Giải bài tập Toán 6 Bài 1 (Tập 1): Tập hợp. Phần tử của tập hợp, Giải bài tập SGK Toán 6 trang 6 giúp các em học sinh lớp 6 xem gợi ý giải các bài tập của bài 1:
Giải bài tập SGK Toán 6 trang 6 giúp các em học sinh lớp 6 xem gợi ý giải các bài tập của bài 1: Tập hợp, phần tử của tập hợp. Bên cạnh đó, còn có cả lời giải sách bài tập, bài tập bổ sung của sách bài tập Toán 6 tập 1.
Xem Tắt
- 1 Giải bài tập SGK Toán 6 tập 1 trang 6
- 2 Giải Sách bài tập Toán 6 trang 5, 6
- 2.1 Bài 1 (trang 5 SBT Toán 6 Tập 1)
- 2.2 Bài 2 (trang 5 SBT Toán 6 Tập 1)
- 2.3 Bài 3 (trang 5 SBT Toán 6 Tập 1)
- 2.4 Bài 4 (trang 5 SBT Toán 6 Tập 1)
- 2.5 Bài 5 (trang 5 SBT Toán 6 Tập 1)
- 2.6 Bài 6 (trang 5 SBT Toán 6 Tập 1)
- 2.7 Bài 7 (trang 5 SBT Toán 6 Tập 1)
- 2.8 Bài 8 (trang 6 SBT Toán 6 Tập 1)
- 2.9 Bài 9 (trang 6 SBT Toán 6 Tập 1)
- 3 Bài tập bổ sung sách bài tập Toán 6 trang 6, 7
Giải bài tập SGK Toán 6 tập 1 trang 6
Bài 1 (trang 6 SGK Toán 6 Tập 1)
Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 8 và nhỏ hơn 14 bằng hai cách, sau đó điền kí hiệu thích hợp vào ô vuông:
12 ☐ A ; 16 ☐ A
Vì phần tử của A là số tự nhiên lớn hơn 8 và nhỏ hơn 14 nên 8 và 14 không thuộc tập hợp A. Vậy A = {9; 10; 11; 12; 13}. Dùng tính chất đặc trưng cho các phần tử A = {x ∈ N | 8 < x < 14} ta có: 12 ∈ A; 16 ∉A.
Bài 2 (trang 6 SGK Toán 6 Tập 1)
Viết tập hợp các chữ cái trong từ “TOÁN HỌC”.
Mỗi chữ cái trong TOÁN HỌC chỉ được liệt kê một lần, do đó tập hợp các chữ cái trong từ TOÁN HỌC là: {T; O; A; N; H; C}
Bài 3 (trang 6 SGK Toán 6 Tập 1)
Cho hai tập hợp:
A = {a, b} ; B = {b, x, y}.
Điền kí hiệu thích hợp vào ô vuông:
x ☐ A ; y ☐ B ; b ☐ A ; b ☐ B.
A = {a, b} suy ra tập A có 2 phần tử là: a, b
B = {b, x, y} suy ra tập B có 3 phần tử là: b, x, y
x ∉ A (Vì tập A có 2 phần tử là: a, b. Do đó x không thuộc tập A)
y ∈ B (Vì y là 1 phần tử của tập B)
b ∈ A (Vì b là 1 phần tử của tập A)
b ∈ B (Vì b là 1 phần tử của tập B)
Bài 4 (trang 6 SGK Toán 6 Tập 1)
Nhìn các hình 3, 4 và 5, viết các tập hợp A, B, M, H.
Mỗi đường cong kín biểu diễn một tập hợp, mỗi dấu chấm trong một đường cong kín biểu diễn một phần tử của tập hợp đó. Hãy xét xem “bút” có phải là một phần tử của tập hợp H hay không.
Ta có: A = {15; 26}, B = {1; a; b}, M = {bút}, H = {sách; vở; bút}.
Bài 5 (trang 6 SGK Toán 6 Tập 1)
a) Một năm gồm bốn quý. Viết tập hợp A các tháng của quý hai trong năm.
b) Viết tập hợp B các tháng (dương lịch) có 30 ngày.
a) Vì mỗi quý có 3 tháng nên ta có A = {tháng tư; tháng năm; tháng sáu}
b) Hướng dẫn: Các em hãy viết các tháng trong năm theo thứ tự từ tháng giêng đến tháng 12. Tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày. Mỗi tháng còn lại đều gồm 30 hoặc 31 ngày. Tháng 7 và tháng 8 đều có 31 ngày. Xen giữa hai tháng 31 ngày là một tháng có ít hơn 31 ngày.
Vậy B = {tháng 4; tháng 6; tháng 9; tháng 11}.
Giải Sách bài tập Toán 6 trang 5, 6
Bài 1 (trang 5 SBT Toán 6 Tập 1)
Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 7 và nhỏ hơn 12, sau đó điền kí hiệu thích hợp vào ô vuông:
9 ☐ A ; 14 ☐ A
A = {8; 9; 10; 11} hoặc A = {x ∈ N | 7 < x < 12}
• Điền kí hiệu vào ô vuông
Bài 2 (trang 5 SBT Toán 6 Tập 1)
Viết tập hợp các chữ cái trong cụm từ “ SÔNG HỒNG”
Tập hợp các chữ cái trong cụm từ SÔNG HỒNG là:
{S, Ô, N, G, H}
Bài 3 (trang 5 SBT Toán 6 Tập 1)
Cho hai tập hợp A = {m, n, p}, B = {m,x,y}. Điền kí hiệu thích hợp vào ô vuông:
n ☐ A ; p ☐ B ; m ∈ ☐
Bài 4 (trang 5 SBT Toán 6 Tập 1)
Nhìn các hình 1a và 1b, viết các tập hợp A, B , C
A = {m,n,4}, B = {Bàn}, C = {Bàn , Ghế}
Bài 5 (trang 5 SBT Toán 6 Tập 1)
A. Một năm gồm 4 quý. Viết tập hợp A các tháng của quý 3 trong năm.
B. Viết tập hợp B các tháng dương lịch có 31 ngày.
a. A = {tháng bảy, tháng tám, tháng chín}
b. B = {tháng một, tháng ba, tháng năm, tháng bảy, tháng tám, tháng mười, tháng mười hai}
Bài 6 (trang 5 SBT Toán 6 Tập 1)
Cho hai tập hợp A = {1 ; 2}, B = {3 ; 4}. Viết các tập hợp gồm hai phần tử trong đó một phần tử thuộc A, một phần tử thuộc B.
Các tập hợp gồm một phần tử thuộc A, một phần tử thuộc B: {1; 3}, {2; 3}, {1; 4}, {2; 4}
Bài 7 (trang 5 SBT Toán 6 Tập 1)
Cho các tập hợp A = {cam, táo}, B = {ổi, chanh, cam}. Dùng các kí hiệu ∈, ∉ để ghi các phần tử:
a. Thuộc A và thuộc B
b. Thuộc A mà không thuộc B
a. Cam ∈ A và cam ∈ B
b. Táo ∈ và táo ∉ B
Bài 8 (trang 6 SBT Toán 6 Tập 1)
Có hai đường a1 và a2 đi từ A đến B và có ba con đường b1, b2, b3 đi từ B đến C (h.2). a1b1 là một trong các con đường đi từ A đến C qua B. Viết tập hợp các con đường đi từ A đến C qua B.
Tập hợp các con đường đi từ A đến C qua B:
{a1b1; a1b2; a1b3; a2b1; a2b2; a2b3}
Bài 9 (trang 6 SBT Toán 6 Tập 1)
Cho bảng số liệu sau ( theo Niên giám 1999)
Viết tập hợp A gồm năm nước có diện tích lớn nhất, tập hợp B gồm bốn nước có dân số ít nhất.
Tập hợp A gồm 5 nước có diện tích lớn nhất:
A = {In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Thái Lan, Việt Nam, Ma-lai-xi-a}
Tập hợp B gồm bốn nước có dân số ít nhất:
B = { Bru-nây, Xin-ga-po, Lào, Cam-pu-chia}
Bài tập bổ sung sách bài tập Toán 6 trang 6, 7
Bài 1.1 (trang 6 SBT Toán 6 Tập 1)
Cho hai tập hợp:
A = {Tuấn, Dũng}, B = {cam, táo, ổi}.
Viết được bao nhiêu tập hợp, mỗi tập hợp gồm một phần tử của tập hợp A và một phần tử của tập hợp B?
(A) 3 (B) 5 (C) 6 (D) 8
Hãy chọn phương án đúng.
Chọn (C)
Các tập hợp đó là: {Tuấn, cam}; {Tuấn, táo}; {Tuấn, ổi}; {Dũng, cam}; {Dũng, táo}; {Dũng, ổi}.
Bài 1.2 (trang 7 SBT Toán 6 Tập 1)
Điểm kiểm tra đầu năm môn Văn và môn Toán của các học sinh tổ 1 lớp 6A như sau:
Tìm tập hợp tên các học sinh có tổng số điểm hai môn lớn hơn 16.
Tập hợp tên các học sinh có tổng số điểm hai môn lớn hơn 16 là:
{Bảo, Chi , Hương, Tú}.