Hệ thống kiến thức văn xuôi lớp 12, Hệ thống kiến thức văn xuôi lớp 12 là tài liệu cực kì hữu ích dành cho quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 12 cùng tham khảo.
Nhằm đem đến cho các bạn có thêm nhiều tài liệu học tập môn Ngữ văn lớp 12 và ôn thi THPT Quốc gia 2019, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu tài liệu Hệ thống kiến thức văn xuôi lớp 12.
Hệ thống kiến thức văn xuôi lớp 12 là tài liệu cực kì hữu ích, gồm 32 trang tổng hợp toàn bộ kiến thức môn Ngữ văn lớp 12 sẽ là tài liệu tham khảo hay dành cho quý thầy cô cùng các bạn học sinh để ôn thi THPT quốc gia môn Ngữ Văn. Mời các bạn tham khảo
Xem Tắt
Hệ thống kiến thức văn xuôi lớp 12
A. Vợ nhặt – Kim Lân
1. Kim Lân
– Kim Lân (1920 – 2007), là cây bút chuyên viết truyện ngắn.
– Những sáng tác của Kim Lân thường viết về nông thôn và người nông dân. Ông có những trang viết đặc sắc về phong tục và đời sống làng quê. Dù viết về phong tục hay con người, trong tác phẩm của Kim Lân ta vẫn thấy thấp thoáng cuộc sống và con người làng quê Việt Nam nghèo khổ nhưng tâm hồn trong sáng, lạc quan, thật thà. Tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (1955), Con chó xấu xí (1962)…
2. Truyện ngắn Vợ nhặt
2.1. Hoàn cảnh sáng tác
Vợ nhặt in trong tập Con chó xấu xí (1962), được viết dựa trên một phần tiểu thuyết Xóm ngụ cư.
2.2. Nội dung
– Tình cảm thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra.
2.3. Nghệ thuật
– Xây dựng được tình huống truyện độc đáo : Tràng nghèo, xấu, lại là dân ngụ cư, giữa lúc đói khát nhất, khi cái chết đang cận kề lại “nhặt” được vợ, có vợ theo. Tình huống éo le này là đầu mối cho sự phát triển của truyện, tác động đến tâm trạng, hành động của các nhân vật và thể hiện chủ đề của truyện.
– Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn ; dựng cảnh sinh động, có nhiều chi tiết đặc sắc. Nhân vật được khắc hoạ sinh động, đối thoại hấp dẫn, ấn tượng, thể hiện tâm lí tinh tế.
– Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị nhưng chắt lọc và giàu sức gợi.
2.4. Ý nghĩa văn bản
Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945 và khẳng định : ngay trên bờ vực của cái chết, con người vẫn hướng về sự sống, tin tưởng ở tương lai, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
3. Đọc thêm
(1) Tóm tắt tác phẩm
Tràng ở xóm ngụ cư, làm nghề kéo xe bò chở thuê. Anh đã nhiều tuổi, thô kệch, có tính vừa đi vừa nói lảm nhảm như kẻ dở hơi. Bà cụ Tứ là mẹ Tràng. Hai mẹ con ở trong một mái nhà tranh vắng teo, rúm ró. Trận đói kinh khủng đang diễn ra, người chết đói như ngả rạ. Một lần kéo xe thóc Liên đoàn lên tỉnh, hắn hò một câu vượt dốc rất tình. Một cô gái ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng, liếc mắt cười tít. Lần thứ hai, Tràng gặp lại thị, trông khác hẳn, thị gầy sọp hẳn đi, áo quần tả tơi như tổ đỉa. Một vài câu trách móc, mời chào, thị ăn một chập 4 bát bánh đúc do Tràng đãi. Mua một cái thúng và 2 hào dầu, Tràng dẫn thị về nhà ra mắt mẹ. Xóm ngụ cư ngạc nhiên khi thấy một người đàn bà xa lạ đi theo Tràng họ bàn tán, có phần lo ngại. Trong nhá nhem tối, bà cụ Tứ gặp và nói chuyện với nàng dâu mới. Lần đầu nhà Tràng có dầu thắp đèn… Tiếng ai hờ khóc người chết đói ngoài xóm lọt vào.
Sáng hôm sau, bà mẹ chồng và nàng dâu mới quét dọn trong nhà ngoài sân. Bữa cơm
– cháo cám – đón nàng dâu mới. Bà cụ Tứ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu, nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng sau này…Tiếng trống thúc thuế dồn dập. Quạ đen bay vù như mây đen. Thị nói về chuyện Việt Minh phá kho thóc Nhật. Tràng nhớ lại lá cờ đỏ bay phấp phới hôm nào…
(2) Gợi ý phân tích
(a) Tình huống truyện
Tràng nhặt được vợ giữa nạn đói khủng khiếp năm 1945 làm cho:
– Người dân xóm ngụ cư ngạc nhiên khi thấy Tràng đi cùng một người đàn bà lạ về nhà (có vợ theo không). Vì: Người như Tràng mà lấy được vợ (một anh chàng nghèo xấu trai, lại là dân ngụ cư); Thời buổi đói khát này, người như Tràng đến nuôi thân còn chưa xong mà còn dám lấy vợ. Nhưng khốn nỗi nếu không gặp cảnh đói khát khủng khiếp như thế này thì ai mà thèm lấy Tràng. Đau xót ở chỗ đây là “vợ nhặt” không ăn hỏi, cheo cưới gì đâu. Đói khát như thế, mọi việc đều có thể bỏ qua, nên Tràng mới lấy được vợ.
– Niềm khát khao hạnh phúc gia đình, niềm tin bất diệt vào cuộc sống và tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa những con người lao động nghèo khổ ngay trên bờ vực của cái chết.
– Bà cụ Tứ ngạc nhiên
– Ngay cả Tràng cũng ngạc nhiên.
Kim Lân đã sáng tạo một tình huống truyện độc đáo. Tình huống được gợi ra ngay từ nhan đề của tác phẩm vợ nhặt. Tình huống truyện vừa lạ vừa hết sức éo le nói trên là đầu mối cho sự phát triển của truyện, tác động đến diễn biến tâm trạng và hành động của các nhân vật. Qua tình huống này, chủ đề của truyện được bộc lộ.
(c) Các nhân vật
– Người vợ nhặt. Cái đói quay quắt đã ném thị vào đời sống vất vưởng. Đời sống vất vưởng đã biến thị thành một phụ nữ có ngoại hình tàn tạ. Thị đã theo không về làm vợ Tràng. Con người thật của thị thể hiện rõ khi về nhà. Người vợ nhặt vô danh nhưng không vô nghĩa, bóng dáng của thị không lộng lẫy nhưng gợi được sự ấm áp cho một gia đình đang bên lề cái chết.
– Nhân vật Tràng. Người lao động nghèo, tốt bụng,… luôn khao khát hạnh phúc và có ý thức xây dựng hạnh phúc.Buổi sáng đầu tiên khi có vợ, anh nhận thấy không gian xung quanh thay đổi. Tràng thay đổi suy nghĩ, ý thức được trách nhiệm với vợ con, anh dự cảm một tương lai tươi đẹp cho cuộc đời của mình “Bỗng nhiên hắn thấy…tu sửa căn nhà”. Những thay đổi lớn trong tâm lí, tính cách của anh Tràng là biểu hiện cao nhất của tinh thần hướng về sự sống quên đi cái chết đang bủa vây.
– Nhân vật bà cụ Tứ. Bà cụ Tứ một bà mẹ nghèo nhưng giàu lòng nhân ái; đói khát đã khiến người ta phải sống, phải ăn thức ăn của loài vật (cháo cám) nhưng cái đói không hủy diệt được tình nghĩa và niềm hi vọng của con người. Tư tưởng: dù ở bên lề cái đói, cái chết, người ta vẫn khao khát hạnh phúc… vẫn hi vọng ở tương lai”`
B. Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài
1. Tô Hoài
– Tô Hoài (1920) quê Hà Nội, là một trong những nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Ông có vốn hiểu biết phong phú sâu sắc về phong tục, tập quán nhiều vùng khác nhau của đất nước.
