Vật lí 11 Bài 20: Lực từ – Cảm ứng từ, Giải bài tập Vật lí 11 bài 20 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ
Vật lí 11 Bài 20: Lực từ – Cảm ứng từ giúp các em học sinh lớp 11 nắm vững kiến thức về lực từ, từ trường đều, cảm ứng từ. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Vật lí 11 chương 4 trang 128.
Việc giải bài tập Vật lí 11 bài 20 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Đồng thời giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết giải Lý 11 bài 20 Lực từ – Cảm ứng từ, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.
Câu 1
Phát biểu các định nghĩa:
a) Từ trường đều.
b) Lực từ.
c) Cảm ứng từ.
Lời giải:
a) Từ trường đều.
– Là từ trường có các đường sức từ là những đường thẳng song song, cùng chiều và cách đều nhau..
b) Lực từ
Vecto lực từ F là lực tác dụng nên một dòng điện hay một phần tử dòng điện đặt trong từ trường.
Vecto lực từ F tác dụng nên phần tử dòng điện I. khi đặt trong từ trường đều, tại đó có cảm ứng từ B được xác định:
– Điểm đặt: Tại trung điểm của M1M2
– Phương: vuông góc với l và B.
– Chiều: tuân theo quy tắc bàn tay trái “để bàn tay trái sao cho B hướng vào lòng bàn ta, chiều từ cổ tay đến ngón giữa là chiều dòng điện khi đó chiều ngón cái choãi ra chỉ chiều của F”.
– Độ lớn: F = I.B.l.sinα (trong đó α là góc hợp bởi B và l)
c) Cảm ứng từ.
Vectơ cảm ứng từ đặc trưng cho từ trường tại một điểm – ký hiệu B được xác định bởi
– Hướng: trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.
– Độ lớn:
(Trong đó F: độ lớn của lực từ tác dụng nên phần tử dòng điện có độ dài l, cường độ dòng điện I đặt vuông góc với hướng của từ trường tại điểm đó)
– Đơn vị cảm ứng: Tesla (T) (1T = 1N/(A.m))
Câu 2
Phát biểu định nghĩa đơn vị tesla.
Gợi ý đáp án
Một tesla là cảm ứng từ của một từ trường đều sao cho khi đặt một dây dẫn dài 1m vào từ trường đó và vuông góc với các đường sức từ, nếu dòng điện qua dây dẫn có cường độ 1A thì lực từ tác dụng lên dây dẫn là 1N.
Câu 3
So sánh lực điện và lực từ.
Lời giải:
Câu 4
Phát biểu nào dưới đây sai?
Lực từ tác dụng nên phần tử dòng điện
A. Vuông góc với phần tử dòng điện.
B. Cùng hướng với từ trương
C. Tỉ lệ với cường độ dòng điện
D. Tỉ lệ với cảm ứng từ
Lời giải:
Lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện luôn vuông góc với véctơ cảm ứng từ B =>câu sai B.
Đáp án: B
Câu 5
Phát biểu nào dưới đây là đúng?
Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường
A. Vuông góc với đường sức từ.
B. Nằm theo hướng của đường sức từ.
C. Nằm theo hướng của lực từ.
D. Không có hướng xác định.
Lời giải:
Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường nằm theo hướng của đường sức từ.
Đáp án: B
Câu 6
Phần tử dòng điện I.l nằm trong từ trường đều có các đường sức từ thẳng đứng. Phải đặt I.l như nào để cho lực từ:
a) Nằm ngang.
b) Bằng không.
Lời giải:
a) Phải đặt I.l vuông góc với mặt phẳng hình vẽ. Ví dụ như hình vẽ dưới:
b) Phải đặt I. l song song với các đường sức từ.
Câu 7
Phần tử dòng điện I.l được treo nằm ngang trong một từ trường đều. Hướng và độ lớn của cảm ứng từ B phải như thế nào để lực từ cân bằng với trọng lực m.g của phần tử dòng điện?
Lời giải:
Lực từ cân bằng với trọng lực của phần tử dòng điện có nghĩa là lực từ có phương thẳng đứng và hướng lên. Ví dụ như hình vẽ.
Theo quy tắc bàn tay trái, xác định được vectơ cảm ứng từ B có:
+ phương: nằm ngang sao cho góc α = (B, l) ≠ 0 và 180o;
+ chiều: tuân theo quy tắc bàn tay trái.
+ độ lớn: