Hoạt động trải nghiệm 6: Giao tiếp phù hợp, Giải bài tập SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 trang 22, 23, 24 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em
Giải bài tập SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 trang 22, 23, 24 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 6 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 3: Giao tiếp phù hợp chủ đề 4: Rèn luyện bản thân.
Qua đó, các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi của bài 3 chủ đề 4 trong sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Tài Liệu Học Thi:
Hoạt động 1: Nhận biết lời nói, hành vi giao tiếp phù hợp
❓Em hãy nhận biết lời nói, hành vì giao tiếp phù hợp và chưa phù hợp trong các trường hợp sau:
Trả lời:
- Trong bức tranh 1: Chưa phù hợp vì khi bạn đang buồn chúng ta nên quan tâm thật sự, hỏi han nhẹ nhàng chứ không phải đùa cợt hát hò
- Trong bức tranh 2: Phù hợp vì bạn nhỏ nói với mẹ có chủ ngữ, vị ngữ rõ ràng thể hiện sự tôn trọng người lớn.
❓ Kể thêm những biểu hiện giao tiếp phù hợp và chưa phù hợp mà em quan sát được ở:
- Trong trường học
- Trong gia đình
Trả lời:
Phù hợp | Chưa phù hợp | |
Trong trường học | Hòa thuận với bạn bè, chào hỏi thầy cô giáo,… | Gây lộn, đánh nhau, nói xấu bạn bè… |
Trong gia đình | Yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ, lễ phép với anh chị,… | Không hòa thuận, cha mẹ đánh đập con cái… |
Hoạt động 2: Xác định cách thức giao tiếp phù hợp
❓ Thảo luận để xác định cần thể hiện khi giao tiếp với:
- Người lớn
- Thầy cô giáo
- Bạn bè
- Em nhỏ
❓Chia sẻ kết quả thảo luận
Trả lời:
Thảo luận để xác định cần thể hiện khi giao tiếp với:
- Người lớn: lễ phép, kính trọng
- Thầy cô giáo: Lễ phép, kính trọng
- Bạn bè: Tôn trọng
- Em nhỏ: ân cần, dịu dàng
Hoạt động 3: Xử lí tình huống thể hiện giao tiếp phù hợp
❓Thảo luận và sắm vai thể hiện cách giải quyết các tình huống sau:
- TH1: Nếu là Minh em sẽ nói với em trai: không sao đâu, để đó anh dọn dẹp đống vỡ này cho, lần sau em cẩn thận hơn nhé. Em nói như vậy vì em trai sẽ thấy dễ chịu hơn và lần sau em sẽ tự giác thay đổi.
- TH2: Em sẽ nói với bác bảo vệ: “Bác ơi, cháu chào bác, hôm nay cháu có việc nên cháu đi trễ, bác có thể cảm phiền mở cổng giúp cháu được không ạ?”. Em nói như vậy vì Bác là người lớn mình phải tôn trọng bác.