Hóa học 12 Bài 19: Hợp kim, Giải bài tập Hóa 12 bài 19: Hợp kim trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua
Hóa 12 Bài 19 giúp các em học sinh nắm vững được kiến thức về Hợp kim. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Hóa 12 trang 91.
Giải bài tập Hóa 12 bài 19: Hợp kim trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Đồng thời giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn lớp 12 cùng tham khảo tại đây.
Xem Tắt
Lý thuyết Hóa 12 bài 19 Hợp kim
Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác.
Tính chất vật lí và cơ học của hợp kim khác nhiều so với các đơn chất thành phần nhưng lại có nhiều tính chất hoá học tương tự như các đơn chất thành phần.
Hợp kim có nhiều ứng dụng trong các ngành kinh tế quốc dân:
+ Hợp kim nhẹ, bền, chịu được nhiệt độ và áp suất cao dùng để tạo tên lửa, tàu vũ trụ, máy bay, ô tô,…
+ Hợp kim có tính bền hóa học và cơ học dùng để chế tạo các thiết bị trong ngành dầu mỏ và công nghiệp hóa chất
+ Hợp kim cứng và bền dùng để xây dựng nhà cửa, cầu cống
+ Hợp kim không gỉ dùng để chế tạo các dụng cụ y tế, dụng cụ làm bếp
Giải Hóa 12 bài 19 trang 91
Bài 1
Những tính chất vật lí chung của kim loại tinh khiết biến đổi thế nào khi biến thành hợp kim?
Gợi ý đáp án
Hợp kim dẫn điện và nhiệt kém hơn kim loại nguyên chất.
Độ cứng của hợp kim hơn hơn độ cứng của kim loại nguyên chất, độ dẻo thì hợp kim kém hơn kim loại.
Nhiệt độ nóng chảy của hợp kim thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của kim loại thành phần.
Bài 2
Để xác định hàm lượng của Ag trong hợp kim người ta hòa tan 0,5 gam hợp kim đó vào dung dịch axit nitric. Cho thêm dung dịch axit clohidric vào dung dịch trên thu được 0,398 gam kết tủa. Tính hàm lượng A trong hợp kim.
Gợi ý đáp án
Ag → Ag + 1e
Ag+ + HCl → AgCl + H+
Số mol kết tủa là
nAgCl = 0,398/143,5 (mol)
Theo phương trình: nAg = nAg+ = nAgCl = 0,398/143,5 (mol)
%mAg = 108.0,398/143,5.1/0,5.100% = 60%
Bài 3
Trong hợp kim Al – Ni cứ 10 mol Al thì có 1 mol Ni. Phần trăm khối lượng của hợp kim này là phương án nào sau đây.
A. 81% Al và 19% Ni.
B. 82% Al và 18% Ni.
C. 83% Al và 17% Ni.
D. 84% Al và 16% Ni.
Gợi ý đáp án
Đáp án B.
Khối lượng Al là mAl = 27 x 10 = 270 (g)
Khối lượng Ni là mNi= 59.1 = 59 (g)
Khối lượng hỗn hợp mhh = mAl + mNi = 270 + 59 = 329 (g)
Thành phần % theo khối lượng
%mAl = 270/329 x 100% = 82%
%mNi = 59/329 x 100% = 18%
Bài 4
Ngâm 2,33 gam hợp kim Fe – Zn trong dung dịch HCl đến phản ứng hoàn toàn thấy giải phóng 896 ml khí H2(đktc). Thành phần % của hỗn hợp là phương án nào sau đây.
A. 27,9% Zn và 72,1% Fe.
B. 26,9% Zn và 73,1% Fe.
C. 25,9% Zn và 74,1% Fe.
D. 24,9% Zn và 75,1% Fe.
Gợi ý đáp án
Phương trình phản ứng
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Gọi x, y lần lượt là số mol Fe và Zn trong hỗn hợp
Số mol H2 là nH2 = 896 / 1000 x 22,4 = 0,04 (mol)
mhh = 56x + 65y = 2,33.
Giải hệ phương trình ta có: x = 0,03; y = 0,01.
Thành phần % theo khối lượng hỗn hợp là:
%mFe = 0,03.56/2,33 x 100% = 72,1%
%mZn = 0,01.65/2,33 x 100% = 27,9%