– Văn Tô Hoài có lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trãi, vốn từ vựng phong phú. Năm 1996 được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Tác phẩm chính: Dế Mèn phiêu lưu kí (truyện, 1941); Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953); Miền Tây (tiểu thuyết, 1967)
2. Vợ chồng A Phủ
2.1. Hoàn cảnh ra đời
Vợ chồng A Phủ (1952) in trong tập truyện Tây Bắc, là kết quả chuyến đi thực tế của Tô Hoài cùng bộ đội giải phóng Tây Bắc
2.2. Nội dung
Cuộc sống cơ cực, tối tăm của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách áp bức kìm kẹp của thực dân và chúa đất thống trị; quá trình người dân các dân tộc thiểu số thức tỉnh cách mạng và vùng lên tự giải phóng đời mình, đi theo tiếng gọi của Đảng.
2.3. Nghệ thuật
– Không khí, màu sắc đậm chất Tây Nguyên thể hiện ở bức tranh thiên nhiên; ở ngôn ngữ, tâm lí, hành động của các nhân vật.
– Xây dựng thành công các nhân vật vừa có những nét cá tính sống động vừa mang những phẩm chất có tính khái quát, tiêu biểu (cụ Mết, Tnú, Dít,…).
– Khắc hoạ thành công hình tượng cây xà nu – một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc – tạo nên màu sắc sử thi và sự lãng mạn bay bổng cho thiên truyện.
– Lời văn giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu, khi thâm trầm, khi tha thiết, trang nghiêm,…
2.4. Ý nghĩa văn bản
Ngợi ca tinh thần bất khuất, sức mạnh quật khởi của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói riêng, đất nước, con người Việt Nam nói chung trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và khẳng định chân lí của thời đại: để giữ gìn sự sống của đất nước và nhân dân, không có cách nào khác là phải cùng nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù.
3. Đọc thêm
* Tóm tắt tác phẩm
Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị, không đủ tiền cưới phải đến vay nhà thống lí, bố của thống lí Pá Tra bây giờ. Mẹ Mị đã chết, bố Mị đã già mà món nợ mỗi năm phải trả lãi một nương ngô vẫn còn.
Năm đó, ở Hồng Ngài tết đến, A Sử con trai thống lí Pá Tra lừa bắt cóc được Mị về làm vợ cúng trình ma. Mị trở thành con dâu gạt nợ. Khổ hơn con trâu con ngựa, lùi lũi như con rùa trong xó cửa. Mị toan ăn lá ngón tự tử. Thương cha già, Mị chết không đành. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Một cái tết nữa lại đến. Mị thấy lòng phơi phới. Cô uống rượu ực từng bát, rồi chuẩn bị lấy váy áo đi chơi. A Sử đã trói đứng Mị bằng một thúng sợi đay.
A Phủ vì tội đánh con quan nên bị làng phạt vạ một trăm bạc trắng A Phủ trở thành người ở nợ cho Pá Tra. Một năm rừng động, A Phủ để hổ bắt mất một con bò. Pá
Tra đã trói đứng anh vào một cái cọc bằng một cuộn mây. Mấy ngày đêm trôi qua,
A Phủ sắp chết đau, chết đói, chết rét thì được Mị cắt dây trói cứu thoát.
Hai người trốn đến Piềng Sa nên vợ nên chồng. A Phủ gặp cán bộ A Châu kết nghĩa làm anh em được giác ngộ trở thành chiến sĩ du kích đánh Pháp.
C. Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành
1. Nguyễn Trung Thành
Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc), trong hai cuộc kháng chiến gắn bó mật thiết với mảnh đất Tây Nguyên. Những tác phẩm thành công của ông gắn với mảnh đất ấy.
2. Rừng xà nu
2.1. Hoàn cảnh sáng tác
– Đầu năm 1965, Mĩ đổ quân ồ ạt vào miền Nam và tiến hành đánh phá ác liệt ra miền Bắc. Nguyễn Trung Thành và các nhà văn miền Nam lúc đó muốn viết “hịch thời đánh Mĩ”. Rừng xà nu được viết vào đúng thời điểm mà cả nước ta trong không khí sục sôi đánh Mĩ. Tác phẩm được hoàn thành ở khu căn cứ của chiến trường miền Trung Trung bộ.
