Văn mẫu lớp 7: Tổng hợp những kết bài bài thơ Cảnh khuya (24 mẫu), Tài Liệu Học Thi sẽ giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Tổng hợp những kết bài bài thơ
Cảnh khuya là một trong những bài thơ của Hồ Chí Minh được học trong chương trình Ngữ Văn lớp 7.
Tài Liệu Học Thi sẽ cung cấp bài Bài văn mẫu lớp 7: Tổng hợp những kết bài bài thơ Cảnh khuya. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho học sinh trong quá trình tìm hiểu tác phẩm này.
Xem Tắt
- 1 Kết bài phân tích bài thơ Cảnh khuya
- 1.1 Kết bài phân tích bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 1
- 1.2 Kết bài phân tích bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 2
- 1.3 Kết bài phân tích bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 3
- 1.4 Kết bài phân tích bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 4
- 1.5 Kết bài phân tích bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 5
- 1.6 Kết bài phân tích bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 6
- 1.7 Kết bài phân tích bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 7
- 1.8 Kết bài phân tích bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 8
- 1.9 Kết bài phân tích bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 9
- 1.10 Kết bài phân tích bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 10
- 1.11 Kết bài phân tích bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 11
- 1.12 Kết bài phân tích bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 12
- 1.13 Kết bài phân tích bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 13
- 2 Kết bài phát biểu cảm nghĩ bài thơ Cảnh khuya
- 2.1 Kết bài phát biểu cảm nghĩ bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 1
- 2.2 Kết bài phát biểu cảm nghĩ bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 2
- 2.3 Kết bài phát biểu cảm nghĩ bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 3
- 2.4 Kết bài phát biểu cảm nghĩ bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 4
- 2.5 Kết bài phát biểu cảm nghĩ bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 5
- 2.6 Kết bài phát biểu cảm nghĩ bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 6
- 2.7 Kết bài phát biểu cảm nghĩ bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 7
- 3 Kết bài thiên nhiên trong Cảnh khuya và Rằm tháng giêng
Kết bài phân tích bài thơ Cảnh khuya
Kết bài phân tích bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 1
Như vậy, bài thơ “Cảnh khuya” mang những nét tiêu biểu cho phong cách nội dung và nghệ thuật của Hồ Chí Minh.
Kết bài phân tích bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 2
Bài thơ Cảnh khuya thật bình dị nhưng đã cho ta thấy tình cảm của Bác đối với thiên nhiên, đối với dân tộc, đất nước và hình ảnh vị lãnh tụ đầy trách nhiệm, thương yêu. Văn thơ của Người bắt nguồn từ chỗ đó và đã trở thành kết tinh khí thế thời đại, của tinh hoa dân tộc của đạo đức cách mạng truyền thống.
Kết bài phân tích bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 3
Bài thơ Cảnh khuya thể hiện tâm hồn nhạy cảm tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác – vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
Kết bài phân tích bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 4
Bài thơ Cảnh khuya đã khắc họa thiên nhiên Việt Bắc đầy chân thực. Bài thơ đã thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Kết bài phân tích bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 5
Cảnh khuya khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên Việt Bắc thật sinh động. Đồng thời, Bác còn thể hiện tình yêu dành cho quê hương, đất nước.
Kết bài phân tích bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 6
Bài thơ Cảnh khuya đã khép lại với bao dư âm mênh mang lan tỏa. Bài thơ đã cho thấy tấm lòng yêu quê hương, đất nước của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Kết bài phân tích bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 7
Cảnh khuya đã cho ta thấy một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, sâu nặng. Cùng với đó là tấm lòng luôn lo nghĩ cho vận mệnh đất nước, dân tộc. Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển và yếu tố hiện đại, tạo nên nét đặc sắc cho tác phẩm.
Kết bài phân tích bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 8
Dù ra đời trong hoàn cảnh đất nước đang chiến đấu chống thực dân Pháp nhưng ta vẫn thấy được tâm hồn thảnh thơi, ung dung của Bác. Lo lắng cho “nỗi nước nhà” là vậy nhưng Bác vẫn luôn luôn dành sự ưu ái của mình cho thiên nhiên, vì thiên nhiên là người bạn tri âm tri kỷ của Người. Bài thơ còn là nói lên tâm hồn nhạy cảm và đầy chất thơ của người nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh.
Kết bài phân tích bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 9
“Cảnh khuya” bài thơ tứ tuyệt làm đẹp nền thơ ca kháng chiến. Câu thơ giàu hình tượng và truyền cảm. Cảnh và tình hòa hợp, vừa cổ kính, vừa hiện đại. Tình yêu nước thiết tha, tình yêu thiên nhiên trong sáng là cốt cách vẻ đẹp của bài thơ.
Kết bài phân tích bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 10
Với giọng thơ lạc quan và yêu đời, bài thơ “Cảnh khuya” đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên cũng như quê hương, đất nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Kết bài phân tích bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 11
Như vậy, bài thơ Cảnh khuya đã được Hồ Chí Minh tái hiện một cách chân thực và sống động bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, và phía sau bức tranh ấy chính là bức tranh tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng. Qua những suy tư, trăn trở ta lại thấy được vẻ đẹp tâm hồn của một con người hết lòng vì nước, vì dân.
Kết bài phân tích bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 12
Cảnh khuya vừa là bài thơ tả cảnh ngụ tình vừa trực tiếp giãi bày tình cảm, tâm trạng của Bác Hồ vào những năm tháng đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ. Đọc bài thơ, chúng ta vô cùng cảm mến, trân trọng tình yêu thiên nhiên và tấm lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm lớn lao của Người đối với việc dân, việc nước.
Kết bài phân tích bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 13
Với giọng thơ lạc quan và yêu đời, bài thơ “Cảnh khuya” đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên cũng như quê hương, đất nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Kết bài phát biểu cảm nghĩ bài thơ Cảnh khuya
Kết bài phát biểu cảm nghĩ bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 1
Tóm lại, “Cảnh khuya” đối với em là một bài thơ giàu ý nghĩa. Bài thơ không chỉ khắc họa cảnh thiên nhiên dưới ánh trăng ở chiến khu Việt Bắc cũng như thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước của nhà thơ.
Kết bài phát biểu cảm nghĩ bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 2
Như vậy, Cảnh khuya là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác.Khi đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác Hồ hơn.
Kết bài phát biểu cảm nghĩ bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 3
Qua hai câu thơ trên, người đọc thấy được hình ảnh người thi sĩ đa sầu đa cảm và con người chiến sĩ kiên trung trong Bác Hồ. Quả thật, đây chính là một trong những bài thơ mà tôi yêu thích nhất của Bác.
Kết bài phát biểu cảm nghĩ bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 4
“Cảnh khuya” có sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa lãng mạn và hiện thực. Bài thơ đã thể hiện được không chỉ là tình yêu thiên của Hồ Chủ tịch. Mà còn bộc lộ được tâm trạng của Bác thật tự nhiên, chân thực.
Kết bài phát biểu cảm nghĩ bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 5
Bài thơ “Cảnh khuya” với ngôn từ giản dị không chỉ khắc họa cảnh thiên nhiên dưới ánh trăng ở chiến khu Việt Bắc cũng như thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước của nhà thơ. Bài thơ gợi cho người đọc những cảm xúc thật sâu sắc về tấm lòng của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Kết bài phát biểu cảm nghĩ bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 6
Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt thể hiện cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Đọc thơ Bác, chúng ta càng biết ơn, yêu kính Bác Hồ hơn.
Kết bài phát biểu cảm nghĩ bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 7
Cảnh khuya quả là một bài thơ độc đáo. Khi đọc bài thơ, chúng ta đã hiểu thêm về tấm lòng mà Bác dành cho đất nước, cũng như những trăn trở, suy tư của Người.
Kết bài thiên nhiên trong Cảnh khuya và Rằm tháng giêng
Kết bài thiên nhiên trong Cảnh khuya và Rằm tháng giêng – Mẫu 1
Qua hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng”, ta thấy được những rung động tinh tế của một tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm, tài hoa trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. Với những lời thơ giản dị mà cũng hết sức hàm súc người đọc đã được thưởng thức bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp của Việt Bắc ở những thời điểm khác nhau. Đằng sau tình yêu thiên nhiên còn là một người luôn lo cho dân cho nước, một phong thái ung dung, một tâm hồn lạc quan vào cuộc sống.
Kết bài thiên nhiên trong Cảnh khuya và Rằm tháng giêng – Mẫu 2
Tinh thần lạc quan yêu đời của Bác thể hiện trong hai bài thơ thật đáng khâm phục. Bao nhiêu khó khăn gian khổ còn ở phía trước, bao điều suy nghĩ trăn trở chưa tìm ra cách giải quyết, vậy mà vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta vẫn giữ một tinh thần tự tại, ung dung. Điều này thể hiện sự quyết tâm không ngại khó khăn gian khổ, quyết chiến quyết thắng kẻ thù của Bác.
Kết bài thiên nhiên trong Cảnh khuya và Rằm tháng giêng – Mẫu 3
Có thể thấy, Hồ Chí Minh sáng tác rất nhiều các phẩm lấy đề tài từ vầng trăng, ánh trăng. Song mỗi bài Bác lại tạo ra cho người đọc một cảm nhận khác, một ấn tượng khác về ánh trăng mà không hề có sự trùng lặp. Có sự đa dạng này phải kể đến sự cảm nhận tinh tế và tài năng sáng tạo không ngừng của Bác.
Kết bài thiên nhiên trong Cảnh khuya và Rằm tháng giêng – Mẫu 4
Cả hai bài thơ mang đậm phong cách sáng tác của Bác. Qua những bức tranh thiên nhiên nhiên đó, Hồ Chí Minh gửi gắm tâm tư về sự nghiệp cách mạng của đất nước, cũng như tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước của nhà thơ.