Văn mẫu lớp 7: Giải thích câu tục ngữ Có chí thì nên (Dàn ý + 15 mẫu), ‘Có chí thì nên’ là câu tục ngữ răn dạy con người một bài học vô cùng sâu sắc. Chính vì vậy,
“Có chí thì nên” là câu tục ngữ vô cùng ý nghĩa răn dạy con người một bài học sâu sắc. Chính vì vậy, Tài Liệu Học Thi sẽ giới thiệu Bài văn mẫu lớp 7: Giải thích câu tục ngữ Có chí thì nên, nhằm giúp học sinh hiểu rõ ý nghĩa của câu tục ngữ trên.
Tài liệu dưới đây bao gồm dàn ý và 15 bài văn mẫu dành cho học sinh lớp 7. Hy vọng sẽ giúp học sinh biết cách giải thích một câu tục ngữ.
Xem Tắt
- 1 Dàn ý giải thích câu tục ngữ Có chí thì nên
- 2 Giải thích câu tục ngữ Có chí thì nên – Mẫu 1
- 3 Giải thích câu tục ngữ Có chí thì nên – Mẫu 2
- 4 Giải thích câu tục ngữ Có chí thì nên – Mẫu 3
- 5 Giải thích câu tục ngữ Có chí thì nên – Mẫu 4
- 6 Giải thích câu tục ngữ Có chí thì nên – Mẫu 5
- 7 Giải thích câu tục ngữ Có chí thì nên – Mẫu 6
- 8 Giải thích câu tục ngữ Có chí thì nên – Mẫu 7
- 9 Giải thích câu tục ngữ Có chí thì nên – Mẫu 8
- 10 Giải thích câu tục ngữ Có chí thì nên – Mẫu 9
- 11 Giải thích câu tục ngữ Có chí thì nên – Mẫu 10
- 12 Giải thích câu tục ngữ Có chí thì nên – Mẫu 11
- 13 Giải thích câu tục ngữ Có chí thì nên – Mẫu 12
- 14 Giải thích câu tục ngữ Có chí thì nên – Mẫu 13
- 15 Giải thích câu tục ngữ Có chí thì nên – Mẫu 14
- 16 Giải thích câu tục ngữ Có chí thì nên – Mẫu 15
Dàn ý giải thích câu tục ngữ Có chí thì nên
I. Mở bài
– Giới thiệu về câu tục ngữ: Có chí thì nên.
– Câu tục ngữ là lời khuyên của ông cha muốn nói với con cháu phải biết kiên trì, nỗ lực thì mới thành công.
II. Thân bài
– Giải thích câu tục ngữ:
- “Chí”: Tức là ý chí, nghị lực, tinh thần của một con người.
- “Nên”: Ở đây chỉ sự thành công, chỉ mục đích đạt được mà con người ta mơ ước đạt tới trong cuộc sống.
- “Có chí thì nên”: Muốn khuyên chúng ta rằng ai có ý chí thì sẽ có được thành công. Vậy nên phải biết giữ vững ý chí, tinh thần của mình, quyết tâm kiên trì thực hiện mục tiêu đã đặt ra thì ắt sẽ làm “nên”, ắt sẽ có được thành công như ý muốn.
– Tại sao nói “có chí thì nên”?
- Khi bạn có ý chí thì bạn sẽ có động lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong quá trình tiến bước tới thành công.
- Có ý chí, có mơ ước làm “nên” thì sẽ biết tìm tòi, khám phá, biết vạch rõ con đường để tới được mục tiêu của mình.
- Có ý chí thì sẽ có được sự kiên trì, quyết tâm, nỗ lực tới cùng để thực hiện mơ ước của mình.
– Làm thế nào để thực hiện câu tục ngữ “Có chí thì nên”?
- Phải xây dựng cho mình một mục tiêu phấn đấu. Có lý tưởng, có mơ ước thì mới bắt tay thực hiện giấc mơ của mình được.
- Phải lập ra những kế hoạch nhỏ, những công việc nhỏ làm bước tiến dần tới mục tiêu lớn hơn cũng như tiến dần tới mơ ước của mình.
- Phải luôn luôn tự mình nỗ lực trước mọi khó khăn sóng gió và thử thách, luôn kiên trì, quyết tâm thì sẽ thành công.
– Dẫn chứng:
- Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký tuy hai tay không thể viết nhưng thầy đã luyện viết bằng bàn chân và trở thành một giảng viên đại học.
- Nhà bác học Edison đã phát minh ra bóng đèn sau hơn hai ngàn lần thử nghiệm…
– Ý nghĩa của câu tục ngữ đối với mỗi người trong xã hội:
- Đối với lớp trẻ: Cần có lý tưởng, thực hiện lý tưởng của mình
- Đối với thế hệ sinh viên, học sinh: Cần phải biết phấn đấu trong sự nghiệp học hành để lớn lên giúp ích cho xã hội.
III. Kết bài
– Khẳng định lại bài học mà câu tục ngữ khuyên dạy chúng ta.
– Là thế hệ con cháu chúng ta cần làm gì cho xứng đáng với lời dạy của cha ông.
Giải thích câu tục ngữ Có chí thì nên – Mẫu 1
Bác Hồ từng nói rằng:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp bể
Có chí ắt làm nên”
Đó là câu nói mà Người muốn khuyên bảo lớp thanh niên mọi thế hệ phải biết kiên tâm thực hiện mục tiêu của mình dù có bao khó khăn, thử thách lớn lao đang chờ đợi. Câu nói lời khuyên của Bác cũng được Người lấy từ kho tàng ca dao tục ngữ của cha ông ta để lại. Đó là câu tục ngữ “Có chí thì nên”. Câu tục ngữ là một lời khuyên dành cho mọi người rằng hãy biết kiên trì, nỗ lực, có chí hướng rõ ràng thì sẽ làm nên được sự nghiệp lớn lao.
Trải qua bao ngàn năm xây dựng và giữ nước, ông cha ta đã để lại cho con cháu biết bao điều về những trang sử hào hùng của dân tộc. Không chỉ vậy, họ còn để lại cho chúng ta một kho tàng đồ sộ về văn hóa dân tộc. Những kho tàng về ca dao tục ngữ chính là những lời khuyên răn, lời dạy dỗ mà cha ông ta muốn nói cho chúng ta được đúc rút qua bao thế hệ. Khi ông bà ta muốn khuyên con cháu phải chọn lấy bạn bè, chọn lấy người để học hỏi, ông bà ta khuyên “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Cũng như vậy bằng câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”, ông cha muốn khuyên ta rằng phải biết kiên trì cố gắng thì mới thành công. Còn khi muốn khuyên ta phải có lý tưởng, có ý chí thì mới làm nên được sự nghiệp thì ông bà ta dạy rằng “Có chí thì nên”.
Vậy “Có chí thì nên” là gì? “Chí” ở đây tức là ý chí, chí hướng, là nghị lực tinh thần của một con người, mà thông qua đó con người sẽ có thêm động lực để làm nên sự nghiệp của mình. Còn “nên” ở đây được hiểu là chỉ sự thành công, là sự nghiệp viên mãn, là lý tưởng, mục tiêu đã được thực hiện. Câu tục ngữ “Có chí thì nên” có ý muốn khuyên chúng ta rằng có ý chí, có quyết tâm thì con người sẽ làm nên được những việc to lớn. Phải biết giữ vững ý chí, lòng quyết tâm, cũng như nỗ lực to lớn đó, nhất định chúng ta sẽ làm được điều mà mình mong muốn.
Bởi vì khi có ý chí thì chúng ta sẽ có được một động lực thôi thúc chúng ta phải làm việc, phải quyết tâm tiến tới mục tiêu đã định, dù có bao nhiêu khó khăn, chúng ta cũng cảm thấy không sờn lòng. Có ý chí tức là đã có trong tay những lý tưởng, những mơ ước. Chính những lý tưởng, mơ ước làm “nên” ấy sẽ mở đường cho chúng ta, giúp chúng ta xác định được con đường phía trước sẽ phải tiến bước như thế nào. Có được ý chí, chúng ta cũng có được sự kiên trì, sự lạc quan vào những điều tốt đẹp, vào mục tiêu tươi sáng của mình. Chính ý chí là ngọn nguồn cho ta và cùng ta tiến bước. Bạn hãy thử nghĩ xem, nếu không có ý chí và lý tưởng, chúng ta sẽ không thể biết chúng ta nên làm gì, nên hành động như thế nào. Điều đó sẽ có thể dẫn tới việc chúng ta mất phương hướng, hành động sai trái. Vậy mới nói, có chí rất quan trọng, có chí hướng, chúng ta sẽ chỉ hướng tới mục tiêu đã định sẵn, sẽ vượt qua mọi thử thách, khó khăn để thực hiện.
Thế nhưng không phải ai cũng có được ý chí kiên cường như thế. Muốn có được ý chí, đầu tiên chúng ta phải lập ra mục tiêu rõ ràng trong cuộc sống. Chúng ta muốn có điều gì và muốn thực hiện điều gì. Từ đó mới đặt ra mục tiêu cũng như lý tưởng của riêng mình. Điều đó sẽ là kim chỉ nam điều hướng mọi hành động của chúng ta. Khi đã có được lý tưởng, mục tiêu cho riêng mình, hãy lập ra những kế hoạch nhỏ, những bước nhỏ để chuẩn bị tiến tới đích ngắm của mình. Bằng việc thực hiện những công việc nhỏ nhặt, những ý tưởng nhỏ, bạn đã đang dần dần bước tới cánh cửa cuối cùng mà mình hướng tới rồi. Trong khi thực hiện những điều này, chắc chắn bạn sẽ gặp những khó khăn không thể tránh khỏi. Nhưng hãy luôn nhắc nhở mình rằng “Có chí thì nên” hay ” Thất bại là mẹ thành công”. Đừng bao giờ nản lòng bởi vì mỗi khó khăn bạn gặp phải thì bạn đã đang dần tiến gần hơn tới mục tiêu của mình rồi.
Trong cuộc sống của chúng ta, không ít những tấm gương với ý chí, nghị lực vươn lên, chứng minh cho câu tục ngữ “Có chí thì nên” của ông cha ta. Hẳn bạn đã từng một lần nghe tới cái tên của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký – người bị liệt đôi bàn tay và không thể nào cầm bút viết được. Thế nhưng giờ đây, Nguyễn Ngọc Ký đã trở thành một giảng viên đại học. Thầy đã dùng đôi bàn chân của mình thay thế cho đôi tay học lấy những con chữ để khai sáng cho tâm hồn mình và cả cho những thế hệ sau. Thầy đã dạy cho chúng ta biết về ý chí, về lòng quyết tâm, nỗ lực hướng tới mục tiêu của mình. Nếu không có lý tưởng, có mục tiêu phải biết được con chữ, thì liệu thầy có làm nên được điều mà không phải ai cũng làm được đó không? Nếu không có ý chí kiên cường, làm sao đôi chân có thể thay đôi tay khéo léo học được cách viết chữ chứ?
