Vật lý 8 Bài 1: Chuyển động cơ học, Giải bài tập Vật lý 8 Bài 1: Chuyển động cơ học giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững được kiến thức về tính tương đối của chuyển
Vật lý 8 Bài 1: Chuyển động cơ học giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững được kiến thức về tính tương đối của chuyển động và đứng yên. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Vật lí 8 chương I trang 4, 5, 6.
Việc giải bài tập Vật lí 8 bài 1 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Đồng thời giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.
Xem Tắt
- 1 Bài C1 (trang 4 SGK Vật lí 8)
- 2 Bài C2 (trang 5 SGK Vật lí 8)
- 3 Bài C3 (trang 5 SGK Vật lí 8)
- 4 Bài C4 (trang 5 SGK Vật lí 8)
- 5 Bài C5 (trang 5 SGK Vật lí 8)
- 6 Bài C6 (trang 5 SGK Vật lí 8)
- 7 Bài C7 (trang 5 SGK Vật lí 8)
- 8 Bài C8 (trang 5 SGK Vật lí 8)
- 9 Bài C9 (trang 6 SGK Vật lí 8)
- 10 Bài C10 (trang 6 SGK Vật lí 8)
- 11 Bài C11 (trang 6 SGK Vật lí 8)
Bài C1 (trang 4 SGK Vật lí 8)
Làm thế nào để nhận biết một ô tô trên đường, một chiếc thuyền trên sông, một đám mây trên trời… đang chuyển động hay đứng yên?
Lời giải:
Để biết một ô tô trên đường, một chiếc thuyền trên sông, một đám mây trên trời đang chuyển động hay đứng yên, trước hết chọn một vật cố định nào đó làm mốc (có thể chọn cột điện bên đường, bên bờ sông) và kiểm tra xem vị trí của ô tô, thuyền hoặc đám mây có thay đổi so với vật mốc đó hay không.
+ Ta nói chúng đứng yên nếu vị trí không thay đổi so với vật làm mốc.
+ Ta nói chúng chuyển động nếu vị trí thay đổi so với vật làm mốc.
Bài C2 (trang 5 SGK Vật lí 8)
Hãy tìm ví dụ về chuyển động cơ học, trong đó vật được chọn làm mốc.
Lời giải:
Chuyển động của các vật trong câu C1 là chuyển động cơ học, trong đó cột điện bên đường, bên bờ sông hay mặt trời là những vật là mốc.
Bài C3 (trang 5 SGK Vật lí 8)
Khi nào vật được coi là đứng yên? Hãy tìm ví dụ về vật đứng yên, trong đó chỉ rõ vật được chọn làm mốc.
Gợi ý đáp án:
Vật không thay đổi vị trí đối với một vật khác được chọn làm mốc thì được coi là đứng yên.
Ví dụ: Người ngồi trên đoàn tàu đang chuyển động, vị trí của người trên tàu không đổi nên so với tàu thì người ở trạng thái đứng yên.
Bài C4 (trang 5 SGK Vật lí 8)
So với nhà ga thì hành khách chuyển động hay đứng yên? Tại sao?
Gợi ý đáp án:
So với nhà ga thì hành khách đang chuyển động vì vị trí của người này thay đổi so với nhà ga.
Bài C5 (trang 5 SGK Vật lí 8)
So với toa tàu thì hành khách chuyển động hay đứng yên? Tại sao?
Gợi ý đáp án:
So với toa tàu thì hành khách đang đứng yên vì vị trí của hành khách so với toa tàu là không đổi
Bài C6 (trang 5 SGK Vật lí 8)
Hãy dựa vào các câu trả lời trên để tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống của các nhận xét sau đây :
Vật thể có thể là chuyển động …….(1)…….. nhưng lại là……(2)…….. đối với vật khác.
Gợi ý đáp án:
(1) đối với vật này
(2) đứng yên.
Bài C7 (trang 5 SGK Vật lí 8)
Hãy tìm ví dụ để minh họa cho nhận xét trên.
Gợi ý đáp án:
Hành khách chuyển động so với nhà ga nhưng lại đứng yên so với toa tàu.
Bài C8 (trang 5 SGK Vật lí 8)
Hãy trả lời câu hỏi ở đầu bài: Mặt trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây. Như vậy có phải mặt trời chuyển động còn trái đất đứng yên không?
Gợi ý đáp án:
Mặt trời thay đổi vị trí so với một điểm mốc gắn với Trái Đất, vì vậy có thể coi mặt trời chuyển động khi lấy mốc là Trái Đất.
Bài C9 (trang 6 SGK Vật lí 8)
Hãy nêu thêm ví dụ về chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn thường gặp trong đời sống.
Gợi ý đáp án:
Chuyển động thẳng của một ôtô trên đoạn đường thẳng; chuyển động cong của quả cầu lông, chuyển động tròn của toa xe, của đu quay ở công viên nước Hồ Tây.
Bài C10 (trang 6 SGK Vật lí 8)
Mỗi vật trong hình 1.4 chuyển động so với vật nào, đứng yên so với vật nào?
Gợi ý đáp án:
Ôtô: Đứng yên so với người lái xe, chuyển động so với người đứng bên đường và cột điện.
Người lái xe: Đứng yên so với ôtô, chuyển động so với người bên đường và cột điện.
Người đứng bên đường: Đứng yên so với cột điện, chuyển động so với ô tô và người lái xe.
Cột điện: Đứng yên so với người đứng bên đường, chuyển động so với ô tô và người lái xe.
Bài C11 (trang 6 SGK Vật lí 8)
Có người nói: “Khi khoảng cách từ vật tới mốc không thay đổi thì vật đứng yên so với vật mốc”. Theo em, nói như thế có phải lúc nào cũng đúng không? Hãy tìm ví dụ minh họa cho lập luận của mình.
Gợi ý đáp án:
Khoảng cách từ vật tới vật mốc không thay đổi thì vật đứng yên, nói như vậy không phải lúc nào cũng đúng. Có trường hợp sai, ví dụ vật chuyển động tròn quanh vật làm mốc như trường hợp chuyển động của đầu cánh quạt máy (lấy mốc là trục quay của cánh quạt). Trường hợp này tuy khoảng cách từ đầu cánh quạt tới trục quay là không đổi, nhưng cánh quạt vẫn chuyển động quanh trục quay.