Giáo án lớp 8 môn Công nghệ, Giáo án trọn bộ lớp 8 môn Công nghệ là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô giáo. Với tài liệu này sẽ giúp các thầy cô chuẩn bị cho
Giáo án môn Công nghệ lớp 8 là tài liệu hữu ích dành cho các thầy cô giáo tham khảo để chuẩn bị cho các tiết dạy trên lớp.
Qua mẫu giáo án này giúp các thầy cô có thêm những ý tưởng hay góp phần làm tăng hứng thú trong các giờ học đối với học sinh lớp 8, ngoài ra có thêm ý tưởng để thiết kế bài giảng hay hơn phục vụ cho công tác giảng dạy của mình. Chúc quý thầy cô và các em học sinh những có tiết học hay!
Giáo án học kì I môn Công nghệ lớp 8
Phần một. VẼ KĨ THUẬT
Chương I. BẢN VẼ CÁC KHỐI HÌNH HỌC
Tiết 1 – Bài 1
VAI TRÒ CỦA BẢN VẼ KĨ THUẬT TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG
I- MỤC TIÊU: Sau bài này GV phải làm cho HS:
1. Kiến thức:
– Trình bày được khái niệm về bản vẽ kĩ thuật.
– Trình bày được khái niệm và tầm quan trọng của bản vẽ kĩ thuật, kể được các ứng dụng của bản vẽ kĩ thuật trong đời sống và thực tế sản xuất.
2. Kĩ năng:
Vận dụng liên hệ được với thực tế.
3. Thái độ:
Có nhận thức đúng đối với việc học tập môn vẽ kĩ thuật. Có ý thức tiết kiệm nguyên vật liệu để giảm gây ONMT và BĐKH.
4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất:
* Năng lực:
– Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
– Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.
* Phẩm chất:
– Yêu thương gia đình, quê hương, đất nước.
– Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.
– Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.
II- CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
– SGK, SGV, giáo án.
– Tranh vẽ H1. 1- >H1. 3 SGK.
– Bảng phụ H1. 4 SGK.
2. Học sinh:
SGK, đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà.
III- PHƯƠNG PHÁP
Thuyết trình ,đàm thoại ,vấn đáp.
HĐ1: Tìm hiểu khái niệm về bản vẽ kĩ thuật
– Mục tiêu: Trình bày được khái niệm về bản vẽ kĩ thuật.
– Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Trực quan
– Sản phẩm: Khái niệm về bản vẽ kĩ thuật.
– Hình thức: Hoạt động cá nhân
– Phương tiện dạy học: SGK,máy chiếu,hình vẽ.
– Tiến trình thực hiện: (9 phút)
IV- LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức: 8A……. 8B……. . 8C……….
2. Các hoạt động dạy học:
A. Hoạt động khởi động: 4 phút
– Mục tiêu: Tạo không khí hứng thú học tập cho học sinh.
– Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Vấn đáp
– Sản phẩm: Trả lời câu hỏi.
– Hình thức: Hoạt động cả lớp
– Phương tiện dạy học: SGK,máy chiếu
– Tiến trình thực hiện: (5 phút)
Bước 1: Gv giao nhiệm vụ:
– Nội dung GV: Nêu câu hỏi
Để làm ra cái bàn học người thợ mộc cần phải có gì?
– Cách thức: Hoạt động cá nhân
– Thời gian: 5 phút
– Kết quả: Thông tin để làm ra cái bàn như chiều dài,chiều rộng,chiều cao,vật liệu…
– Hình thức: Trả lời miệng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh trả lời câu hỏi theo yêu cầu của gv.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Học sinh nêu được các thông tin về cái bàn
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS khác nhận xét câu trả lời,bổ xung. GV dẫn dắt vào bài học.