Hay như nhà bác học Thomas Edison cũng khiến người ta phải khâm phục về ý chí của mình. Ông là người đã sáng tạo ra bóng đèn điện qua hai ngàn lần thử nghiệm. Mỗi lần thử nghiệm thất bại, ông đều tự nhủ lần sau sẽ là thành công. Cứ như vậy tới hơn hai ngàn lần thì ông đã thành công thực sự. Vậy nên mỗi bước nhỏ trong kế hoạch cũng đều là một viên gạch để giúp chúng ta bước gần hơn tới mục tiêu của mình. Nếu như không có ý chí thì liệu hai con người này có thể làm nên được những điều kỳ diệu đến thế không? Liệu Nguyễn Ngọc Ký có trở thành một người thầy giáo khiến bao thế hệ phải thán phục? Hay Thomas Edison liệu có được cả thế giới nhắc tới như một nhà bác học vĩ đại nhất hay không?
Với lớp trẻ, lớp thanh niên, câu tục ngữ muốn nhắc nhở chúng ta về ý chí, về chí hướng cần có trong đời để làm nên sự nghiệp, giúp ích cho xã hội. Nếu không có ý chí, chắc chắn sẽ không thể có được thành công, thậm chí có thể đi theo hướng sai lầm. Khi còn là học sinh, sinh viên, chúng ta cũng cần đặt ra cho mình những hướng đi rõ ràng và thực hiện nó bằng tất cả nỗ lực của mình bằng việc học tập, tu dưỡng tốt.
Tác giả Paul Poelo đã nói trong cuốn “Nhà giả kim” rằng: “Khi bạn thực hiện mơ ước thì cả thế giới sẽ chung tay giúp đỡ bạn”. Vậy nên hãy lập ra cho mình một mục tiêu để phấn đấu, kiên trì, bền bỉ tới cùng với mục tiêu đó thì chắc chắn bạn sẽ thành công như ông cha ta nói “Có chí thì nên”.
Giải thích câu tục ngữ Có chí thì nên – Mẫu 2
Trong cuộc sống, con người rất dễ bị nản chí khi thất bại hay gặp khó khăn. Chính vì vậy, ông cha ta từ đời xa xưa đã khuyên nhủ chúng ta phải biết cố gắng, kiên trì, nhẫn nại học tập. Cuộc sống và không ngừng vươn lên mới gặt hái được thành công. Câu tục ngữ “Có chí thì nên” đã được ông cha ta truyền lại từ bao đời. Nó như một lời khuyên, nhắn nhủ cho những thế hệ sau và khuyến khích ý chí mạnh mẽ.
Câu tục ngữ “Có chí thì nên” nghe tưởng chừng ngắn gọn và đơn giản nhưng trong đó lại ẩn chứa một ý nghĩa lớn lao. “Chí” ở đây thể hiểu sự quyết tâm, hoài bão, nghị lực, lý tưởng khi thực hiện kế hoạch hay đang làm một điều gì đó. Còn “nên” là đạt được những kết quả, thành công như mong muốn của bản thân đã đặt ra. Như vậy, cùng với cặp từ “Có…thì” như một lời khẳng định mà ông cha ta đã đặt ra vài trò quan trọng của ý chí cũng như nghị lực trong cuộc sống, cụ thể hơn nữa được thể hiện trên con đường thành công của mỗi người. Con người cần phải có sự quyết tâm, kiên trì, lý tưởng thì mọi gian nan, thử thách đều sẽ vượt qua và đạt được kết quả như mong muốn.
Con đường đời của mỗi người không hẳn khi cũng bằng phẳng, dễ dàng, mà sẽ có những khúc trắc trở, gập ghềnh. Đứng trước những đoạn đường khó khăn ấy, chẳng lẽ chúng ta sẽ lại dừng, hay quay đầu mà không bước tiếp nữa? Nếu như thế thì chắc chắn rằng con người sẽ chẳng bao giờ phats triển và có thể đạt được thành công. Thay vì điều đó, tại sao ta không cố gắng, vững chí để quyết tâm vượt qua những tảng đá sắc nhọn ấy, cho dù phải mất một khoảng thời gian dài, hay quá trình ấy sẽ gây ra nhiều cực nhọc, đau đớn, nhưng cuối cùng chúng ta vẫn phải vượt qua và tiếp tục công cuộc hành trình đó.
Nếu có ý chí, nghị lực cùng với sự quyết tâm thì điều gì cũng sẽ trở nên đơn giản với mỗi chúng ta. Nhưng nếu chỉ biết nhụt chí, nản lòng không dám bước lên phía trước khi gặp gian nan, thử thách thì liệu bạn sẽ làm được gì trong cuộc sống của mình? Từ xưa, trong buổi chiến tranh, ông cha ta đã kiên cường, anh dũng chống trả lại kẻ thù xâm lược để giữ nước, tất cả đều nhờ vào ý chí quyết tâm, đoàn kết, đồng lòng, không run sợ trước những kẻ thù mạnh.
Ngày hôm nay, trong thời hòa bình, nhân dân ta cũng đã và đang cố gắng xây dựng đất nước đi lên, mang vinh quang về cho Tổ Quốc. Có lẽ với mỗi người dân Việt Nam, không ai có thể quên được những kỳ tích U23 Châu Á vừa qua, những chàng “dũng sĩ” trên sân bóng đã mang vinh quang cho toàn thể dân tộc với một ý chí quyết tâm, kiên cường thi đấu hết mình, vượt qua sự khắc nghiệt của thời tiết không từ bỏ bất kỳ một cơ hội nào và cuối cùng họ đã thành công và làm lay động hàng triệu trái tim người hâm mộ Việt Nam.
Như vậy, có thể thấy, mọi thất bại, mọi khó khăn, gian khổ sẽ không phải là điều gì quá khó khăn mà chúng ta không thể vượt qua, bất cứ lúc nào chúng ta cũng không thể gục ngã, chỉ cần ta có quyết tâm, lý tưởng thì sẽ đạt được mục tiêu, đạt được khát vọng mà bản thân mình mong muốn.
Mỗi lần vấp ngã ta sẽ tích lũy thêm cho mình một kinh nghiệm, thử thách cho ta biết nhiều cách suy nghĩ để vượt qua thử thách đó, càng cố gắng chịu đựng khổ cực thì vinh quang sẽ càng lớn. Đừng từ bỏ bất cứ điều gì khi ta vẫn chưa tới đích, đừng nản lòng khi gặp khó khăn, bời vì nếu như thế cánh cửa thành công sẽ đóng lại ngay trước mắt của bạn.
Tất nhiên, chúng ta không thể theo đuổi mãi những điều mà ngoài tầm kiểm soát và khả năng của mình, dù bạn có ý chí nhưng nếu không có trình độ, kiến thức, kỹ năng thì sự kiên trì ấy cũng vô nghĩa, chẳng thể đi đến được thành công mà chỉ thêm mất nhiều thời gian mà thôi.
Muốn vậy, ngay từ bây giờ cần phải rèn luyện, tu dưỡng bản thân mình thật tốt, để có đủ trình độ, kiến thức chuyên môn làm hành trang vững vàng vì thành công mà chỉ có ý chí, sự kiên trì là không đủ. Hay luôn tin tưởng vào bản thân, lạc quan, không sợ hãi rồi chúng ta sẽ đạt được thành công.
Câu tục ngữ “Có chí thì nên” là lời dạy vô cùng quý giá mà ông cha ta đã để lại cho thế hệ sau. Cuộc sống sẽ thật tẻ nhạt nếu như ta không có mục tiêu để phấn đấu và sẽ buồn chán hơn khi ta không đủ nghị lực để đạt được ước mơ đó. Sự cố gắng sẽ sẽ mang lại những thành quả lại vô cùng ngọt ngào. Vậy hãy cố gắng ngay từ khi vẫn là học sinh luôn cố gắng từ những điều nhỏ nhất, để mang lại những điều tốt đẹp cho bản thân.
Giải thích câu tục ngữ Có chí thì nên – Mẫu 3
Cuộc đời mỗi người cũng giống như một bức tranh muôn màu, muôn sắc. Sẽ có màu hồng, nhưng cũng sẽ có những vệt đen, đó chính là những khó khăn thử thách trong cuộc sống mà ta cần rầy công tận sức mà mà vượt qua. Muốn vậy, con người ta cần phải có ý chí, nghị lực, quyết tâm để xoá đi được những vệt đen ấy. Chính vì thế, ông cha ta đã có câu “Có chí thì nên”.
Câu tục ngữ nghe có vẻ ngắn gọn và đơn giản nhưng ẩn chứa một tầng ý nghĩa thật lớn lao. “Chí” có thể hiểu là sự quyết tâm, nghị lực, hoài bão, lý tưởng khi thực hiện một kế hoạch hay làm một điều gì đó. “Có chí thì nên”: “nên” ở đây tức là đạt được thành công, đạt được kết quả như mong muốn, như đã đặt ra. Như vậy, cùng với cách nói “Có… thì”, như một lời khẳng định đanh thép, ông cha ta đã đặt ra vài trò của ý chí, nghị lực trong cuộc sống, cụ thể là trên con đường thành công của mỗi người. Con người ta cần có sự kiên trì, quyết tâm, lý tưởng thì mọi khó khăn, gian nan, thử thách, thất bại đều sẽ có thể vượt qua và đạt được kết quả như mong ước.
Đầu tiên, con đường đời của mỗi người không phải lúc nào cũng bằng phẳng, dễ đi, mà sẽ có những khúc cua gập ghềnh, trắc trở. Đứng trước những đoạn đường ấy, chẳng lẽ ta sẽ cứ đứng lại, hoặc quay đầu trở về mà không bước đi nữa? Nếu như vậy, con người ta sẽ chẳng bao giờ có thể đạt được thành công, vĩnh viễn không thể trưởng thành được. Thay vì điều đó, tại sao ta không vững chí, quyết tâm mà leo bước lên, vượt qua những tảng đá cứng nhọn ấy, dù chỉ là mất một khoảng thời gian, dù cho quá trình ấy sẽ có thể đau đớn,cực nhọc làm sao, nhưng cuối cùng ta vẫn sẽ vượt qua và tiếp tục cuộc hành trình.
Nếu có ý chí, nghị lực, sự quyết tâm, có lẽ điều gì cũng sẽ trở nên không quá khó khăn với chúng ta. Nhưng nếu chỉ biết nản lòng, nhụt chí trước mỗi gian nan, thử thách ấy thì liệu ta sẽ làm được gì trong cuộc sống? Từ xa xưa, trong thời chiến, ông cha ta đã kiên cường, anh dũng dựng nước, chống trả lại kẻ thù xâm lược, đó đều là nhờ vào ý chí quyết tâm, đồng lòng, căm thù giặc ngoại xâm, “quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh”, không run sợ trước kẻ thù xâm lăng. Ngày nay, trong thời bình, nhân dân ta cũng đã, đang và vẫn nhiệt huyết, xây dựng đất nước, đem vinh quang về cho Tổ Quốc. Có lẽ với mỗi người Việt Nam, không ai có thể quên được kỳ tích U23 Châu Á vừa qua. Những chàng “dũng sĩ” quần đùi áo số ấy đã đem về vinh quang cho dân tộc khi lên đường thi đấu với một ý chí, quyết tâm, vượt qua sự khắc nghiệt của thời tiết, kiên cường thi đấu đến giọt mồ hôi cuối cùng, vĩnh viễn không từ bỏ và cuối cùng họ đã thành công, có thể không phải thành công ở đấu trường ấy, nhưng đã thành công khi lay động bao trái tim hàng triệu người hâm mộ Việt Nam vì ý chí, nghị lực của họ.
