Giáo án trọn bộ lớp 8 môn Sinh học, Giáo án trọn bộ lớp 8 môn Sinh học là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô giáo. Với tài liệu này sẽ giúp các thầy cô chuẩn
Tài Liệu Học Thi xin gửi đến các thầy cô giáo bộ Giáo án trọn bộ lớp 8 môn Sinh học. Giáo án được biên soạn theo hình thức giáo án điện tử rất thuận tiện cho thầy cô tham khảo và giúp tiết kiệm thời gian soạn giáo án phục vụ cho việc giảng dạy.
Sau đây mời các thầy cô cùng tải về để xem trọn bộ giáo án môn Sinh học lớp 8. Chúc thầy cô và các em có những tiết học hay và bổ ích.
Giáo án trọn bộ lớp 8 môn Sinh học
TIẾT 1: BÀI MỞ ĐẦU
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
+ HS thấy rõ được mục đích, nhiệm vụ, ý nghĩa của môn học.
+ Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên.
+ Nêu được các phương pháp đặc thù của môn học.
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng tư duy độc lập và làm việc với SGK.
3.Thái độ:
Có ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh cơ thể.
II/ Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
– Tranh phóng to các hình SGK trong bài.
– Bảng phụ.
2. Học sinh:
– Đọc trước bài, chuẩn bị bài mới vào vở bài tập
III/ Tiến trình bài giảng:
1.Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:1’
Lớp | Tổng số HS | Tổng số HS vắng mặt | Tên HS vắng mặt |
8A | 32 | ||
8B | 31 |
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
* Câu 1: Trong chương trình sinh học 7 các em đã học các ngành động vật nào?( Kể đủ các ngành theo sự tiến hoá)
Ngành ĐV nguyên sinh ruột khoang giun thân mềm chân khớp ĐV có xương sống( cá,lưỡng cư, bò sát, chim, thú)
*Câu 2: Lớp động vật nào trong ngành động vật có xương sống có vị trí tiến hoá cao nhất?
(Lớp thú – bộ khỉ tiến hoá nhất)
*Đặt vấn đề(1’): Lớp 8 các em sẽ nghiên cứu về cơ thể người và vệ sinh.
3. Dạy nội dung bài mới:’
Hoạt động của GV và HS |
Ghi bảng |
GV đặt câu hỏi: Hãy kể tên các ngành động vật đã được học ở lớp 7? HS trả lời. GV chú ý cho HS sắp xếp theo trật tự tiến hóa. GV: Ngành nào có cấu tạo hoàn chỉnh nhất? HS: Lớp thú – Bộ linh trưởng. GV: Con người có những đặc điểm nào giống vµ khác biệt ®éng vËt? HS tự nghiên cứu thông tin SGK. Trả lời câu hỏi và thảo luận nhóm hoàn thành bài tập q SGK. GV yêu cầu các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. GV chiếu đáp án: 1, 2, 3, 5, 7, 8. HS tự rút ra kết luận. GV: Bộ môn cơ thể người và vệ sinh cho chúng ta biết điều gì? HS nghiên cứu thông tin SGK thảo luận nhóm để nêu lên được nhiệm vụ của môn học. – Bộ môn cơ thể người và vệ sinh có liên quan với những môn khoa học nào? HS quan sát hình vẽ, kết hợp kiến thức có được lấy ví dụ cụ thể, phân tích mối liên quan đối với từng bộ môn. GV: Nêu phương pháp học tập bộ môn? HS: Nghiên cứu SGK, trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời. Đại diện các nhóm trình bày. GV chốt l¹i kiÕn thøc : 1-3 HS đọc kết luận chung SGK. |
I.Vị trí của con người trong tự nhiên ( 15’) * Kết luận: – Loài người thuộc lớp thú. – Con người có tiếng nói, chữ viết, có tư duy trừu tượng, hoạt động có mục đích nên làm chủ được thiên nhiên. II. Nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh( 10’) – Cung cấp những kiến thức về cấu tạo và chức năng sinh lí của các cơ quan trong cơ thể. – Mối quan hệ giữa cơ thể với môi trường để đề ra biện pháp bảo vệ cơ thể. – Thấy rõ mối liên quan giữa môn học với các môn khoa học khác: Y học, TDTT, điêu khắc, hội họa,… III. Phương pháp học tập môn học cơ thể người và vệ sinh. ( 9’) Có 3 loại phương pháp học tập: – Quan sát tranh ảnh, mô hình, tiêu bản,… để thấy rõ hình thái cấu tạo. – Bằng thí nghiệm tìm ra được chức năng sinh lí của cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể. – Vận dụng kiến thức, giải thích các hiện tượng thực tế, có biện pháp vệ sinh, rèn luyện cơ thể. |
4. Củng cố, luyện tập: (3’)
? Trình bày những đặc điểm giống và khác nhau giữa con người và động vật thuộc lớp thú? Điều này có ý nghĩa gì?
? Lợi ích của việc học bộ môn “ Cơ thể người và sinh vật”.
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: (1’)
– Học bài và trả lời câu 1, 2 SGK.
– Kẻ bảng 2 vào vở.
– Ôn lại hệ cơ quan ở động vật thuộc lớp thú
Rút kinh nghiệm :
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI
TIẾT 2: CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
+ HS kể được tên và xác định được vị trí của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể.
+ Nắm được chức năng của từng hệ cơ quan.
+ Nêu được đặc điểm cơ thể người.
2. Kĩ năng:
+ Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết kiến thức.
+ Rèn tư duy tổng hợp logic, kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ cơ thể tránh tác động mạnh vào một số cơ quan quan trọng.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
– Tranh phóng to hình 2.1; 2.2 SGK hoặc mô hình tháo lắp các cơ quan của cơ thể người.
– Bảng phụ kẻ sẵn bảng 2 và H 2.3 (SGK).
2. Học sinh:
Đọc trước bài, chuẩn bị bài mới vào vở bài tập, hoàn thành bảng 2 tr9
III. Tiến trình bài giảng.
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: 1’
Lớp | Tổng số HS | Tổng số HS vắng mặt | Tên HS vắng mặt |
8A | 32 | ||
8B | 31 |
2. Kiểm tra bài cũ🙁 6’)
*Câu 1: Trình bày đặc điểm giống và khác nhau giữa người và thú? Từ đó xác định vị trí của con người trong tự nhiên.
*Câu 2: Cho biết lợi ích của việc học môn “Cơ thể người và vệ sinh”
Đặt vấn đề: ( 1’)Để biết cơ thể người có cấu tạo gồm những hệ cơ quan nào và chức năng của các hệ cơ quan đó chúng ta cùng tìm hiểu tiết học hôm nay.
3. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS | Ghi bảng |
– Yêu cầu HS quan sát H 2.1 và 2.2, kết hợp tự tìm hiểu bản thân để trả lời: ? Cơ thể người gồm mấy phần? Kể tên các phần đó? ? Cơ thể chúng ta được bao bọc bởi cơ quan nào? Chức năng của cơ quan này là gì? ?Dưới da là cơ quan nào? ? Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ quan nào? ? Những cơ quan nào nằm trong khoang ngực, khoang bụng? (GV treo tranh hoặc mô hình cơ thể người để HS khai thác vị trí các cơ quan) – Cá nhân quan sát tranh, tìm hiểu bản thân, trao đổi nhóm. Đại diện nhóm trình bày ý kiến. HS có thể lên chỉ trực tiếp trên tranh hoặc mô hình tháo lắp các cơ quan cơ thể. – Cho 1 HS đọc to £ SGK và trả lời: ? Thế nào là một hệ cơ quan? ? Kể tên các hệ cơ quan ở động vật thuộc lớp thú? – Nhớ lại kiến thức cũ, kể đủ 7 hệ cơ quan. – Yêu cầu HS trao đổi nhóm để hoàn thành bảng 2 (SGK) vào phiếu học tập. – Trao đổi nhóm, hoàn thành bảng. Đại diện nhóm điền kết quả vào bảng phụ, nhóm khác bổ sung ” Kết luận – GV thông báo đáp án đúng. ? Ngoài các hệ cơ quan trên, trong cơ thể còn có các hệ cơ quan nào khác? ? So sánh các hệ cơ quan ở người và thú, em có nhận xét gì? HS : – Da, các giác quan, hệ sinh dục và hệ nội tiết. – Giống nhau về sự sắp xếp, cấu trúc và chức năng của các hệ cơ quan. GV: Thành phần, chức năng của từng hệ cơ quan? GV: Treo bảng 2, HS trao đổi nhóm hoàn thành bảng. GV treo bảng phụ ghi đáp án (Bảng 2) GV yêu cầu HS kể thêm một số hệ cơ quan trong cơ thể. |
I. Các phần cơ thể( 12’) – Da bao bọc toàn bộ cơ thể. – Cơ thể gồm 3 phần: Đầu, thân và chân tay. – Cơ hoành ngăn khoang cơ thể thành khoang ngực và khoang bụng. II. Các hệ cơ quan ( 20’) Hệ cơ quan gồm các cơ quan cùng phối hợp hoạt động thực hiện một chức năng nhất định của cơ thể. * Kết luận: Bảng 2 (Phụ lục) |
……………
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết