thời em cũng nhận thấy rằng mọi sự cố gắng của bản thân đều được đền đáp xứng đáng.
Câu 4
Em hãy sưu tầm và chia sẻ với bạn bè về những tấm gương học sinh, sinh viên nghèo vượt khó.
Gợi ý đáp án
Phạm Đức Mạnh – cậu học trò mồ côi học giỏi
Ở Trường Tiểu học Thịnh Thành – Yên Thành ai cũng biết đến hoàn cảnh của em Phạm Đức Mạnh – Học sinh lớp 5B mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống với ông bà nội già yếu. Mạnh đã cố gắng vượt khó, vươn lên học giỏi và còn cáng đáng mọi việc trong gia đình. Cuộc sống của 3 ông cháu chủ yếu dựa vào trợ cấp hàng tháng nên đời sống cực kỳ khó khăn. Hàng ngày em phải đi bộ 5 km đến trường, nếu học thêm buổi chiều thì trưa em phải ở lại trường với nắm cơm bà gói mang theo. Đôi lúc thầy cô thương tình nấu cơm cho em, cũng có khi em đã phải nhịn đói.
Hiểu được hoàn cảnh của gia đình, Mạnh không ngừng phấn đấu học tập, tham gia các hoạt động phong trào do trường phát động và phụ giúp ông bà việc vặt trong gia đình. Sách, vở không có Mạnh mượn của anh chị lớp trên. Mạnh luôn đạt danh hiệu học sinh khá, giỏi, được nhà trường biểu dương khen thưởng. Có lẽ chính trong hoàn cảnh khó khăn đó đã tạo nên ý chí, nghị lực mạnh mẽ giúp Mạnh vươn lên để thực hiện mơ ước của mình.
Khi hỏi về ước mơ, Mạnh tâm sự với đôi mắt ngấn lệ: “Em chỉ có một ước mơ là ông, bà nội mạnh khỏe để em được đi học tiếp”. Có lẽ những khó khăn mà em đang phải trải qua quá lớn so với tuổi của em. Mong em hãy mạnh mẽ như chính cái tên Phạm Đức Mạnh vậy.
Câu 5
Em hãy lập kế hoạch rèn luyện tính tự lập của bản thân trong học tập, trong lao động, trong các hoạt động của lớp, của trường và trong sinh hoạt hằng ngày theo bảng dưới đây.
STT | Các lĩnh vực | Nội dung công việc | Biện pháp thực hiện | Thời gian tiến hành | Dự kiến kết quả |
1 | Học tập | ||||
2 | Lao động | ||||
3 | Hoạt động tập thể | ||||
4 | Sinh hoạt cá nhân |
Gợi ý đáp án
STT | Các lĩnh vực | Nội dung công việc | Biện pháp thực hiện | Thời gian tiến hành | Dự kiến kết quả |
1 | Học tập |
– Đến trường học – Làm bài tập và học bài cũ. |
– Tự đi xe đạp – Tự làm bài tập toán, anh văn, ôn bài. |
– 6h30ph. 14 – 16h30ph |
Làm hết bài tập và học thuộc bài cũ, chuẩn bị bài mới. |
2 | Lao động |
– Dọn dẹp nhà, rửa cốc chén. – Nấu cơm, giặt áo quần. – Chăm sóc cây cảnh, hoa |
– Tự quét dọn,rửa cốc chén. – Tự nấu cơm và giặt áo quần. – Tưới cây, nhổ cỏ, bón phân |
– 5h30ph – 17h – 17h30ph |
Nhà cửa, cốc chén sạch sẽ. Giúp bố mẹ có một bữa cơm ngon. Cây xanh tốt |
3 | Hoạt động tập thể |
– Sinh hoạt sao nhi đồng. – Trực sao đỏ; Trực ATGT |
Mỗi tháng một lần – Mỗi tháng một lần |
– Ngày thứ 5 của tuần đầu – Theo kế hoạch của trường. |
– Hỗ trợ cho Liên đội ở trường tiểu học. – Góp phần giữ gìn kỉ luật trật tự ở trường học. |
4 | Sinh hoạt cá nhân |
– Chơi cầu lông – Ăn nghỉ – Xem ti vi |
– Chơi cầu lông với bạn sau giờ học. – Sau giờ đi học và sau giờ chiều |
– 16h30ph – 12h – 18h-19h – 19h-19h30 |
Sức khỏe tốt, tnh thần sảng khoái |