Một tấm gương điển hình khác đó là thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Tuy bị liệt cả hai tay, nhưng bằng nỗ lực, sự phấn đấu vì ham học, trải qua bao đau đớn, thầy đã tập viết bằng chân và bây giờ đã trở thành thầy giáo ưu tú, tài ba. Như vậy, có thể thấy, mọi thất bại, mọi bất hạnh, mọi khó khăn, gian khổ sẽ không phải là điều gì mà chúng ta không thể vượt qua, đánh ngã chúng ta bất cứ lúc nào, chỉ cần ta có quyết tâm. Nếu như có hoài bão, lý tưởng, ta vẫn sẽ đạt được mục tiêu, đạt được khát vọng mà ta mong muốn.
Mỗi lần vấp ngã sẽ cho ta kinh nghiệm, mỗi thử thách sẽ cho ta biết cách suy nghĩ để vượt qua thử thách đó, càng khổ cực thì vinh quang sẽ càng lớn lao. Đừng từ bỏ bất cứ một điều gì khi ta vẫn còn chưa tới được đích, đừng nản lòng, run sợ khi gặp khó khăn, vì nếu thế cánh cửa của thành công sẽ đóng lại ngay trước mắt bạn. Tất nhiên ta không thể cứ mãi theo đuổi những điều mà ngoài khả năng của mình, dù bạn có ý chí, nghị lực nhưng nếu không có kỹ năng, trình độ, không có tri thức thì sự kiên trì ấy cũng chẳng thể đi đến được thành công mà chỉ làm tiêu tốn thời gian của ta mà thôi. Muốn vậy, cần phải rèn luyện, tu dưỡng bản thân thật tốt, để có đủ trình độ, tri thức làm hành trang vững trãi vì thành công mà chỉ có ý chí, sự kiên trì là không đủ. Luôn tin tưởng vào bản thân mình, lạc quan, không run sợ, tự ti rồi ta sẽ đạt được thành tựu như ta mong muốn mà thôi.
Chẳng có gì là ngoài tấm với, chỉ là bạn có muốn với lấy nó hay không thôi. Muốn vậy thì cần phải “có chí”, có quyết tâm và sự kiên trì. Câu tục ngữ của ông cha ta mới thật đúng đắn mà giàu ý nghĩa làm sao.
Giải thích câu tục ngữ Có chí thì nên – Mẫu 4
Câu tục ngữ “Có chí thì nên” đã đem đến cho chúng ta bài học thật sâu sắc.
Câu tục ngữ này có hai vế: “Có chí” tức là có ý chí quyết tâm, bền lòng. “Thì nên” là đạt được kết quả thành công. Cả câu như muốn nói rằng có ý chí, nghị lực, hoài bão, lý tưởng tốt đẹp, sự kiên trì sẽ gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. Thiếu ý chí sẽ không làm được gì, dễ chán nản, buông xuôi khi gặp khó khăn.
Thực tế trong cuộc sống cho ta biết được rất nhiều điều. Chẳng hạn như Thầy Nguyễn Ngọc Ký, từ nhỏ đã bị liệt cả hai tay, nhưng vì lòng ham học và có ý chí, nghị lực vươn lên, thầy đã tập viết chữ bằng chân. Nhờ sự cố gắng, kiên trì, bền bỉ mà giờ đây Thầy đã là tấm gương sáng để học trò noi theo. Hoặc như là Mạc Đĩnh Chi, nhà nghèo, phải nhờ ánh sáng của đom đóm làm đèn mà học. Nhờ sự chịu khó, kiên trì như thế mà ông đã đỗ đạt làm quan lớn giúp ích cho nhân dân. Như vậy, kiên trì và nhẫn nại là đức tính cần có của mỗi con người. Trong cuộc sống, ai mà chẳng có ước mơ, hoài bão, nhưng ước mơ sẽ vẫn mãi là ước mơ nếu ta không kiên trì theo đuổi. Nhẫn nại luôn là động lực, là sức mạnh giúp con người vượt qua khó khăn và tiến lên phía trước.
Trái ngược với người “Có chí thì nên” là kẻ “thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Những kẻ ấy thường bi quan, không có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc là đùn đẩy, có suy nghĩ là không làm được và từ đó từ bỏ tất cả mọi thứ. Sống cho qua ngày, sống một cách vô nghĩa, vô dụng thì không bao giờ chạm đến thành công. Thử hỏi, trong một xã hội đầy rẫy những kẻ như thế thì xã hội đó đâu còn phát triển, còn đâu mà đi lên?
Tóm lại, “có chí thì nên”, mọi người chúng ta phải biết rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, ý chí của mình ngay từ lúc nhỏ, đặc biệt là ý chí cầu tiến. Vì có như vậy nó mới trở thành nét sống đẹp trong mỗi con người.
Giải thích câu tục ngữ Có chí thì nên – Mẫu 5
Một con người chỉ thực sự trưởng thành khi vượt qua được những gian nan thử thách của cuộc đời và điều ấy đòi hỏi phải có niềm tin, ý chí, nghị lực thật lớn. Ông cha ta từ ngàn đời xưa đã hiểu nguyên tắc sống ấy nên đã răn dạy con cháu trong câu tục ngữ: “Có chí thì nên”. Câu tục ngữ vô cùng súc tích, ngắn gọn mà chứa đựng bài học thật quý báu, đó là chìa khóa dẫn tới thành công của cuộc đời.
Vậy ta nên hiểu câu tục ngữ “Có chí thì nên” như thế nào? Nên phân biệt rõ ràng giữa “trí” và “chí”. “Trí” là sự thông minh, hiểu biết của con người, có được sau quá trình nỗ lực học tập. “Chí” chính là lòng quyết tâm, là ý chí, sức mạnh tinh thần giúp con người ta dũng cảm làm điều gì đó, có được sau quá trình rèn giũa bản thân. “Nên” ở đây được hiểu là sự thành công khi có nghị lực “chí”. Đó chính là thành quả lao động, những trái ngọt mà ta phải đánh đổi bao vất vả, cố gắng để đạt được. Vậy câu tục ngữ khuyên dạy ta rằng: nếu có lòng quyết tâm, hoài bão, sự cố gắng không ngừng nghỉ thì ta sẽ dễ dàng đạt được mục tiêu, ước mơ của bản thân đề ra. Những điều tốt đẹp nhất sẽ chỉ xuất hiện khi nó được đánh đổi bằng nỗ lực, phấn đấu. Thiếu đức tính này, ta sẽ nhanh bị chán nản, mệt mỏi khi đối mặt với những khó khăn. Nghĩa chung của câu tục ngữ này cũng tương tự như câu “Có công mài sắt có ngày nên kim”, “Nước chảy đá mòn” vậy.
“Sức mạnh không đến từ thể chất, nó đến từ ý chí bất khuất” (Mahatma Gandhi). Ý chí chính là động lực lớn lao giúp ta tiến thẳng đến mục tiêu bản thân mà không chút ngần ngại, e sợ. Cuộc đời sẽ không bao giờ báo cho ta biết những khó khăn, vất vả sắp tới nên muốn thành công thì cần tôi luyện cho bản thân một tinh thần thép. Tuyệt vời hơn, ý chí còn là ngọn đèn trong đêm tối mỗi khi ta cảm thấy muốn buông xuôi, gục ngã. Nó sẽ nhắc nhở cho ta lý do mà ta bắt đầu, tiếp thêm sức mạnh cho ta bước tiếp những chặng đường sau này.
Nhìn vào cuộc sống, ta sẽ bắt gặp vô vàn tấm gương với ý chí phi thường. Họ đã làm được bao điều lớn lao cho đời, thật đáng ngưỡng mộ. Ông Cao Bá Quát xưa tuy có tài năng văn phú hơn người nhưng vì chữ xấu mà luôn thấy xấu hổ với mọi người. Ông đã tự răn mình bằng cách thường xuyên thức khuya rèn chữ, buộc tóc lên trần nhà, ngủ gật thì tóc sẽ giật đau, tỉnh dậy lại rèn chữ tiếp. Nhờ sự kiên trì nỗ lực, ông để lại tiếng thơm muôn đời không chỉ bởi văn chương tài ba mà còn bởi chữ viết như “rồng bay phượng múa.” Trông rộng ra hơn một chút, ở nước ngoài, Thomas Edison – nhà sáng chế với hơn mười nghìn lần thất bại để tìm ra chất liệu cho dây tóc bóng đèn. Tự hỏi rằng nếu ngày ấy từ bỏ sớm, liệu nhân loại sau này có thể được hưởng nền văn minh như bây giờ? Và có lẽ, đáng ngưỡng mộ hơn cả là bác Hồ. Hơn ba mươi năm trời người đi khắp bốn bể năm châu để đi tìm con đường cứu nước: “Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng về tổ quốc/Chẳng yên lòng khi ngắm một cành hoa” (Chế Lan Viên). Cả một đời Người cố gắng vì dân vì nước và đã đánh đổi tất cả cho chúng ta hưởng sự yên bình của hôm nay.
Thật đáng thương cho những người dễ nản chí, nhụt chí, thấy khó khăn đã vội chùn bước mà không nghĩ đến cách giải quyết nó. Họ sẽ dễ có những cái nhìn bi quan về cuộc sống, cảm thấy áp lực với mọi việc xung quanh. Họ sống không mục đích, không lý tưởng mà dễ trở nên oán trách xã hội, quay lại hại những người khác. Điều đó thật đáng sợ biết bao! Tự họ lại biến thành gánh nặng của người khác, làm chậm lại quá trình phát triển của xã hội.
Cần làm gì để ta có thể tránh được tình trạng trên? Mỗi người chúng ta hãy trân trọng bài học mà câu tục ngữ “Có chí thì nên” gửi gắm. Đừng hiểu nó là điều gì quá đỗi lớn lao hay xa xôi. “Chí” ấy có thể bắt nguồn từ những việc đơn giản nhất. Hôm nay, bạn quyết tâm tìm cách giải một bài toán khó, đề ra và quyết tâm thực hiện mục tiêu học tập của mình… đã là đáng khen ngợi. Phải rèn luyện cho bản thân tính nhẫn nại và nỗ lực hoàn thành ước mơ, khi ấy ta mới có thể trở thành con người có ích cho cộng đồng, xã hội.