Để nhớ được các thông tin về cái bàn học người thợ mộc phải ghi trên bản vẽ là nội dung bài học hôm nay
B. Hoạt động hình thành kiến thức: 30 phút
HĐ của GV – HS | Nội dung |
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: – Nội dung + GV nêu: – Các sản phẩm từ nhỏ đến lớn do con người sáng tạo và làm ra đều gắn liền với bản vẽ kĩ thuật. Bản vẽ kĩ thuật thể hiện được tất cả hình dạng, kết cấu, kích thước và yêu cầu của vật thể. – > HS lắng nghe, tiếp thu. – Trong sản xuất có rất nhiều lĩnh vực khác nhau. + GV nêu câu hỏi: 1. Em hãy nêu một số lĩnh vực kĩ thuật mà em biết? 2. Các bản vẽ kĩ thuật thường được vẽ như thế nào? – Cách thức: Hoạt động nhóm – Thời gian.9 phút – Kết quả: + Khái niệm về BVKT(Các thông tin trình bày trên bản vẽ). + Sự khác nhau về các lĩnh vực sử dụng bản vẽ kĩ thuật – Hình thức: Thảo luận nhóm,đại diện nhóm trình bày. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Học sinh thảo luận nhóm theo yêu cầu của gv. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – Khái niệm về bản vẽ kĩ thuật – Các lĩnh vực kĩ thuật dung bản vẽ kĩ thuật Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – Đại diện nhóm nhận xét – Hs rút ra kết luận ghi bài – GV kết luận: Mỗi lĩnh vực kĩ thuật đều có các trang thiết bị và cơ sở hạ tầng khác nhau. – GV nêu khái niệm về bản vẽ kĩ thuật và giải thích cho HS một số khái niệm trong SGK. – > HS lắng nghe, ghi bài. |
I- KHÁI NIỆM VỀ BẢN VẼ KĨ THUẬT:
– Bản vẽ kĩ thuật trình bày các thông tin kĩ thuật của sản phẩm dưới dạng các hình vẽ và các kí hiệu theo quy tắc thống nhất, thường vẽ theo tỉ lệ. – Bản vẽ cơ khí: liên quan đến thiết kế, chế tạo, lắp ráp, sử dụng chi tiết máy móc, thiết bị. – Bản vẽ xây dựng: liên quan đến thiết kế, thi công, sử dụng cho các công trình xây dựng.
|
* Kết luận: Bản vẽ kĩ thuật trình bày các thông tin kĩ thuật của sản phẩm dưới dạng các hình vẽ và các kí hiệu theo quy tắc thống nhất, thường vẽ theo tỉ lệ.
HĐ2: Tìm hiểu về vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất
– Mục tiêu: Trình bày được vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất.
– Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Trực quan
– Sản phẩm: vai trò của Bản vẽ kĩ thuật dung trong sản xuất,chế tạo,lắp ráp
– Hình thức: Hoạt động cá nhân,hoạt động nhóm
– Phương tiện dạy học: SGK,Tranh vẽ hình H1.1 và H1.2.
– Tiến trình thực hiện: (10 phút)
HĐ của GV – HS | Nội dung |
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: – Nội dung: GV nêu câu hỏi ? Để chế tạo 1 sp hoặc thi công 1 công trình đúng như ý muốn thì người công nhân phải căn cứ vào đâu để thực hiện. ? Vậy hãy cho biết bản vẽ kĩ thuật có vai trò như thế nào trong sản xuất. ? Hãy cho biết các hình 1.2 a,b,c có liên quan như thế nào đến bản vẽ kĩ thuật. – Cách thức: học sinh tiếp nhận,hoạt động nhóm: + HS nghiên cứu nội dung thông tin SGK. + HS thảo luận theo nhóm lớn, suy nghĩ trả lời các câu hỏi của GV. + HS: Căn cứ theo bản vẽ kĩ thuật. – Thời gian.10 phút – Kết quả: + – Giáo viên yêu cầu… – Học sinh tiếp nhận… Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Học sinh thảo luận nhóm theo yêu cầu của gv. + HS nghiên cứu nội dung thông tin SGK. + HS thảo luận theo nhóm lớn, suy nghĩ trả lời các câu hỏi của GV. + HS: Căn cứ theo bản vẽ kĩ thuật. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận + Đại diện nhóm HS trả lời. + Đại diện nhóm HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập các câu hỏi sau: =>GV chính xác hóa, KL. ? Kể tên một số bản vẽ KT trong sản xuất mà em biết. Kết luận: Vai trò của bản vẽ KT đối với sản xuất. GV chú ý HS (Tích hợp) trong quá trình chế tạo, sản xuất cần làm đúng quy trình để tiết kiệm nguyên vật liệu để góp phần tiết kiệm năng lượng để làm giảm ONMT và BĐKH. |
II_ BẢN VẼ KÝ THUẬT ĐỐI VỚI SẢN XUẤT:
– Để chế tạo sản phẩm hoặc thi công một công trình người ta thường dùng bản vẽ kĩ thuật. – Bản vẽ kĩ thuật diễn tả chính xác hình dạng, kết cấu của sản phẩm hoặc công trình. – Bản vẽ kĩ thuật là “ngôn ngữ” chung dùng trong kĩ thuật. |
* Kết luận: Bản vẽ kĩ thuật là một phương tiện thông tin dùng trong sản xuất.
HĐ3: Tìm hiểu về vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống
– Mục tiêu: Trình bày được vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống.
– Phương pháp,kĩ thuật dạy học: Trực quan,vấn đáp…
– Sản phẩm: vai trò của Bản vẽ kĩ thuật dung trong đời sống.
– Hình thức: Hoạt động nhóm.
– Phương tiện dạy học: SGK,Tranh vẽ hình H1.3.
– Tiến trình thực hiện: (7 phút)
HĐ của GV – HS | Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – Nội dung: GV nêu câu hỏi ? Kể tên một số bản vẽ KT trong sản xuất mà em biết. ? Muốn sử dụng có hiệu quả và an toàn các đồ dùng điện và các thiết bị đó chúng ta cần phải làm gì. ? Hãy cho biết ý nghĩa của các hình 1.3a, 1.3b. – Cách thức: học sinh tiếp nhận,hoạt động nhóm Thời gian.7 phút – Kết quả: + – Giáo viên yêu cầu… – Học sinh tiếp nhận… . Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – Học sinh hđ cn … – Giáo viên… Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận + Đại diện nhóm HS trả lời. + Đại diện nhóm HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – Hs tự đánh giá chéo nhau. – Gv nhận xét,kết luận. |
III- BẢN VẼ KĨ THUẬT ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG:
Bản vẽ kĩ thuật là tài liệu đi kèm theo sản phẩm dùng trong trao đổi, sử dụng… |
* Kết luận: Bản vẽ kĩ thuật là một phương tiện thông tin dùng trong đời sống.
HĐ4: Tìm hiểu bản vẽ dùng trong các lĩnh vực kĩ thuật
– Mục tiêu: Trình bày được các lĩnh vực kĩ thuật sử dụng bản vẽ.
– Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Trực quan,vấn đáp…
– Sản phẩm: – Phiếu học tập cá nhân
– Hình thức: Hoạt động nhóm,hoạt động cá nhân.
– Phương tiện dạy học: SGK,Tranh vẽ hình H1.4.
– Tiến trình thực hiện: (6 phút)
HĐ của GV – HS | Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – Nội dung ? Bản vẽ KT được sử dụng trong các lĩnh vực KT nào. ? Các lĩnh vực KT đó cần trang thiết bị và cơ sở hạ tầng gì. Cách thức: học sinh tiếp nhận. Thời gian.6 phút – Kết quả: + – Giáo viên yêu cầu… – Học sinh tiếp nhận… Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – Học sinh hđ cn … – Giáo viên… – Dự kiến sản phẩm Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Đánh giá kết quả Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
|
IV- BẢN VẼ DÙNG TRONG CÁC LĨNH VỰC KĨ THUẬT:
Các lĩnh vực kĩ thuật đều gắn liền với bản vẽ kĩ thuật và mỗi lĩnh vực kĩ thuật đề có loại bản vẽ riêng của ngành mình. |
* Kết luận: Học vẽ kĩ thuật để ứng dụng vào sản xuất và đời sống.
C. Hoạt động luyện tập: 5 phút
– Mục tiêu: Hs nắm được vai trò của bản vẽ kĩ thuật,ngôn ngữ chung của bản vẽ kĩ thuật.
– Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề.
– Phương tiện dạy học:
– Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm
– Thời gian thực hiện: 5 phút
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– Nội dung: GV cho hs thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau:
+ Vì sao nói bản vẽ kĩ thuật là “ngôn ngữ” chung dùng trong kĩ thuật?
+ Bản vẽ kĩ thuật có vai trò như thế nào đối với sản xuất và đời sống?
– Cách thức: Hoạt động nhóm
– Thời gian: 3 phút
– Kết quả: Vai trò của bản vẽ.
– Hình thức báo cáo: Đại diện nhóm trình bày
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận nhóm.
Bước 3: Báo cáo kết quả.
Đại diện nhóm trình bày
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Đại diện nhóm khác nhận xét,bổ xung,rút ra kết luận.
D. Hoạt động vận dụng – tìm tòi mở rộng: 2 phút
– Mục tiêu: Biết được sự khác nhau giữa bản vẽ cơ khí và bản vẽ xây dựng.
– Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Vấn đáp
– Phương tiện dạy học: Máy tính,điện thoại…
– Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động cá nhân
– Thời gian: 2 phút
– Kết quả: Sự khác nhau giữa bản vẽ cơ khí và bản vẽ xây dựng.
– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận: Viết vào phiếu học tập
Bước 4: Đánh giá kết quả học tập: Gv nhận xét
GV yêu cầu HS về nhà đọc và tìm hiểu trước bài 2 SGK, chuẩn bị đèn pin và bao diêm.
…………….
Tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết