Soạn bài Lẵng quả thông – Chân trời sáng tạo 6, Tài Liệu Học Thi mời bạn đọc tham khảo tài liệu Soạn văn 6: Lẵng quả thông. Mong rằng có thể giúp ích cho các bạn học
Để có thể tiếp thu kiến thức Ngữ văn lớp 6 ở trên lớp một cách nhanh chóng hiệu quả, học sinh cần chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu tài liệu Soạn văn 6: Lẵng quả thông, thuộc sách Chân trời sáng tạo. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.
Xem Tắt
Tri thức Ngữ Văn
1. Tri thức đọc hiểu
Đọc lại các kiến thức về chi tiết, đề tài, cốt truyện… từ các bài trước.
2. Tri thức tiếng Việt
– Lựa chọn cấu trúc câu: Tiếng Việt có cấu trúc tương đối ổn định. Tuy vậy trong quá trình sử dụng, chúng ta có thể thay đổi cấu trúc câu để đáp ứng mục đích giao tiếp.
– Cách lựa chọn cấu trúc và tác dụng:
- Thay đổi trật tự các thành phần câu nhằm nhấn mạnh đối tượng được nói đến.
- Viết câu gồm nhiều vị ngữ giúp cho việc miêu tả đối tượng được cụ thể, sinh động hơn.
Soạn bài Lẵng quả thông
1. Chuẩn bị đọc
Mỗi người chắc hẳn đã từng nhận được một món quà đặc biệt. Ví dụ như một con vật nuôi từ bố mẹ, một quyển sách yêu thích từ bạn thân…
2. Trải nghiệm cùng văn bản
Câu 1. Điều gì sẽ xảy ra khi Đa-ni đi nghe buổi hòa nhạc?
Dàn nhạc giao hưởng đã biểu diễn một bản nhạc để tặng Đa-ni.
Câu 2. Cảm nhận của Đa-ni trong lần đầu tiên nghe nhạc giao hưởng cho thấy điều gì về tâm hồn cô?
Cảm nhận của Đa-ni trong lần đầu tiên nghe nhạc giao hưởng cho thấy: Đa-ni có tâm hồn tuyệt đẹp, giàu cảm xúc.
Câu 3. Vì sao Đa-ni lại khóc khi biết khúc nhạc nổi tiếng là món quà nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ríc viết tặng cô nhân dịp mười tám tuổi?
Cô cảm thấy xúc động khi nhận ra món quà nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ríc viết tặng cô nhân dịp mười tám tuổi – cũng là món quà khi xưa mà ông đã hứa sẽ tặng cô.
Câu 4. Các câu trong ngoặc kép là lời của ai nói với ai, người nghe có mặt hay vắng mặt?
Các câu trong ngoặc kép là lời của Đa-ni nói với nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ríc và đó là lời trong suy nghĩ của cô. Người nghe vắng mặt.
3. Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1. Hãy liệt kê những sự việc chính xảy ra với nhân vật Đa-ni Pơ-đơ-xơn trong đoạn trích.
- Đa-ni đi nghe một buổi hòa nhạc cùng cô Mac-đa và chú Nin-xơ.
- Lần đầu tiên nghe nhạc giao hưởng, Đa-ni thấy giống như một giấc mộng.
- Người trên sân khấu nói đây là bản nhạc của E-đơ-va Gờ-ric viết tặng cô Đa-ni Pơ-đơ-xơn thì vô cùng xúc động.
- Đa-ni đi đến bờ biển.
Câu 2. Tìm một số chỉ tiết miêu tả:
– Ngoại hình của Ða-ni: Khuôn mặt trắng xanh nghiêm nghị và hai bím tóc dài lấp lánh màu vàng.
– Hành động, cảm xúc của Đa-ni trong quá trình lắng nghe bản nhạc mà nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ric viết tặng cô: Đa-ni thở một hơi dài đến nỗi ngực hơi đau; Cô cúi xuống và áp mặt vào hai bàn tay; Đa-ni khóc không cần giấu ai nữa.
– Hành động, ý nghĩ, tâm trạng Đa-ni sau khi nghe bản nhạc: Đa-ni đứng dậy và bước nhanh ra khỏi công viên và nghĩ nếu bác ở đây cô sẽ ôm bác thật chặt, cô đi ra bờ biển và cảm giác về cái đẹp của thế giới đã xâm chiếm cơ thể cô.
=> Đa-ni là một cô gái giàu cảm xúc, giàu tình yêu thương.
Câu 3. Người kể chuyện đã thể hiện tình cảm gì đối với nhân vật Đa-ni. Tìm một số chủ tiết chứng minh cho ý kiến của em.
– Người kể chuyện thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng Đa-ni.
– Những chi tiết như: “Cháu Đa-ni xinh không, như là sắp đi cuộc hẹn hò đầu tiên ấy”; “Cháu là hạnh phúc”; “Cháu là bình minh”…
Câu 4. Câu chuyện này viết về đề tài gì?
Đề tài: Vẻ đẹp của cuộc sống.
Câu 5. Em hãy nêu chủ đề truyện.
Chủ đề: Khẳng định giá trị tinh thần của những món quà, cũng như ý nghĩa của cách cho và nhận quà.
Câu 6. Món quà mà nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ric tặng Đa-ni có ý nghĩa như thế nào đối với cô?
Món quà mà nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ric tặng Đa-ni có ý nghĩa rất lớn với cô. Nó giúp cô cảm nhận được vẻ đẹp của cuộc sống.
Câu 7. Từ câu chuyện về món quà mà Đa-ni nhận được, em có suy nghĩ gì về cách cho và nhận quà?
Cách cho và nhận quà cần phải hợp lí, thể hiện được tình cảm trân trọng, biết ơn của người cho và người nhận.