– Truyện “Rừng xà nu” được Nguyễn Trung Thành viết năm 1965, xuất hiện lần đầu trên Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng miền trung Trung Bộ, số 2 năm 1965 – năm 1969, in trong tập truyện ký “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”.
2.2. Nội dung
– Truyện ngắn Rừng xà nu trước hết phản ánh hiện thực đau thương nhưng kiên cường, bất khuất của người dân Tây Nguyên thông qua hình tượng cây xà nu.
– Qua câu chuyện bi thương của của nhân vật Tnú và cuộc nổ dậy của dân làng Xô
Man, nhà văn khẳng định: dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu để tự giải phóng.
2.3. Nghệ thuật
– Sắc màu Tây Nguyên được thể hiện ở: bức tranh thiên nhiên; ngôn ngữ, tâm lí, hành động của các nhân vật.
– Khắc hoạ thành công hình tượng cây xà nu – một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc tạo nên màu sắc sử thi và cảm hứng lãng mạn bay bổng cho thiên truyện; lời văn giàu tInh tạo hình, giàu nhạc điệu.
– Xây dựng thành công các nhân vật vừa có nét cá tính sống động vừa mang những phẩm chất khái quát, tiêu biểu cho cộng đồng.
2.4. Ý nghĩa văn bản
Ca ngợi tinh thần bất khuất, sức mạnh quật khởi của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói riêng, đất nước, con người Việt Nam nói chung trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và khẳng định chân lí của thời đại: để giữ gìn sự sống của đất nước và nhân dân, không có cách nào khác là phải cùng nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù.
3. Đọc thêm
(1) Tóm tắt
Sau 3 năm đi “lực lượng”, Tnú về thăm làng. Bé Heng gặp anh ở con nước lớn dẫn anh về. Cụ Mết già làng và bà con dân làng reo lên mừng rỡ. Cụ Mết đưa anh về nhà ăn cơm. Cả làng cầm đuốc kéo tới nhà cụ Mết gặp Tnú. Có cả cô Dít, em gái Mai, nay là bí thư chi bộ kiêm chính trị viên xã đội. Dít thay mặt làng xem giấy có chữ ký chỉ huy cho phép Tnú về thăm làng một đêm.
Rồi cụ Mết kể lại cuộc đời Tnú cho lũ làng nghe. Tiếng nói rất trầm. … Anh Xút bị giặc treo cổ, bà Nhan bị giặc chặt đầu, Tnú và Mai đi vào rừng nuôi anh Quyết cán bộ. Tnú học chữ thì hay quên nhưng đi rừng làm liên lạc thì đầu nó sáng lạ lùng. Một lần Tnú vượt thác Đắc nông thì bị giặc bắt, bị tra tấn, bị đầy đi Kông Tum. Ba năm sau, Tnú vượt ngục trốn về, lưng đầy thương tích. Tnú đọc thư tuyệt mệnh của anh Quyết gửi cho dân làng Xô Man trước khi anh tử thương. Đêm đêm làng Xô Man thức mài vũ khí. Thằng Dục chỉ huy đồn Đắc Hà đưa lũ ác ôn về vây ráp làng. Cụ Mết và trai tráng lánh vào rừng, bí mật bám theo giặc. Bọn giặc đã giết chết mẹ con Mai. Tay không ra cứu vợ con, Tnú bị giặc bắt. Chúng lấy nhựa xà nu đốt cháy 10 ngón tay anh. Cụ Mết và lũ thanh niên từ rừng xông ra, dùng mác, và rựa chém chết tất cả 10 tên ác ôn. Và lửa cháy khắp rừng… Sau đó, Tnú ra đi tìm cách mạng…
Cụ Mết ngừng kể, rồi hỏi Tnú đã giết được mấy thằng Diệm, mấy thằng Mĩ rồi? Anh kể chuyện đánh đồn, xông xuống hầm ngầm dùng tay bóp chết thằng chỉ huy… Mưa rơi nặng hạt. Không ai nhận thấy đêm đã khuya. Sáng hôm sau cụ Mết và Dít tiễn Tnú lên đường. Ba người đứng nhìn những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời…
………
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết