Giải bài tập Toán 6 Bài 5: Cộng hai số nguyên khác dấu, Giải bài tập SGK Toán 6 trang 76, 77 giúp các em học sinh lớp 6 xem gợi ý giải các bài tập của Bài 5: Cộng
Giải bài tập SGK Toán 6 trang 76, 77 giúp các em học sinh lớp 6 xem gợi ý giải các bài tập của Bài 5: Cộng hai số nguyên khác dấu. Thông qua đó, các em sẽ biết cách giải toàn bộ các bài tập của bài 5 Chương 2 trong sách giáo khoa Toán 6 Tập 1.
Giải bài tập toán 6 trang 76 tập 1
Bài 27 (trang 76 SGK Toán 6 Tập 1)
Tính: a) 26 + (-6); b) (-75) + 50; c) 80 + (-220).
Bài 28 (trang 76 SGK Toán 6 Tập 1)
Tính: a) (-73) + 0; b) |-18| + (-12); c) 102 + (-120).
a) (-73) + 0 = -73.
b) |-18| + (-12) = 18 + (-12) = 18 – 12 = 6.
c) 102 + (-120) = -(120 – 102) = -18.
Bài 29 (trang 76 SGK Toán 6 Tập 1)
Tính và nhận xét kết quả của:
a) 23 + (-13) và (-23) + 13;
b) (-15) + (+15) và 27 + (-27).
a) 23 + (-13) = 23 – 13 = 10; (-23) + 13 = -(23 – 13) = -10.
Vậy 23 + (-13) > 0 và (-23) + 13 < 0.
b) (-15) + 15 = 0; 27 + (-27) = 0
Vậy tổng hai số đối nhau bằng 0.
Bài 30 (trang 76 SGK Toán 6 Tập 1)
So sánh: a) 1763 + (-2) và 1763;
b) (-105) + 5 và -105;
c) (-29) + (-11) và -29.
a) 1763 + (-2) < 1763; (1761 < 1763)
b) (-105) + 5 > -105; (-100 > -105)
c) (-29) + (-11) < -29 (-40 < -29)
Giải bài tập Toán 6 trang 77: Luyện tập
Bài 31 (trang 77 SGK Toán 6 Tập 1)
Tính: a) (-30) + (-5) b) (-7 ) + (-13) c) (-15) + (-235)
a) (–30) + (–5) = –(30 + 5) = –35.
b) (–7) + (–13) = – (7 + 13) = –20;
c) (–15) + (–235) = –(15 + 235) = –250.
Bài 32 (trang 77 SGK Toán 6 Tập 1)
Tính: a) 16 + (-6) b) 14 + (-6) c) (-8) + 12
a) 16 + (–6) = 16 – 6 = 10;
b) 14 + (–6) = 14 – 6 = 8;
c) (–8) + 12 = 12 – 8 = 4.
Bài 33 (trang 77 SGK Toán 6 Tập 1)
Điền số thích hợp vào ô trống:
a | -2 | 18 | 12 | -5 | |
b | 3 | -18 | 6 | ||
a + b | 0 | 4 | -10 |
a | -2 | 18 | 12 | -2 | -5 |
b | 3 | -18 | -12 | 6 | -5 |
a + b | 1 | 0 | 0 | 4 | -10 |
* Giải thích:
+ (–2) + 3 = 3 – 2 = 1.
+ 18 và –18 là hai số đối nhau nên 18 + (–18) = 0.
+ Hai số đối nhau có tổng bằng 0 nên ở ô trống thứ ba ta điền số đối của 12 là –12.
+ 4 so với 6 giảm đi 2 đơn vị. Nghĩa là cần cộng 6 với –2 để được 4.
+ –10 so với –5 giảm đi 5 đơn vị. Nghĩa là cần cộng –5 với –5 để được –10.
Bài 34 (trang 77 SGK Toán 6 Tập 1)
Tính giá trị của biểu thức:
a) x + (-16) biết x = -4 b) (-102) + y biết y = 2
a) Vì x = –4 nên ta thay –4 vào vị trí của x trong phép tính.
x + (–16) = (–4) + (–16) = – (4 + 16) = –20.
b) Vì y = 2 nên thay 2 vào vị trí của y trong phép tính ta có:
(–102) + y = (–102) + 2 = – (102 – 2) = –100.
Bài 35 (trang 77 SGK Toán 6 Tập 1)
Số tiền của ông Năm năm nay tăng x triệu đồng. Hỏi x bằng bao nhiêu, biết rằng số tiền của ông Năm năm nay so với năm ngoái:
a) Tăng 5 triệu đồng?
b) Giảm 2 triệu đồng?
a) Số tiền của ông Nam năm nay so với năm ngoái tăng 5 triệu đồng thì x = 5.
b) Số tiền của ông Nam năm nay so với năm ngoái giảm 2 triệu đồng nghĩa là tăng –2 triệu đồng. Như vậy x = –2.