Hoạt động trải nghiệm 6: Xuân quê hương, Giải bài tập SGK Hoạt động trải nghiệm trang 32→ 34 giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức về nét đẹp mùa xuân, những
Giải bài tập Hoạt động trải nghiệm 6: Xuân quê hương sách Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các em học sinh lớp 6 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, đối chiếu lời giải hay, chính xác để biết cách trả lời các câu hỏi trang 32, 33, 34.
Giải bài tập SGK Hoạt động trải nghiệm trang 32→ 34 giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức về nét đẹp mùa xuân, những trò chơi, địa điểm diễn ra các trò chơi ngày xuân. Đồng thời có thêm tài liệu tham khảo so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức của bản thân. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Xem Tắt
1. Những trò chơi mùa xuân
Quan sát hình ảnh và tìm hiểu:
– Tên trò chơi
– Địa điểm diễn ra trò chơi
– Hoạt động con người trong trò chơi.
– Chia sẻ những trò chơi dân gian khác.
Trả lời:
Tên trò chơi:
1. Cờ tướng
Cờ người thực chất là một môn cờ tướng do người đóng thành các quân cờ. Bàn cờ là sân đất rộng hoặc sân đình, chùa; mỗi ván cờ là 32 quân, gồm 16 nam, 16 nữ đeo biển (tên quân cờ) trước ngực, đứng vào vị trí. Hai tướng (tướng ông, tướng bà) mặc đẹp (như cờ tướng) có 2 cờ đuôi nheo cắm chéo sau lưng, được che lọng.
Mỗi lần đi một nước, đấu thủ (có tiếng trống khẩu) gõ một tiếng. Người chạy cờ tới nghe lệnh và chuyển quân trên bãi. Cứ mỗi lần ăn quân của đối phương thì quân cờ thể hiện bằng 1 bài biểu diễn song đấu hoặc một bài tự vệ…
2. Nhảy sạp
Tốp đập sạp: mỗi đôi trai gái ngồi hai đầu một cặp sạp con và gõ theo nhịp 4/4, cứ ba lần gõ sạp con lên sạp cái thì một lần gõ hai sạp con vào nhau tạo ra âm thanh, tiết tấu cho múa, vừa gõ vừa hát. Tốp múa: lần lượt từng cặp trai gái nhảy vào dàn sạp, mỗi người cầm một chiếc khăn màu dài, khi tung lên, khi uốn lượn quanh người. Động tác khi lướt nhẹ nhàng, uyển chuyển, lúc dồn dập quay, nhảy, bay trên sạp; đội hình uốn lượn, quấn quýt, biến đổi ngang, dọc, chéo, tròn, tất cả đều diễn ra trên dàn sạp và phải đúng nhịp, làm sao khi hai sạp con chập vào nhau thì không bị kẹp chân vào. Cứ hai tốp gõ sạp và nhảy múa thay nhau trong tiếng cồng, tiếng trống nhịp nhàng, sôi động.
3. Nhảy bao bố
Trước khi chơi, mỗi đội được phát một bao bố loại 100kg và xếp thành một hàng dọc trước ô hàng của đội mình, người tham gia trò chơi đứng đúng vạch quy định.
Khi trọng tài thổi tiếng còi thứ nhất, báo hiệu cuộc chơi bắt đầu, những người đứng đầu ở các đội bước vào trong bao bố, hai tay giữ chặt miệng bao và bắt đầu nhảy, người chơi phải nhanh chân nhảy từng bước một đến vạch phía trước rồi quay trở lại vạch xuất phát đưa bao cho người thứ hai. Cứ như vậy lần lượt đến người cuối cùng. Việc khó nhất khi nhảy bao bố là phải giữ thăng bằng vì rất dễ bị vấp ngã khi cố sức nhảy nhanh để vượt qua đối thủ. Đội nào về trước, bị trừ ít điểm phạm quy thì thắng cuộc.
Địa điểm diễn ra trò chơi: Các lễ hội, chùa, làng…
Các trò chơi dân gian khác. Đấu vật, đi cà kheo, chọi gà, ô chữ,..
2. Giới thiệu về cảnh quan thiên nhiên của quê hương
Viết bài giới thiệu ngắn về một cảnh quan thiên nhiên của quê hương em và chia sẻ với các bạn.
Trả lời:
+ Vịnh Hạ Long- Quê hương em thuộc tỉnh Quảng Ninh, cách Hà Nội 180 km
+ Dù có diện tích không lớn nhưng Vịnh Hạ Long sở hữu khoảng 1.600 hòn đảo đá vôi và đảo nhỏ.
+ Các đảo lớn và nhỏ với các hang động bị phong hóa đều là những nơi tuyệt đẹp và hấp dẫn khách du lịch.
+ Nằm bên đảo là những bờ biển tuyệt đẹp, với làn nước ngọc lục bảo trong xanh vỗ về trên bãi cát trắng mịn.
+ Cách duy nhất để khám phá toàn bộ Vịnh Hạ Long là tự mình du ngoạn trên những hòn đảo xanh biếc.
+ Ngoài ra nếu được ngắm khung cảnh mặt trời mọc và lặn thì rất tuyệt.
3. Chia sẻ về các địa điểm du xuân
– Giới thiệu với các bạn về một cảnh quan thiên nhiên mà em và gia định đã ghé thăm vào dịp tết đến, xuân về.
– Chia sẻ cảm xúc của em vẻ những cảnh quan thiên nhiên đó.
Trả lời:
Cảnh quan thiên nhiên mà em và gia định đã ghé thăm vào dịp tết đến, xuân về vừa qua là Tràng An Ninh Bình. Đây là nơi du khách có thể thưởng ngoạn bức tranh thiên nhiên mê đắm lòng người và có những phút giây thanh tịnh, thư giãn với không gian văn hóa tâm linh đặc sắc. Được ví như một Vịnh Hạ Long trên cạn, du lịch Tràng An hấp dẫn du khách bởi hệ thống núi đá vôi và hang động tự nhiên đa dạng. Cảnh thiên nhiên ở đây rất bình dị và đẹp, em rất vui khi được khám phá được một cảnh quan thiên nhiên mới.
4. Giữ gìn cảnh đẹp quê hương
Trình bày các thông tin thực tế đã sưu tầm được về một cảnh quan thiên nhiên ở địa phương theo gợi ý dưới đây:
Trả lời:
+ Hạ Long nằm ở miền Bắc nên sẽ có khí hậu đặc trưng 4 mùa.
+ Hiện tại ở Hạ Long là tiết trời mùa hè xen lẫn những cái nắng oi bức ở đây.
+ Dịp 30-4 hàng năm là lễ hội Carnaval hàng năm tổ chức tại Hạ Long, đây là một trong những lễ hội lớn nhất trong năm.
+ Khách du lịch có thể tham quan và thưởng thức các tiết mục đặc sắc với khung cảnh tuyệt diệu.
+ Em cảm thấy rất yêu thích nơi đây.
+ Đề xuất việc làm để bảo vệ thiên nhiên: Chúng thường đi dọn rác ven biển hàng tháng để vịnh Hạ Long xanh sạch đẹp hơn.
5. Tìm hiểu phong tục ngày tết của các vùng miền
– Những hoạt động chuẩn bị đón tết
– Những hoạt động chính trong dịp tết
– Ý nghĩa phong tục.
Trả lời:
Ở Tây Nam bộ, trước khi đến Tết nguyên đán cổ truyền (theo âm lịch), đó là thời gian gắn liền với mùa thu hoạch. Nông dân vừa thu hoạch lúa (đối với lúa mùa) vừa làm các món ăn hay dùng trong ngày Tết, như: cốm dẹp, bánh phồng, bánh tráng (bánh đa)…. Do có truyền thống chưng các loại hoa quả trong ngày Tết nên trong những ngày giáp Tết, các chợ đều nhộn nhịp, bày bán nhiều hoa quả. Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng chạp) là ngày đưa các vị thần khác về trời (ngày 24 tháng chạp), kế đến là ngày đưa ông bà tổ tiên về trời (ngày 25 tháng chạp). Đối với những người có mộ phần người thân gần nhà thì trước và trong ngày này phải ra mộ phần làm cho sạch gọn: nhổ cỏ, quét lá cây… (muốn sửa chữa lớn phải đợi đến Tết Thanh Minh). Chiều ngày 30 Tết, lại cúng tất niên mời tất cả các vị thần và “rước” ông bà về nhà. Tuy có nguồn thực phẩm dồi dào nhưng trong những ngày Tết, người miền Tây có xu hướng sử dụng thức ăn nấu sẵn như thịt kho tàu, tôm khô, cá khô, bánh tét, bánh chưng, các loại dưa muối… Theo quan niệm cổ truyền, ngày Tết là những ngày nghỉ nên không nhất thiết phải bày biện rườm rà khi ăn uống. Có khách chỉ cần tôm khô, dưa củ kiệu với bia, rượu là đủ.
6. Hát về mùa xuân
Tham gia trò chơi hát tiếp sức bài hát có chữ ” xuân” hoặc ” tết”.
Trả lời:
– Các bài hát có chữ xuân và tết là:
+ Xuân đã về, chào xuân, xuân yêu thương, xuân đẹp làm sao
+ Tết đến rồi, tết đong đầy, tết thiếu nhi, tết ở mọi nơi.