Câu tục ngữ “Có chí thì nên” thực sự là lời dạy vô cùng quý giá mà ông cha ta đã dạy dỗ cho thế hệ sau. Cuộc sống sẽ thật tẻ nhạt nếu không có mục tiêu và phương hướng rõ ràng, và sẽ càng tẻ nhạt hơn nếu ta không đủ nghị lực để đạt được những mục tiêu đó. Sự cố gắng sẽ mặn vị của mồ hôi, thậm chí là nước mắt nhưng thành quả lại vô cùng ngọt ngào, tươi mát. Bạn có muốn được nếm vị ngọt ngào đó? Vậy hãy cố gắng ngay từ hôm nay thôi, từ khi ta vẫn là học sinh vẫn đang ngồi trên ghế nhà trường, hãy cố gắng từ những điều nhỏ nhất, để mang những điều tốt đẹp cho bản thân và rộng hơn là cho đời.
Giải thích câu tục ngữ Có chí thì nên – Mẫu 6
Từ xưa đến nay, ý chí và nghị lực luôn là một phẩm chất cao quý cần có của mỗi người trong cuộc sống. Nói về ý chí nghị lực nhân dân ta có câu tục ngữ: “Có chí thì nên”. Câu tục ngữ đã đề cao ý chí, nghị lực trong cuộc sống và khuyên nhủ chúng ta sống cần phải có ý chí và nghị lực. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu về câu tục ngữ này.
Đầu tiên chúng ta cần hiểu chí ở đây nghĩa là gì? “Chí” chính là nghị lực, ý chí của mỗi con người, nó giúp cho con người có thể vượt qua những khó khăn thử thách để tiến tới đích, tiến tới thành công. Từ thời xưa, ý chí nghị lực đã được tìm thấy trong mỗi người Việt. Trong bao cuộc chiến tranh chống xâm lược thực dân, tinh thần, ý chí, nghị lực của nhân dân ta được phát huy cao độ.
Với những cuộc xâm lược của những đế quốc hùng mạnh như Pháp, Mĩ, chúng ta đứng trước một tình thế vô cùng nguy cấp. Song với ý chí nghị lực vượt khó nhân dân ta đã cùng đồng lòng đứng lên chống giặc ngoại xâm. Dù phải chịu rất nhiều gian khổ thậm chí là hi sinh nhưng nhân dân ta vẫn không hề lùi bước. Chúng ta đã chiến thắng và đánh đuổi được thực dân Pháp, đế quốc Mỹ ra khỏi đất nước, mang lại hòa bình cho dân tộc ta. Chiến thắng đó chính là chiến thắng của ý chí, nghị lực.
Không chỉ có vậy, ta còn thấy được ý chí nghị lực của người Việt qua bao nhiêu tấm gương sáng vẫn được lưu truyền tới ngày nay. Trong bao tấm gương đó có tấm gương của anh Nguyễn Ngọc Ký. Anh là một người bị liệt hai tay từ nhỏ, hai bàn tay của anh không thể viết được. Thấy các bạn cùng trang lứa được đi học còn anh thì ở nhà, anh rất buồn và thấy mình bất hạnh.
Nhưng với ý chí nghị lực của mình, anh không cam chịu số phận, anh đã tập viết bằng chân rất khó khăn, anh viết chữ không thành chữ và rất xấu. Song anh không nản lòng, anh vẫn cố gắng, miệt mài ngồi tập viết. Sau một thời gian anh đã viết được và chữ của anh ngày càng tiến bộ hơn.
Sau này người ta nói rằng chữ của anh chẳng khác gì với chữ của người viết bằng tay và thậm chí còn đẹp hơn nhiều người. Kết quả anh đã trở thành người thầy giáo giỏi. Anh Nguyễn Ngọc Ký chính là một tấm gương sáng ngàn đời cho chúng ta học tập và noi theo. Với ý chí nghị lực vươn lên trong cuộc sống, anh đã hòa nhập được với mọi người và đã trở thành một con người có ích cho cộng đồng.
Còn trong ngày nay, ý chí và nghị lực cũng rất cần thiết đối với mỗi người. Nó cũng được phát huy ở nhiều lĩnh vực của đời sống. Trong lao động sản xuất, có rất nhiều gia đình từ nghèo đói đã vươn lên làm giàu và có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Rồi ngay trong học tập, đã có biết bao tấm gương sáng vượt khó vươn lên học giỏi và trở thành một người tài có ích cho đất nước như chị Nguyễn Thị Thảo.
Chị nhà rất nghèo nhưng không vì nghèo mà chị nản lòng, chị đã vươn lên, vượt qua hoàn cảnh bản thân và chị đã được học bổng, được đi du học ở nước ngoài. Hiện nay chị đang là một giảng viên giỏi một trường Đại học. Đó mới chỉ trong vài lĩnh vực, còn rất nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống mà không ít những tấm gương thể hiện nghị lực. Nhưng nói chung là tất cả những con người trong những lĩnh vực đó đều vươn lên bằng ý chí nghị lực của bản thân và có được hạnh phúc trong cuộc sống.
Tuy nhiên trong thực tế không phải ai cũng nhận thức được vai trò của ý chí nghị lực với cuộc sống của mỗi người. Có những người chỉ biết đến mình mà không nghĩ đến người khác. Đặc biệt là trong thời đại ngày nay, những thanh niên hư hỏng thường gây ra rất nhiều tệ nạn xã hội. Họ không vững vàng và họ đã sa vào những tệ nạn xã hội như ma túy, nghiện hút, đua xe… do những người xấu rủ rê. Nếu có ý chí nghị lực vững vàng thì có lẽ họ đã tránh những tệ nạn đó.
Những người có ý chí nghị lực thì họ nhận được hạnh phúc và luôn thành đạt. Còn những con người không có ý chí nghị lực thì cuộc đời họ như đã chết, chẳng còn ý nghĩa gì cả mà cuộc sống trở nên tầm thường tẻ ngắt và không có mục đích lý tưởng, ý chí vươn lên. Thậm chí họ sống chỉ là có hại cho gia đình, cho đất nước và xã hội ngày nay. Cũng bởi vậy mà mỗi chúng ta sống cần phải có ý chí nghị lực, có vậy thì cuộc sống mới trở nên có ý nghĩa, có sự cạnh tranh công bằng, đất nước ngày càng phát triển và xã hội sẽ ngày càng tốt đẹp hơn, không còn những tệ nạn xã hội.
Những người có ý chí nghị lực vươn lên trong cuộc sống họ đều xuất phát từ những hoàn cảnh bất hạnh, đáng thương hơn những người khác. Cũng xuất phát từ đó mà họ đã có ý chí vươn lên và họ thành đạt. Còn những người không có ý chí nghị lực là những người xuất phát từ sự ngu muội, không vững vàng vào lòng tin của chính mình và những người ấy lại có một kết cục bi thảm và đau thương hơn những người khác. Họ bị xã hội phê phán, lên án và chán ghét.
Từ nhận thức trên chúng ta hiểu rằng sống cần phải có ý chí nghị lực. Có như vậy thì cuộc sống mới có ý nghĩa và chúng ta sẽ trở thành những người thành đạt, là những người có ích, không hổ thẹn với bản thân với mọi người và với đất nước.
Tóm lại câu tục ngữ đã đề cao tinh thần sống có ý chí nghị lực, ý chí nghị lực cũng cần được giữ gìn và phát huy. Ta nhận định rằng câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng.
Giải thích câu tục ngữ Có chí thì nên – Mẫu 7
Sống phải có bản lĩnh. Nhờ có bản lĩnh mà ta có thể vượt qua mọi thử thách trên đường đời và đi tới thành công. Nói về bản lĩnh sống, dân gian có câu tục ngữ thật là chí lí: “Có chí thì nên” đúng trong mọi hoàn cảnh.
“Chí” là lòng quyết tâm, sự kiên trì nhẫn nại. Chí cũng là tự mình phấn đấu, vươn lên, không ỷ vào người khác. Chí là chí khí, sự bền bỉ. “nên” có nghĩa là thắng lợi, thành công, sự tốt đẹp mà ta thu được. “Có chí” là điều kiện, là nguyên nhân; “nên” là hệ quả, kết quả. Câu tục ngữ thật cô đúc, ngắn gọn chỉ có bốn từ mà nêu lên một bài học sâu sắc, nhắc nhở mọi người hãy rèn luyện ý chí, tinh thần bền bỉ, lòng quyết tâm để vượt qua mọi thử thách, khó khăn, vươn lên giành nhiều thắng lợi và gặt hái được nhiều thành công.
Có chí tức là đã có bản lĩnh sống rất đẹp. Không được nhầm lẫn “chí” với “trí”, “trí” là trí tuệ, lý trí, trí khôn, sự hiểu biết, trí thông minh. Nhờ học hỏi mà ta có trí. Nhờ rèn luyện trong thử thách và gian khổ mà ta có chí. Trí và chí là hai phẩm chất tốt đẹp nhất của con người. Mọi tài năng lỗi lạc xưa nay đều có chí và có trí hơn người. “Có chí” thì mới có thể chịu đựng được, đứng vững được trước mọi thử thách khó khăn, không bị gục ngã trước thất bại tạm thời.
Đi học, đi làm, sản xuất, kinh doanh… đều cần có chí. Chí càng cao sức càng bền mới đi tới thành công. Đường đời khó khăn (thế lộ nan) nên ta phải có chí. Đường xa, núi cao, dốc thẳm, sông sâu, tuyết dày…phải có chí mới vượt qua được. Đi thi là phải có chí “cá vượt Vũ Môn”. Kéo pháo vào đánh Pháp ở Điện Biên, bộ đội ta đã thể hiện quyết tâm: “Dốc núi cao cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi”. “Nước chảy đá mòn”, “Kiến tha lâu cũng đầy tổ”, “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
Tất cả đều nói lên tuổi trẻ chúng ta trên đường học tập, tiến quân vào mặt trận khoa học kĩ thuật cũng phải có chí mới có thể thực hiện được ước mơ hoài bão của mình, mới có thể đem tài sức góp phần xứng đáng vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Học tập câu tục ngữ “Có chí thì nên” ta càng thêm thấm thía lời dạy của Bác Hồ:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển,
Quyết chí ắt làm nên”
Giải thích câu tục ngữ Có chí thì nên – Mẫu 8
Trong cuộc sống không có một thành công nào có được mà không trải qua bao gian lao, thử thách. Không một chiến thắng nào giành được mà không phải khó khăn. Con người có kiên trì thì sẽ làm nên thắng lợi. Bởi vậy tục ngữ có câu “Có chí thì nên”.
Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng hàm chứa ý nghĩa thật lớn. Chí chính là nghị lực, ý chí của mỗi con người, nó giúp con người đi đến thành công. Ý chí rất quan trọng trong cuộc đời ta, ý chí giúp con người vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để đạt được ý nguyện. Có tài năng mà không có ý chí thì cũng khó làm nên việc lớn, có tài mà ngại khó ngại khổ thì cũng không thể đi đến đích, không dễ gì gặt hái thành công.
Để thấy được tầm quan trọng của ý chí, chúng ta hãy đi ngược thời gian trở về với các chặng đường lịch sử đã qua, học tập đức tính kiên trì nhẫn nại của người xưa. Một trong những tấm gương về ý chí là anh học trò nghèo thông minh, hiếu học Châu Trí. Vì nhà nghèo, anh phải nương náu cửa chùa, hằng ngày quét lá đa để đốt lửa lấy ánh sáng mà học. Tuy gian khổ nhưng anh không nản chí trong việc học tập của mình. Cuối cùng, người học trò ấy đã đỗ đầu kì thi Hương và thành tài, công danh rạng rỡ, người đời ca ngợi.
Cũng tấm gương như ông ở làng Dương Miện, tỉnh Hà Nam, Nguyễn Hiền sống vào thời vua Trần Thái Tông đã có chí lớn trong học tập. Vì nhà nghèo nên phải đi ở chăn trâu cho phú ông, Nguyễn Hiền muốn học nhưng không được đến trường, chỉ học lỏm, đứng ngoài hè của lớp học để nghe trộm lời thầy giảng. Nguyễn Hiền không ngừng tôi luyện kiến thức, lúc học trên lưng trâu, khi viết xuống mặt đất.. Thế rồi, về sau Nguyễn Hiền đỗ Trạng Nguyên. Nếu không có chí học tập thì làm sao ông có được những phút giây huy hoàng đó?
Gần chúng ta nhất là Hồ Chí Minh, Bác đã thực hiện hoài bão cứu nước, cứu dân, giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà. Lí tưởng của Bác được thực hiện nhờ ý chí và nghị lực. Nhờ tài đức vẹn toàn và ý chí nên Bác đã lái con thuyền cách mạng Việt Nam đến bến bờ. Noi gương Bác, nhân dân Việt Nam đã dùng ý chí của mình để vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, chúng ta đã chiến thắng kẻ thù, thống nhất đất nước. Nếu không có ý chí thì chúng ta mãi sống trong cảnh lầm than, nô lệ. Ý chí đã giúp dân tộc Việt Nam có được hòa bình, tự chủ, độc lập, tự do.
Ngày nay, ý chí rất cần thiết với mỗi con người, nó được thể hiện ở nhiều lĩnh vực của đời sống. Trong học tập, đã có biết bao tấm gương sáng từ những học sinh nghèo vượt khó, học sinh khuyết tật vượt khó. Một tấm gương mà ai cũng biết đó là anh Nguyễn Ngọc Ký, tuy bại liệt hai tay từ nhỏ, anh quyết không cam chịu số phận. Ý chí đã thôi thúc anh luyện viết bằng chân.
Dù rất khó khăn, nhưng anh vẫn kiên trì khổ công tập luyện. Ý chí đã giúp anh đạt ý nguyện: viết được chữ và viết rất đẹp. Không những thế, anh lại còn trở thành thầy giáo giỏi. Ý chí đã giúp anh vượt qua số phận, hòa nhập với cộng đồng và trở thành người có ích cho xã hội. Tấm gương về ý chỉ của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là động lực giúp những người khuyết tật vươn lên, hòa nhập với cộng đồng.
Trong lao động sản xuất, cũng có không ít gia đình từ chỗ đói nghèo đã vươn lên làm giàu bằng ý chí, họ không nản lòng trước khó khăn của cuộc sống, họ chịu khó học tập, đúc kết kinh nghiệm trong quá trình lao động và cuối cùng cũng có được cuộc sống ấm no hạnh phúc. Những hình ảnh trên đã thể hiện tính đúng đắn của câu tục ngữ “Có chí thì nên”. Bởi thế, ta không lí gì mà chùn bước trước những khó khăn trong học tập hoặc lao động, làm việc.
Không nên ỷ lại những năng lực sẵn có của mình mà buông xuôi đi việc rèn luyện, học tập không ngừng. Cũng không nên tự ti bởi năng lực hạn chế của mình mà bỏ cuộc, rút lui. Một người học sinh nếu chịu khó học tập thì sẽ có kết quả tốt đẹp, sẽ có đủ tri thức bước vào tương lai đang chờ ở phía trước. Còn nếu ta sợ khổ cực, không chịu khó học tập thì làm sao có tương lai tươi sáng. Quá trình học tập không phải lúc nào cũng thuận lợi nên cần phải có ý chí vươn lên, chúng ta hãy thực hiện lời dạy của Bác:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Dù việc lớn đến đâu, khó khăn đến mức nào chăng nữa, nhưng có ý chí thì sẽ vượt qua. Đúng như lời răn dạy: “Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi. Nhưng khó vì lòng người ngại núi, e sông”. Ngại khó, ngại khổ nghĩa là không có ý chí. Thực tế cuộc sống cho thấy biết bao thanh niên không có ý chí đã trở thành hư hỏng, cuộc sống của họ chẳng có ý nghĩa gì, họ là mối lo của gia đình, xã hội. Cuộc đời của những người không ý chí sẽ tẻ nhạt và đơn điệu biết bao, còn những ai có ý chí thì sẽ đem lại những thành quả tốt đẹp.
Nói tóm lại, tục ngữ “Có chí thì nên” là lời khuyên sâu sắc giúp con người thấy được giá trị của ý chí, nghị lực. Không có tinh thần vượt khó thì làm sao có thể làm chủ cuộc đời, có được tương lai tươi sáng. Ý chí sẽ giúp ta vượt qua mọi trở ngại trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Giải thích câu tục ngữ Có chí thì nên – Mẫu 9
“Không có gì nghèo bằng không có tài, không có gì hèn bằng không có chí” (Uông Cách). Trên đường đời, ai trong chúng ta không một lần gặp thất bại vì “nhân vô thập toàn”, nhưng con người dễ nản chí khi gặp khó khăn trở ngại. Bởi vậy, ông cha ta ngàn xưa đã khuyên nhủ ta phải cố gắng vươn lên mới đạt được thành công. Câu tục ngữ “Có chí thì nên” đã được truyền lại từ bao đời nay như bài học quý giá. Đây chính là bí quyết để thành công trong cuộc sống.
Vậy “Có chí thì nên” có ý nghĩa như thế nào? “Chí” là gì? Là hoài bão, lý tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Chí là điều cần thiết để con người vượt qua trở ngại. “Nên” là thế nào? Là sự thành công, thành đạt trong mọi việc. Vậy “có chí thì nên” nghĩa là thế nào? Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống. Khi ta làm bất cứ một việc gì, nếu chúng ta có ý chí, nghị lực và sự kiên trì thì nhất định chúng ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại để đi đến thành công.
Một tấm gương tiêu biểu cho tinh thần rèn luyện ý chí để thành công chính là Cao Bá Quát. Thuở nhỏ, Cao Bá Quát đã nổi tiếng về tài văn thơ đối đáp thông minh và tài hoa, song chữ viết rất xấu. Tính khí tuy ngông ngạo, nghịch ngợm nhưng Cao Bá Quát chịu khó và kiên trì trong học tập. Học và làm, bao giờ ông cũng thực hiện đến nơi đến chốn, là được mới chịu. Việc tập viết chữ cho tốt là một ví dụ. Đêm đến, Cao Bá Quát thường thức khuya miệt mài trên trang giấy để tập viết. Khi buồn ngủ, ông tự buộc tóc mình lên xà nhà để mỗi lần “gật” bị tóc giật đau phải tỉnh lại. Chân muốn chạy, ông buộc chân vào cạnh bàn. Tự mình “trị” mình, Cao Bá Quát kiên trì, không tự tha thứ, nản lòng. Do đó, sau này chữ ông rất đẹp như “rồng bay phượng múa”. Mẫu chữ đẹp của ông hiện nay còn lưu lại trong bài đề tựa cuối cùng của Mai Am thi tập của công chúa Lại Đức, tự Thục Khanh, hiệu Mai Am, con gái vua Minh Mệnh.
Tấm gương tiêu biểu nhất về “Có chí thì nên” chính là Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Bác Hồ kết thúc bản di chúc bằng câu: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”. Mong muốn, ý chí, quyết tâm của Bác đã được thể hiện ngay từ thời niên thiếu.
Năm 1906, Nguyễn Tất Thành theo cha vào Huế lần thứ hai và học ở trường tiểu học Pháp – Việt Đông Ba. Tháng 9 năm 1907, Bác vào học tại trường Quốc học Huế, nhưng bị đuổi học vào cuối tháng 5 năm 1908 vì tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kì. Người cha bị triều đình khiển trách vì “hành vi của hai con trai”. Hai anh em Tất Đạt và Tất Thành bị giám sát chặt chẽ. Nguyễn Tất Thành quyết định vào miền Nam để tránh sự kiểm soát của triều đình.
Với ý chí quyết tâm mạnh mẽ, Bác đã đi tìm đường cứu nước. Ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng, Bác lấy tên Văn Ba, lên đường sang Pháp trong vai phụ bếp trên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville, với mong muốn học hỏi những tinh hoa và tiến bộ từ các nước phương Tây. Bác phải chịu muôn vàn gian khổ khi ở nước ngoài, trong những ngày tháng bị giam cầm ở Trung Quốc. Bác đã lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thành công, thống nhất đất nước, đem lại độc lập tự do cho dân tộc.
“Sức mạnh không đến từ thể chất. Nó đến từ ý chí bất khuất”. Tại sao người có ý chí, nghị lực sẽ thành công? Bởi vì đây là một đức tính không thể thiếu được trong cuộc sống khi ta làm bất cứ việc gì. Đường đời không bao giờ bằng phẳng mà luôn có những khó khăn, thử thách. Cho nên muốn thành công đều phải trải qua một quá trình, một thời gian rèn luyện lâu dài. Có khi thành công đó lại được đúc rút kinh nghiệm từ nhiều thất bại khác nhau. Chính ý chí, nghị lực, lòng kiên trì là sức mạnh giúp ta đi đến thành công.
Càng gian nan chịu đựng thử thách trong công việc thì sự thành công càng vinh quang, càng đáng tự hào.
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
(Hồ Chí Minh)
Thật đáng thương cho những người nản chí, nhụt chí! Đây là những con người khi gặp thất bại, khó khăn, thử thách thì tỏ ra tuyệt vọng. Họ không cố gắng vượt qua mà chỉ biết ngồi than thân trách phận. Những người này không chì làm hại chính bản thân mình vì không thành công trên đường đời, mà còn làm hại cả gia đình, xã hội. “Đường đi khó không khó vì ngăn sông, cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông” (Nguyễn Bá Học).
Đối với học sinh chúng ta, câu tục ngữ trên có ý nghĩa sâu sắc vì trong học tập và rèn luyện, muốn thành công, học sinh cần phải rèn luyện ý chí, không ngừng nỗ lực vượt khó khăn, thử thách để đạt mục đích. Chúng ta phải biết rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, ý chí của mình ngay từ lúc nhỏ, đặc biệt là ý chí cầu tiến. Vì có như vậy mới trở thành nét sống đẹp trong mỗi con người. Người học sinh cần tu dưỡng ý chí, bắt đầu từ những việc nhỏ, để khi ra đời làm được việc lớn.
“Học vấn có chùm rễ đắng ngắt nhưng hoa quả lại rất ngọt ngào” (Ngạn ngữ Nga). Tóm lại, câu tục ngữ “Có chí thì nên” khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn trong cuộc sống. Khi chúng ta bắt đầu làm bất cứ một việc gì đó, nếu ta có ý chí nghị lực và sự kiên trì quyết tâm nhất định thì chúng ta sẽ vượt qua mọi khó khăn trở ngại để đi đến thành công, chiến thắng như bài thơ Đi đường mà Bác Hồ đã đúc kết:
“Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”
Giải thích câu tục ngữ Có chí thì nên – Mẫu 10
Có ai đã từng nghe câu: “Mất niềm tin là mất tất cả”. Thật đúng như vậy, niềm tin là động lực thúc đẩy chúng ta phát triển. Và để có được niềm tin rạng rỡ ấy, ý chí và nghị lực là phẩm chất cao quý cần có. Nói về ý chí và nghị lực, nhân dân ta có rất nhiều những câu tục ngữ, câu thành ngữ ca dao đề cập tới. Nổi bật là câu “Có chí thì nên”.
Câu tục ngữ đề cao ý chí nghị lực trong cuộc sống và khuyên nhủ chúng ta sống cần phải có ý chí nghị lực. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu về câu tục ngữ này. Đầu tiên chúng ta cần hiểu “chí” ở đây nghĩa là gì? “Chí” chính là nghị lực, ý chí của mỗi người, nó giúp con người có thể vượt qua những khó khăn thử thách để tiến tới đích, tiến tới thành công. Những dẫn chứng hùng hồn về ý chí nghị lực đã được tìm thấy trong mỗi người Việt.
Cả một trường kỳ lịch sử đấu tranh chống bọn thực dân thối nát xâm lược, tinh thần, ý chí, nghị lực, của nhân dân ta, được phát huy cao độ. Với những đế quốc hùng mạnh như Pháp và Mỹ, chúng ta đứng trước một tình thế vô cùng nguy cấp. Song với ý chí nghị lực vượt khó, nhân dân ta đã đoàn kết một lòng đứng lên chống giặc ngoại xâm giành lại nền độc lập tự do cho dân tộc.
Mặc dù “tượng đài tự do được xây dựng bằng máu và nước mắt” nhưng ý chí chiến đấu cao ngút trời đã mang lại chiến thắng toàn vẹn cho bên chính nghĩa là ta. Chiến thắng đó chính là chiến thắng của ý chí nghị lực. Trải qua suốt chiều dài lịch sử của những năm tháng khốc liệt ấy, ý nghĩa của câu tục ngữ vẫn hoàn toàn đúng đắn. Có biết bao tấm gương sáng vẫn được lưu truyền đến ngày nay.
Chẳng hạn như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Câu chuyện về thầy chưa bao giờ mất đi sức hút đối với trẻ em Việt. Vốn bị liệt hai tay từ nhỏ, không thể viết nhưng ý chí, nghị lực vươn lên, cùng niềm say mê ham học, thầy đã vượt qua tất cả. Bắt đầu từ những chữ viết nguệch ngoạc khó khăn bằng chân, thầy không nản lòng mà ngày đêm tập luyện.
Cuối cùng thầy cũng đã thành công. Những chữ viết ngay ngắn thẳng hàng, đều và đẹp chính là thành quả mà thầy đạt được sau những giọt mồ hôi và nước mắt. Với ý chí nghị lực vươn lên, thầy đã trở thành một nhà giáo ưu tú, một tấm gương sáng rực của biết bao thế hệ học sinh. Chúng ta ngưỡng mộ thầy không chỉ bởi tài năng viết chữ, lòng kiên trì mà còn là ý chí, nghị lực tuyệt vời.
Ý chí nghị lực luôn là cần thiết với mỗi người cho dù ở thời đại nào, lĩnh vực nào của đời sống. Trong lao động sản xuất, có rất nhiều gia đình từ nghèo đói đã vươn lên làm giàu và có một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Trong học tập có biết bao tấm gương vượt khó, vượt hoàn cảnh vươn lên trở thành một người tài, một người có ích cho xã hội. Và chị Nguyễn Thị Thảo là một ví dụ điển hình. Gia đình chị rất nghèo nhưng không vì thế mà chị nản lòng. Chị đã lấy nó làm động lực cho ý chí vươn lên của mình. Chị đã giành được học bổng, được đi du học. Và hiện tại, chị đang là giảng viên của một trường đại học. Đó chỉ mới là một vài lĩnh vực, còn rất nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống không ít những tấm gương thể hiện nghị lực. Nhưng nói chung, họ đều là những con người vươn lên bằng ý chí nghị lực của bản thân và có được những thành quả mà mình mong muốn.
Tuy nhiên trong thực tế không phải ai cũng có thể nhận thức được vai trò và sự cần thiết của “chí”. Bên cạnh những tấm gương sáng, vẫn có một bộ phận không có ý chí vững vàng. Họ dễ bị những cám dỗ, sa chân vào những tệ nạn để rồi lãnh một hậu quả mà không ai mong muốn. Bởi đúng như câu tục ngữ “có chí thì nên”. Có ý chí nghị lực, ắt sẽ thành công.
Ý chí nghị lực kết hợp cùng với kiên trì bền bỉ, bạn sẽ vượt qua mọi chông gai của cuộc đời. Bởi cuộc sống không phải là thảm đỏ, hoa thơm nhờ có ý chí bản thân sẽ vượt qua tất cả. Trước gian lao thử thách, con người phải có một ý chí nghị lực kiên cường. Bác Hồ – vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc của Việt Nam cũng đã khẳng định về sức mạnh của ý chí nghị lực:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Câu tục ngữ là chân lý sống để mỗi người rèn luyện. Thế hệ trẻ chúng ta hãy bằng chính bản lĩnh, ý chí, nghị lực cùng tài năng của mình vượt lên làm chủ cuộc đời, đạt đến những đỉnh cao trong công danh và sự nghiệp.
Giải thích câu tục ngữ Có chí thì nên – Mẫu 11
Tục ngữ Việt Nam giàu có, óng ánh sắc màu trí tuệ. Nó đúc kết bao kinh nghiệm quý báu trong dân gian. Là bài học nhân sinh, cách ứng xử, nó dạy khôn, dạy khéo để làm người. Chỉ nói về lòng kiên trì, ý chí của con người mà nhân dân ta có biết bao câu tục ngữ mang tính giáo dục sâu sắc, tiêu biểu là câu “Có chí thì nên”.
Là con người, ai cũng có ý chí và sự kiên trì thực hiện nó mà ta không hề biết, có lẽ. Vì những việc đó quá đỗi bình thường, xảy ra xung quanh ta mọi lúc mọi nơi đó thôi. Chẳng hạn như khi còn bé, muốn được khen hoặc được một viên kẹo, gói bánh thì ta phải cố gắng ngoan ngoãn, vâng lời, đó là ý chí, hoặc khi ta muốn biết bơi, ta phải có ý chí quyết tâm và kiên trì luyện tập thì mới thành công…
Và còn rất nhiều việc khác ta thể hiện ý chí dù ta không quan tâm là mấy. Quan trọng là cái ý chí của ta còn nhỏ, nó không đủ khả năng để làm những việc to lớn. Nhưng nếu biết phát huy, nuôi dưỡng ý chí nhỏ này lớn lên thì đó là một bước đầu trong sự thành công của bạn rồi đấy! Điều đó hoàn toàn có cơ sở. Người có ý chí, nghị lực thì lại luôn thành công. Vì đây là một đức tính không thể thiếu mà ai cũng cần phải có, khi muốn làm việc gì đó, ta đều phải sử dụng đến nó.
Muốn thành công phải trải qua quá trình rèn luyện lâu dài. Đôi lúc sự thành công lại được rút từ những kinh nghiệm thất bại. Ý chí, nghị lực bền bỉ và sự kiên trì là sức mạnh quan trọng nhất giúp ta đi đến thành công. Càng gian nan, chịu đựng thử thách trong công việc thì thành công càng vinh quang, càng đáng tự hào. Văn hóa con người vẫn chỉ quảng bá và đề cao sự kiên cường. Chúng ta đều được dạy từ lúc nằm nôi là một khi đã quyết định hướng đi và mục tiêu thì nhất định phải vững lòng theo đuổi đến cùng.
Phải theo đuổi cho đến khi thắng lợi vẻ vang hay thất bại hào hùng, nhưng chúng ta tuyệt không được dạy cách rút lui kịp thời, cách bỏ cuộc đúng lúc. Sa lầy trong cuộc chiến, bám trụ một cách bền gan, chôn vùi thêm bao sinh mạng cũng mặc kệ. Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê đến cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của nhân dân ta trong những năm vừa qua, tất cả đều thử thách ý chí kiên trì, bền gan vững chí của cả dân tộc để rồi ta lại giành được độc lập như mong đợi, đánh tan lũ bán nước, cướp nước.
Trong lao động sản xuất và công cuộc xây dựng nước, chỉ với ý chí, nghị lực và đôi bàn tay mà dân ta đã xây dựng nên non sông gấm vóc để giờ đây ta có một cuộc sống hòa bình và một xã hội văn minh. Nhìn những con đê sừng sững đôi bờ sông Cầu, sông Hồng, sông Đáy, sông Thương, hay những ruộng đất màu mỡ, ta lại càng thấy khâm phục ông cha ta biết bao nhiêu… Bác Hồ, lãnh tụ vĩ đại – nhân vật tiêu biểu với hai bàn tay trắng, nghị lực bền bỉ và sự quyết tâm đã ra đi tìm đường cứu nước, đưa nước nhà thoát khỏi cảnh đô hộ, lầm than của bọn xâm lược…
Trong học tập, đức kiên trì lại càng rất cần thiết để có được thành công. Từ một em bé mẫu giáo vào lớp một, bắt đầu cầm phấn viết chữ O đầu tiên đến khi biết đọc, biết viết, biết làm toán rồi lần lượt mỗi năm một lớp, phải mất mười hai năm mới hoàn thành những kiến thức phổ thông. Trong quá trình lâu dài ấy, nếu không có lòng kiên trì luyện tập, cố gắng học hành, làm sao có ngày cầm được bằng tốt nghiệp.
Người bình thường đã vậy, với những người như Nguyễn Ngọc Ký, lòng kiên trì bền bỉ lại càng cần thiết để vượt qua khó khăn. Vốn bị liệt hai tay từ nhỏ, anh đã kiên trì luyện viết bằng chân để có thể đến lớp cùng bạn bè. Đức kiên trì và ý chí vượt bao khó khăn, gian khổ đã giúp anh chiến thắng số phận. Anh đã học xong phổ thông, học xong đại học và trở thành thầy giáo, một nhà giáo ưu tú.
Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng biết danh hài Hoài Linh đại tài nhỉ. Từ nhỏ, Danh hài Hoài Linh đã phải đi bán hàng rong để có thể kiếm sống qua ngày và nuôi cho các anh em gia đình. Bắt đầu sự nghiệp ca hát từ khi gặp một đoàn nhạc kịch trong một lần bán hàng rong. Chú đã cố gắng lấy lòng tin của mọi người trong đoàn, càng ngày càng có chỗ đứng trong xã hội, được mọi người yêu thích. Hay là diễn viên Angela Phương Trinh, chị ấy cũng có hoàn cảnh như chú Hoài Linh. Nhưng rồi cũng cố gắng vượt qua thực hiện mơ ước của bản thân mình. Không chỉ trong nước, hãy bước xa hơn, bước ra ngoài thế giới rộng lớn này, ta sẽ thấy được còn rất nhiều con người kiên trì, quyết tâm như Bác, như thầy Ký. Ai cũng biết đó là Thomas Edison, nhờ sự nỗ lực, ý chí mà ông đã sáng chế ra bóng đèn điện sau 10000 lần thất bại. Lincoln phải rất cố gắng để trở thành tổng thống của Hoa Kỳ.
Helen, nhà văn, nhà giáo dục nổi tiếng, luôn giúp đỡ những người có hoàn cảnh giống mình. Nhờ ý chí, nghị lực, bà luôn phấn đấu không ngừng dù cửa sổ tâm hồn của bà không nhìn được, dù không được ngắm nhìn vẻ đẹp muôn màu của thế giới xung quanh…. Ngoài ra, còn có các danh nhân mà ai cũng biết đến như: Newton, Marie Curie… Từ đó, ta thấy được rằng những nhân vật, danh nhân nổi tiếng đều có ý chí quyết tâm rất cao và nghị lực bền bỉ. Họ – những con người tài năng ấy là những tấm gương sáng để chúng ta học tập theo.
Vậy nên, ý chí, nghị lực luôn có mặt và ở xung quanh ta, nó rất cần thiết.Nếu chỉ một lần thất bại mà đã vội nản lòng, nhụt chí thì sẽ không bao giờ ta đạt được mục đích, và ta sẽ chẳng bao giờ nếm được cái mùi vị tuyệt vời của sự thành công đâu! Nếu Edison nhụt chí ngay từ lần đầu chế tạo bóng đèn điện thì sẽ chẳng bao giờ ông làm ra được nó cả. Hãy nghĩ thử xem, nếu ai cũng nản lòng, thất bại như vậy thì có lẽ nhân loại sẽ không bao giờ được sống trong xã hội văn minh, hiện đại này với tivi, máy tính, hay các trang thiết bị thông minh.
Thế thì sao? Con người sẽ mãi mãi sống trong thời cổ đại mà thôi! “Có chí thì nên”, câu châm ngôn “như đinh đóng cột” ấy đặt chúng ta trước một phương châm, một kim chỉ nam định hướng cho cuộc đời mình. Đó là một chân lý chắc chắn. Nó khẳng định giá trị, ý nghĩ của ý chí và cả sự kiên trì lẫn bên trong.
Câu nói giản dị này như một lời khuyên, lời nhắn nhủ quý báu và hơn thế nữa, như một chân lý hiển nhiên của cuộc đời, khiến cho ai đó mỗi khi đọc lên phải tự ngẫm lại mình. Với mỗi tâm hồn thế hệ 8x, 9x thời đại mới, những người đang đứng trước nhiều thử thách về năng lực trí tuệ, trước những đòi hỏi lớn về tiếp nhận tri thức mới mẻ… mà “thiếu chí” và “nhụt chí” thì hẳn là khó có thể đi tới đích mình cần trên con đường lập thân, lập nghiệp.
Tôi nghĩ, chắc nhiều bạn học sinh còn mải chơi quên học hoặc học chưa hết sức, chắc hẳn sẽ giật mình khi nghe ai nói tới câu tục ngữ “Có chí thì nên”. Vậy nên, hãy tu dưỡng đức tính này ngay từ những việc nhỏ nhất đi nhé.
Giải thích câu tục ngữ Có chí thì nên – Mẫu 12
Ngày nay, có biết bao nhiêu người vừa mới gặp khó khăn là đã từ bỏ, nản chí. Thế nhưng bên cạnh đó còn có những con người có ý chí, quyết tâm để đạt mục đích chính đáng của mình. Chính họ đã nhận ra rằng: “Có chí thì nên”.
“Có chí thì nên” – một bài học giáo dục cho con trẻ rất hay của người xưa, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ hiện nay. Đôi khi chính chúng ta phải nhìn nhận rằng số người thiếu sự quyết tâm, ý chí phấn đấu cầu tiến ngày càng nhiều trong xã hội. Dường như chính bản thân họ, đúng hơn là sự tự giác, tự thân vận động đã bị mất đi trong cái tiện nghi đầy đủ. Vì lẽ đó mà học lại sống một cách an nhàn, thiếu sự nỗ lực, ý chí cầu tiến. Và sẽ tai hại hơn khi chính họ chưa được rèn luyện, được dạy cách thích ứng với mọi tình huống bất ngờ xảy đến.
Mặc khác còn có những người lại bi quan, không có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc trước mắt là đùn đẩy, có suy nghĩ là sẽ không làm được, từ bỏ tất cả mọi thứ. Những con người ấy chỉ nhìn sự việc qua một khía cạnh, một khía cạnh bó hẹp trong cái khuôn khổ mà họ tự tạo ra. Một cái vỏ bọc của sự bi quan. Họ chỉ thấy cái xấu, cái bất lợi trước mắt nhưng lại quên đi lợi ích lâu dài.
Bên cạnh đó lại có những người mới vừa gặp thử thách đầu tiên là lại tự bỏ cuộc. Chuyện này đã quá quen thuộc. Việc từ bỏ nhanh chóng ấy là do người đó thiếu sự tự tin, cầu tiến, họ sợ thất bại, họ không dám nhìn nhận sự thật dù có thể là phũ phàng. Và cũng đôi khi có nhiều người đã nỗ lực hết sức mình để vượt qua thử thách nhưng lại không đạt được kết quả mong muốn. Điều đó lại càng dẫn đến việc người ấy sẽ bị áp lực đè nặng, để rồi nản chí, dừng cuộc đua nửa chừng trong khi bản thân học chỉ mới đi một phần ba chặng đường.
Thật ra chẳng có gì mới lạ cả. Con người từ cổ chí kim vẫn chạy đường trường trên cái lối mòn, ngặt nghèo này. Xã hội loài người vẫn luôn trọng vọng những ai đạt được mục đích của mình và mục đích càng cao lại càng thêm vinh dự. Cái chính yếu và được đề cao vẫn lài cái quyết tâm, chừng nào còn bền gan trên đường; cho dù đã thất thểu, hay chỉ còn thoi thóp thì tệ lắm cũng vẫn được người đời khen tặng là có chí hướng, có nghị lực.
Vì vậy, chúng ta cứ cố gắng hết sức của mình, hãy sử dụng chính khả năng, con người thật của ta thì dù có thất bại đi chăng nữa, chúng ta cũng vui lòng. Điều đó đâu đáng để ta buồn, có thất bại mới có thành công, có nghị lực mới đạt được kết quả. Văn hóa con người vẫn chỉ quảng bá và đề cao sự kiên cường. Chúng ta đều được dạy từ lúc nằm nôi là một khi đã quyết định hướng đi và mục tiêu thì nhất định phải vững lòng theo đuổi đến cùng.
Phải theo đuổi cho đến khi thắng lợi vẻ vang hay thất bại hào hùng, nhưng chúng ta tuyệt không được dạy cách rút lui kịp thời, cách bỏ cuộc đúng lúc. Sa lầy trong cuộc chiến, bám trụ một cách bền gan, chôn vùi thêm bao sinh mạng cũng mặc kệ. Nhưng để lập trường bị lung lạc hay mất niềm tin là tệ hại, xét lại mục tiêu hay đường hướng đặt ra cho dù trên cơ sở nào cũng vậy thì quả phạm vào tối kỵ.
Điều này nghe chừng như chỉ là một sự ràng buộc về văn hóa hay xã hội, song thực sự lại có vẻ được đóng khuôn sẵn trong tâm trí, tư duy con người. Theo đó, chính những con người có khả năng lý luận sâu sắc lại là những người ít sẵn sàng tự chuyển đổi cách nhìn. Trái lại, họ là thành phần bám víu mạnh mẽ nhất vào đường hướng đã từng lựa chọn. Lẽ nào, con người ta lại tâm niệm cuộc sống chỉ là những quãng đường việt dã nối tiếp và đã lên thì không thể dừng hay quay lại.
Nói thẳng ra là chính chúng ta cần phải biết lượng sức mình, đừng lấy cái tính bền chí của mình mà lại làm dụng nó vì mục đích thiếu thiết thực. Nếu nói một vận động viên chỉ cần tính bền bỉ, kiên cường là có thể chinh phục đường đua 42km thì quả là một sai lầm. Họ hiểu rằng chỉ một yếu tố “ý chí” thì không thể giúp họ hoàn thành chặng đường nếu thiếu “sức lực”.
Chúng ta cũng như học nhưng thay vào đó là “cơ hội”. Chính chúng ta tạo nên cơ hội và cần phải khôn ngoan trong việc tận dụng nó. Đừng nên chỉ ngồi đó mà “há miệng chờ sung”. Và khi biết cách tạo ra cơ hội cho bản thân mình thì ắt hẳn người ấy sẽ có được lợi thế.
Việc để có được ý chí bền bỉ cần phải dựa vào chính chúng ta. Nó dễ có, nhưng cũng dễ mất nếu như không biết gìn giữ và di dưỡng nó hằng ngày. Đừng cố tạo ra áp lực cho ta, điều đó sẽ gây ra việc phản tác dụng trong việc hình thành tính “kiên trì”. Mối quan hệ giữa “chí” và “cơ hội” là sự liên kết chặt chẽ mà một người muốn thành công có. Xét cho cùng, mọi người trong chúng ta cần tu dưỡng đức tính của mình, đặc biệt là ý chí cầu tiến. Có như vậy, nó mới trở thành một nếp sống đẹp trong mỗi con người.
Giải thích câu tục ngữ Có chí thì nên – Mẫu 13
Mỗi khi gặp khó khăn, chướng ngại con người chúng ta rất dễ nản chí, không muốn vượt lên. Hiểu được điều ấy, ông cha ta đã có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ khuyên răn chúng ta phải biết vươn lên, vượt qua chướng ngại. Một trong các câu tục ngữ, ca dao ấy là “Có chí thì nên”, nhắc nhở chúng ta phải vững chí trước những khó khăn trong cuộc sống. Đó chính là lời khuyên nhủ rất quan trọng đối với chúng ta, là bí quyết để ta vươn đến thành công.
“Có chí thì nên” mang ý nghĩa rất sâu sắc. “Có chí” là có nghị lực, ý chí và quyết tâm vững vàng, “thì nên” là đạt được đến thắng lợi, thành công trong cuộc sống. Câu nói ấy là một lời khuyên, một bài học mà ông cha ta đã đúc kết từ ngàn đời truyền lại cho con cháu chúng ta, khẳng định đức tính kiên nhẫn, bền bỉ chính là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công. Nếu có sự kiên nhẫn và quyết tâm cao độ thì ta sẽ thành công dù cho việc ấy khó khăn tưởng chừng không thể hoàn thành được.
Người có ý chí không hề ngã lòng khi gặp phải khó khăn, gian khổ. Chính vì có ý chí nên họ đã đi đến vinh quang và là tấm gương sáng cho mọi người noi theo. Như Mạc Đĩnh Chi – cậu bé nhà nghèo phải nhờ ánh sáng của đom đóm làm đèn mà học. Bằng sự chịu khó và kiên trì, ông đã đỗ đạt làm quan lớn giúp ích cho nhân dân. Bác Hồ cũng là tấm gương điển hình về ý chí, nghị lực. Bác đã nhẫn nại, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn trên con đường cứu nước.
“Có chí thì nên” là một đức tính không thể thiếu được trong cuộc sống. Vì con đường đưa ta đến thành công luôn có rất nhiều chông gai, chướng ngại. Để tiến tới thành công, ý chí và nghị lực là những yếu tố đầu tiên giúp ta vượt qua những thử thách ấy. Có ý chí vững vàng, chúng ta sẽ không ngần ngại vượt qua khó khăn, rèn luyện, hoàn thiện bản thân mình để có thể theo đuổi những ước mơ, hoài bão của mình.
Ý chí góp thêm sức mạnh cho ta vững tin trước những tai ương, biến cố của của cuộc sống. Có được ý chí, nghị lực sẽ giúp con người chúng ta năng động, sáng tạo và giúp ta có thể có những giải pháp tốt nhất để ta có thể vượt qua khó khăn, gian khổ và đạt được mục đích của mình. Nếu không có ý chí, con người chúng ta sẽ không thể nào thành công trong cuộc sống. Chúng ta ngần ngại, rụt rè không dám đối diện với những chướng ngại, thử thách trên đường đời.
Thế nhưng trong xã hội hiện nay, vẫn còn rất nhiều người thiếu ý chí, thiếu nghị lực. Họ rất dễ nản chí, yếu đuối ngại công việc, sợ khó sợ khổ hay dễ ngả lòng và bi quan trước khó khăn. Những con người ấy sẽ thiếu tự tin, hay dựa dẫm vào người khác, thiếu bản lĩnh và ít khi đạt được thành công trong cuộc sống.
Có ý chí là chìa khóa để đưa ta đến thành công. Tuy nhiên ngoài ý chí ra chúng ta cần phải biết vận dụng óc thông minh sáng tạo của mình để đạt được hiệu quả cao trong công việc. Mỗi người cần phải biết dung hòa giữa lý trí và tình cảm để đạt được kết quả tốt nhất trong công việc. Ý chí đưa ta đến thành công vì thế ngay từ bây giờ chúng ta cần phải rèn luyện bản thân mình có ý chí và nghị lực.
Câu tục ngữ “có chí thì nên” bao hàm ý nghĩa sâu xa. Bài học mà ông cha ta để lại thật đáng trân trọng.
Giải thích câu tục ngữ Có chí thì nên – Mẫu 14
Ông cha ta đã để lại cho con cháu những bài học quý báu thông qua những câu tục ngữ. Một trong số đó là câu “Có chí thì nên” là lời nhắc nhở mỗi người việc rèn luyện ý chí trong cuộc sống.
Đầu tiên, cần hiểu rằng “chí” là ý chí, nghị lực của mỗi người – thuộc về yếu tố tinh thần. Còn “nên” muốn chỉ đến sự thành công trong cuộc sống. Câu tục ngữ muốn nói với chúng ta rằng con người nếu có ý chí, nghị lực sẽ vượt qua được mọi khó khăn và tiến đến với mục tiêu mà bản thân mong muốn.
Có ý chí, nghị lực thì con người không ngại đối mặt với những thử thách trên cuộc hành trình “vô tận” để bước đến đích. Đồng thời, chúng ta cũng có được sự kiên trì, quyết tâm và nỗ lực để vươn tới những ước mơ của bản thân. Có ý chí đồng nghĩa với việc có bản lĩnh – dù khó khăn đến đâu chỉ cần tinh thần không ngại dấn thân, không lo lắng hay sợ hãi thì đều có thể vượt qua.
Vậy mỗi chúng ta cần làm gì để rèn luyện cho mình một “ý chí thép”? Trước hết, con người cần xác định cho bản thân một một mục tiêu phấn đấu. Có lí tưởng sống, có ước mơ thì mới có động lực để hành động. Khi đã xác định được mục tiêu, chúng ta cũng cần phải lập ra những kế hoạch nhỏ, những công việc nhỏ làm bước tiến dần tới mục tiêu lớn hơn cũng như tiến dần tới mơ ước của mình. Đồng thời, con người cần rèn luyện sự tự tin vào bản thân. Cũng như tự mình nỗ lực trước mọi khó khăn sóng gió và thử thách, luôn kiên trì, quyết tâm thì sẽ thành công.
Cuộc sống có rất nhiều tấm gương về sự kiên trì vượt khó. Từ quá khứ, có lẽ chúng ta phải kể đến Mạc Đĩnh Chi – vị trạng nguyên nổi tiếng của dân tộc. Thuở nhỏ, ông vốn là một cậu bé hiếu học nhưng nhà nghèo. Khi bạn bè hàng ngày được đi học, ông phải vào rừng kiếm củi để phụ giúp gia đình. Cậu bé Mạc Đĩnh Chi khi ấy, nhờ sự giúp đỡ của thầy đồ nên được vào lớp học. Ban ngày đi kiếm củi, ban đêm bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng cho sáng để học bài. Ngày qua ngày nhờ sự kiên trì và nghị lực phi thường, khoa thi năm Giáp Thìn (1304). Mạc Đĩnh Chi thi đỗ trạng nguyên. Hay đến với hiện tại, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký có lẽ là cái tên mà không ai không biết đến. Cậu bé Nguyễn Ngọc Ký khi còn nhỏ vô cùng hiếu học. Cho đến năm lên bốn tuổi, một cơn bạo bệnh đã cướp mất đôi bàn tay của ông. Tưởng như sự nghiệp học hành phải chấm dứt, nhưng bằng nghị lực phi thường cùng như lòng kiên trì không ngại khó khăn, ông đã rèn luyện để có thể viết chữ bằng chân. Ông từng kể lại, mọi chuyện lúc đầu vô cùng khó khăn tưởng chừng như muốn từ bỏ. Nhưng khi bình tâm lại tiếp tục rèn luyện thì dần dần viết được chữ cái, rồi sau đó còn vẽ vẽ được bằng thước, xoay được compa… Nếu không có lòng kiên trì vượt qua bệnh tật và khó khăn, có lẽ ngày hôm nay chúng ta đã không được biết đến cái tên Nguyễn Ngọc Ký – từng được Bác Hồ hai lần trao tặng huy hiệu cao quý.
Là một học sinh, tôi càng ý thức sâu sắc về ý nghĩa của câu tục ngữ trên. Từ đó tự mình rèn luyện ý chí, nghị lực để vượt qua những khó khăn trong học tập, cuộc sống. Tin chắc rằng như lời răn dạy của ông cha ta: “Có chí thì nên”, “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
Giải thích câu tục ngữ Có chí thì nên – Mẫu 15
Trong cuộc sống, con người luôn phải đối mặt với muôn vàn những thử thách. Để có thể bước đến đích đến, chúng ta cần phải ghi nhớ lời dạy bảo đầy sâu sắc của ông cha ta: “Có chí thì nên”.
Câu tục ngữ được đặt trong mối quan hệ nhân quả: “có chí” sẽ “nên”. Đầu tiên, “chí” là ý chí, nghị lực của mỗi người – thuộc về yếu tố tinh thần. Còn “nên” muốn chỉ đến sự thành công trong cuộc sống. Câu tục ngữ muốn nói với chúng ta rằng con người nếu có ý chí, nghị lực sẽ vượt qua được mọi khó khăn và tiến đến với mục tiêu mà bản thân mong muốn đạt được.
Có ai mà không biết đến Cao Bá Quát – một con người nổi tiếng với tài văn hay chữ tốt. Nhưng khi còn đi học, ông thường bị cho điểm kém vì chữ xấu. Một lần nọ, Cao Bá Quát có viết đơn cho một bà cụ để kêu oan. Bà cụ đem nộp lá đơn lên cho quan nhưng vì chữ viết quá xấu mà quan đọc không được bèn thét lính đuổi bà cụ ra khỏi công đường. Khi đó, ông mới thấm thía rằng: “dù văn hay đến đâu mà chữ xấu cũng chẳng ích gì!”. Chính vì lẽ đó, Cao Bá Quát đã quyết tâm luyện chữ với phương pháp vô cùng công phu. Tối nào ông cũng luyện viết và phải viết xong mười trang vớ mới chịu đi ngủ. Lòng quyết tâm cũng như sự kiên trì đã giúp ông đạt được kết quả như mong muốn. Chúng ta còn biết đến Bác Hồ – vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam. Người đã bôn ba ở nước ngoài suốt ba mươi năm để tìm ra con người cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta. Những năm tháng ấy, dù khó khăn và gian khổ, dù phải làm nhiều nghề để kiếm sống, nhưng với lòng yêu nước cũng như sự quyết tâm không ngại gian khó, Người vẫn vượt qua. Đến cuối cùng, thành quả ngọt ngào đã đến, Hồ Chí Minh đã thành lập Đảng – bộ máy lãnh đạo và cùng với Đảng lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám giành lại độc lập cho dân tộc. Quả là người có ý chí, nghị lực sẽ kiên trì cố gắng để đạt được mục tiêu của bản thân.
Đối với một học sinh như tôi, việc ý thức về ý nghĩa của câu tục ngữ trên là vô cùng quan trọng. Tôi luôn cố gắng kiên trì học tập, không ngại phải đối mặt với những khó khăn gặp phải khi giải một bài toán khó hay viết một bài văn… Xung quanh tôi, có nhiều bạn dù có hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng vẫn vươn lên cố gắng học tập và đạt thành tích tốt… Điều đó thật đáng ngưỡng mộ. Những bên cạnh đó, còn không ít bạn học sinh không chịu cố gắng học tập, ỷ lại vào thầy cô và bạn bè. Khi gặp phải khó khăn đã tỏ ra chán nản, thậm chí là từ bỏ. Những hành vi đó cần phải lên án và tránh xa.
Đúng như lời răn dạy của ông cha ta, mỗi người cần hiểu được tầm quan trọng của ý chí, nghị lực trong cuộc sống để sớm rèn luyện bản thân trở nên tốt đẹp hơn.