Hóa học 10 Bài 4: Cấu tạo vỏ nguyên tử, Giải bài tập Hóa 10 Bài 4 giúp các em học sinh lớp 10 nắm vững được kiến thức về cấu tạo, sự chuyển động của các electron
Giải Hóa 10 Bài 4 giúp các em học sinh lớp 10 nắm vững được kiến thức về cấu tạo, sự chuyển động của các electron trong nguyên tử. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Hóa học 10 chương 1 trang 22.
Việc giải bài tập Hóa 10 bài 4 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Đồng thời giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.
Xem Tắt
Lý thuyết Cấu tạo vỏ nguyên tử
I. Sự chuyển động của các electron trong nguyên tử
Các electron chuyển động rất nhanh trong khu vực xung quanh hạt nhân nguyên tử không theo những quỹ đạo xác định tạo nên vỏ nguyên tử.
Trong nguyên tử: số e = số p = Z
II. Lớp electron và phân lớp electron
1. Lớp electron
Các electron nguyên tử ở trạng thái cơ bản lần lượt chiếm các mức năng lượng từ thấp đến cao (từ gần hạt nhân đến xa hạt nhân) và xếp thành từng lớp
Các electron trên cùng một lớp có mức năng lượng gần bằng nhau.
2. Phân lớp electron
Các electron trên cùng một phân lớp có mức 2 năng lượng bằng nhau.
Các phân lớp được kí hiệu bằng các chữ cái thường s, p, d, f
Các electron ở phân lớp s được gọi là electron s, electron ở phân lớp p gọi là electron p,…
III. Số electron tối đa trong một phân lớp, một lớp
Số phân lớp tối đa trong một phân lớp như sau:
Phân lớp s chứa tối đa 2 electron;
Phân lớp p chứa tối đa 6 electron;
Phân lớp d chứa tối đa 10 electron;
Phân lớp f chứa 14 electron
1. Lớp thứ nhất (lớp K, n = 1 có 2 phân lớp 1s chứa tối đa 2 electron.
2. Lớp thứ hai (lớp L, n = 2 có 2 phân lớp 2s và 2p
+ Phân lớp 2s chứa tối đa 2 electron;
+ Phân lớp 2p chứa tối đa 8 electron
Vậy lớp thứ 2 chứa tối đa 8 electron
3. Lớp thứ ba (lớp M, n = 3) có 3 phân lớp 3s, 3p và 3d:
Phân lớp 3s chứa tối đa 2 electron
Phân lớp 3p chứa tối đa 6 electron
Phân lớp 3d chứa tối đa 10 electron
Vậy lớp thứ 3 chứa tối đa 18 electron
Từ các thí dụ trên rút ra rằng: Số electron tối đa của lớp thứ n là 2n2
Lớp electron đẫ có đủ số electron tối đa gọi là lớp electron bão hòa.
Giải SGK Hóa 10 Bài 4 trang 22
Câu 1
Một nguyên tử M có 75 electron và 110 nơtron. Kí hiệu của nguyên tử M là:
A. 18575M
B. 75185M
C. 11075M
D. 75110M
Gợi ý đáp án
Ta có:
Z = số e = 75
A = số p + số n
Nguyên tử M có 75 electron và có 110 nơtron. Suy ra Z = 75. Số khối A = 75 + 110 = 185. Vậy kí hiêu: 18575M
Đáp án đúng là: A.
Câu 2
Nguyên tử nào trong các nguyên tử sau đây chứa đồng thời 20 nơtron, 19 proton và 19 electron?
A. 3717Cl
B. 3919K
C. 4018K
D. 4019K
Gợi ý đáp án
Câu trả lời B đúng.
Ta có Z = số p = số e
A = số p + số n
Hạt chứa 20 nơtron và 19 proton và 19 electron.
Suy ra Z = 19
Số khối A = 19 + 20 = 39.
Vậy hạt đó là: 3919K
Đáp án đúng là B.
Câu 3
Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử flo là 9. Trong nguyên tử flo, số electron ở mức năng lượng cao nhất là:
A. 2
B. 5
C. 9
D. 11.
Gợi ý đáp án
Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử flo là 9, suy ra flo có 9 electron phân bố vào các phân lớp như sau: 1s22s22p5.
Vậy flo có 5 electron ở mức năng lượng cao nhất.
Đáp án đúng là B.
Câu 4
Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ ba có 6 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử X là:
A. 6
B. 8
C.14
D. 16.
Hãy chọn đáp số đúng.
Gợi ý đáp án
Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 mức năng lượng, lớp thứ 3 có 6 electron, như vậy có sự phân bố như sau:
1s2 2s2 2p6 3s2 3p4
Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử X là 16+.
Đáp án đúng là D.
Câu 5
a) Thế nào là lớp và phân lớp electron? Sự khác nhau giữa lớp và phân lớp electron?
b) Tại sao lớp N chứa tối đa 32 electron.
Gợi ý đáp án
a)
Lớp electron: Trong nguyên tử, các electron được sắp xếp thành từng lớp, các lớp được sắp xếp từ gần hạt nhân ra ngoài. Các electron trên cùng một lớp có năng lượng gần bằng nhau.
Thứ tự các lớp được kí hiệu bằng các số nguyên n = 1, 2, 3, …, 7.
Phân lớp electron: Mỗi lớp electron được chia thành các phân lớp được kí hiệu bằng các chữ cái viết thường: s, p, d, f.
Sự khác nhau giữa lớp và phân lớp: electron trên một lớp có năng lượng gần bằng nhau còn trên cùng một phân lớp có năng lượng bằng nhau.
b) Lớp N có thể chứa tối đa 32e vì lớp này có các phân lớp: 4s 4p 4d 4f. Mà số e tối đa tương ứng ứng: s là 2; p là 6; d là 10; f là 14 ⇒ Có tối đa 32e
Câu 6
Nguyên tử agon có kí hiệu là 4018Ar
a) Hãy xác định số proton, số nơtron trong hạt nhân và số electron ở vỏ electron của nguyên tử.
b) Hãy xác định sự phân bố electron trên các lớp.
Gợi ý đáp án
a) Ta có
Z = số p = số e
A = số p + số n
Từ kí hiệu ta thấy nguyên tử Ar có số đơn vị điện tích hạt nhân là 18; vậy Ar có 18 proton, 18 electron và có 40 – 18 = 22 nơtron
b) Lớp vỏ electron của nguyên tử có 18e được phân bố như sau:
1s2 2s2 2p6 3s2 3p6.