Bài văn mẫu lớp 6: Kể diễn cảm truyện Con Rồng cháu Tiên, Mời các bạn cùng Tài Liệu Học Thi Kể diễn cảm truyện con Rồng cháu Tiên, cho mọi người cùng nghe và hiểu được
Con rồng cháu tiên là câu truyện cổ tích rất hay để giải thích nguồn gốc con người dân tộc Việt Nam.
Hôm nay mời các bạn cùng Download.com.vn Kể diễn cảm truyện con Rồng cháu Tiên, cho mọi người cùng nghe và hiểu được cốt truyện nhé. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng theo dõi trong bài viết dưới đây.
Kể diễn cảm truyện Con Rồng cháu Tiên – Mẫu 1
Thuở Xưa, ở vùng đất Lạc Việt có vị thần tôn là Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ sống dưới biển Đông. Thần thân hình rồng, sức khỏe phi thường và có nhiều phép lạ. Thỉnh thoảng, thần lên sống trên cạn, giúp dân diệt trừ các loài yêu quái như Ngư Tinh, Hổ Tỉnh, Mộc Tinh. Thần còn dạy dân cách trồng trọt và sinh sống.
Âu Cơ là một tiên nữ, dòng dõi Thần Nông ở vùng núi cao phương Bắc. Nàng thích ngao du đây đó, những nơi có phong cảnh đẹp. Một hôm, nghe nói vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng đã tìm đến thăm. Tình cờ, Âu Cơ gặp Lạc Long Quân. Bên trai tài, bên gái sắc, họ yêu nhau rồi kết thành vợ chồng.
Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú lạ thường. Chẳng cần bú mớm mà đàn con vẫn lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần.
Một hôm, nhớ biển cả và cảm thấy mình không thể sống lâu trên cạn được, Lạc Long Quân đành từ biệt Âu Cơ để trở về chốn thủy cung. Âu Cơ một mình nuôi con. Ngày lại ngày qua, nàng sốt ruột trông ngóng chồng với tâm trạng buồn tủi. Cuối cùng, nàng gọi Lạc Long Quân về và than thở:
Sao chàng nỡ bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi đàn con nhỏ?
Lạc Long Quân ân cần giải thích:
Ta vốn nòi Rồng ở miền thẳm, nàng là dòng Tiên ở chốn non cao. Kẻ trên cạn, người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó lòng mà ăn ỏ cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta dẫn năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi cớ việc gì khó khăn thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.
Âu Cơ nghe theo đưa nầm mươi người con lên đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu Hùng vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (vùng Bạch Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc hầu, Lạc tướng). Con trai vua gọi là lang, con gái vua gọi là mệ nàng (mị nương). Vua cha chết, con trai trưởng sẽ nối ngôi. Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùng vương.
Từ sự tích này mà dân tộc Việt Nam thường nhắc đến nguồn gốc cao quý của mình là con Rồng, cháu Tiên. Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều là anh em cùng chung một bọc sinh ra (đồng bào). Các dân tộc đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
Kể diễn cảm truyện Con Rồng cháu Tiên – Mẫu 2
Lạc Long Quân, là con trai của thần Long Nữ sống ở biển Đông. Ông là người có sức khỏe lạ thường và có nhiều phép thuật, Ông là người có đức độ, thần thường lên cạn để giúp dân diệt trừ yêu quái như Hồ Tinh, Mộc Tinh, Ngư Tinh… Thần còn dạy cách trồng trọt để xây dựng cuộc sống. Nhờ có thần mà con người có cuộc sống an bình.
Cũng thời điểm ây có một nàng Tiên nữ tên là Âu Cơ, con của vị Thần Nông cai quản mặt đất cũng xuất hiện. Nàng là người xinh đẹp, tài sắc vẹn toàn. Rồi một ngày Âu Cơ và Lạc Long Quân đã tình cờ gặp nhau. Với tình yêu mãnh liệt của tuổi trẻ, bất chấp những khác biệt của hoàn cảnh, họ đem lòng yêu mến rồi kết duyên. Hai người đã nhanh chóng nên vợ thành chống và cùng nhau sinh sống ở cung điện Long Trang.
Rồi niềm vui cũng nhanh chóng đến với hai người, Âu Cơ đã mang thai. Đến kì sinh nở, một điều kì lạ đã xảy ra, nàng sinh ra một cái bọc có trăm trứng. Rồi một điều còn lạ hơn nữa, từ trăm trứng trong bọc ấy nở thành trăm người con xinh đẹp và khỏe mạnh, chẳng cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi. Mọi người rất đỗi vui mừng. Cung điện Long Trang thật yên bình, vui vẻ. Gia đình họ rất hạnh phúc, ấm êm.
Đang sống yên ổn một thời gian, Lạc Long Quân thấy nhớ quê nhà, nhớ mẹ già. Lúc nào cũng mong muốn được trở lại Thủy cung. Thần tạm biệt gia đình trở về với biển, về thăm mẹ và trị yêu quái chốn thủy cung. Âu Cơ sống trong sự chờ đợi, vò võ nuôi con suốt mấy năm liền.
Thời gian thấm thoát trôi nhanh, các con đã lớn nhưng nỗi nhớ chồng vẫn vò võ không nguôi, nàng ra biển gọi chồng. Nghe tiếng gọi của vợ, Lạc Long Quân lên cạn và cho gọi các con lại phân giải rằng:
– Ta và mẹ các con người nòi Rồng, kẻ dòng Tiên, phong tục tập quán khác nhau, môi trường sống khác nhau nên không ăn ở với nhau ở một nơi lâu dài được. Giờ ta đưa năm mươi con xuống biển, các con còn lại sẽ theo mẹ lên non, chia nhau cai quản các phương. Tuy xa nhau nhưng vẫn thắm tình, đượm nghĩa. Khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.
Âu Cơ đã hiểu được sự tình, nên cũng đành chấp nhận cảnh chia ly.Các con của họ tuy không muốn vậy nhưng hiểu được hoàn cảnh, họ cũng vâng lời. Cả gia đình bịn rịn chia tay nhau, kẻ theo cha xuống biển, người theo mẹ lên non trong tâm trạng bùi ngùi xúc động.
Một thời gian không lâu sau đó, người con trưởng theo nàng Âu Cơ đã xây dựng đất nước đứng lên làm vua, và đặt tên nước là Văn Lang đóng đô ở đất Phong Châu. Đất nước rất hung mạnh, nhân dân no đủ. Triều đình của vị vua đầu tiên đã có tướng văn, tướng võ.
Ngay từ thời đó, luật nhà vua đã có quy định, khi vua cha chết thì ngôi được truyền cho con trai trưởng. Kể từ thời điểm đó, con cháu của nàng Âu Cơ đã truyền 18 đời. Các đời vua ấy lấy hiệu là Hùng Vương.
Câu truyện trên đã nhắc nhở chúng là về nguồn gốc của mình. Mỗi người dân Việt Nam đều có chung là mẹ Âu Cơ và cha là Lạc Long Quân, vì vậy chúng ta phải biết yêu thương đù bọc lẫn nhau. Đã là anh em con cháu Rồng Tiên chúng ta phải biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh chống lại kẻ thù, chúng ta phải đùm bọc chia sẻ với những người gặp khó khăn hoạn nạn, cùng nhau xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc.