Lịch sử 12 Bài 21: Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam, Lịch sử 12 Bài 21 được biên soạn bám sát theo
Soạn Sử 12 Bài 21 giúp các em học sinh lớp 12 tóm tắt toàn bộ kiến thức lý thuyết về Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn. Đồng thời trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa trang 172.
Lịch sử 12 Bài 21 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK trang 158-172. Qua đó giúp học sinh nhanh chóng nắm vững được kiến thức để học tốt môn Lịch sử. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Tóm tắt lý thuyết Lịch sử 12 Bài 21
I. TÌNH HÌNH VÀ NHIỆM VỤ CÁCH MẠNG NƯỚC TA SAU HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ 1954 VỀ ĐÔNG DƯƠNG
1. Tình hình
Với Hiệp định Giơnevơ, cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông dương có Mỹ giúp đã chấm dứt.
a. Miền Bắc
– Ngày 10/10/1954, quân ta tiếp quản Hà Nội.
– Ngày 1/1/1955, Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mắt nhân dân thủ đô.
– Ngày 16/ 5/1955, Pháp rời khỏi Hải Phòng, miền Bắc hoàn toàn giải phóng.
Ngày 1-1-1955, hàng chục vạn nhân dân thủ đô đã tổ chức mít tinh và tuần hành mừng đón Trung ương Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch trở về thủ đô sau gần 9 năm lên Việt Bắc lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Pháp thắng lợi.
b. Miền Nam
– Giữa tháng 5/1956, Pháp rút khỏi miền Nam khi chưa thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam theo điều khoản của Hiệp định Giơ-ne-vơ..
– Mỹ thay Pháp, đưa tay sai Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền ở miền Nam, âm mưu chia cắt VN, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự ở Đông Dương và Đông Nam Á.
– Với âm mưu của Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm, nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền.
2. Nhiệm vụ
– Do âm mưu của Mỹ – Diệm, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của cả nước chưa hoàn thành.
– Miền Bắc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, tiến lên CNXH.
– Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.
II. MIỀN BẮC HOÀN THÀNH CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT, KHÔI PHỤC KINH TẾ, CẢI TẠO QUAN HỆ SẢN XUẤT (1954 – 1960)
1. Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1954 – 1957)
a. Hoàn thành cải cách ruộng đất
– Do thực tế ở miền bắc, yêu cầu của nông dân, củng cố khối liên minh công nông, mở rộng mặt trận thống nhất.
– Ủy ban cải cách ruộng đất Trung ương ra nghị quyết: “Đẩy mạnh phát động quần chúng thực hiện cải cách ruộng đất”
– Trong hơn 2 năm (1954 – 1956), qua 5 đợt cải cách ruộng đất (kể cả đợt 1 tiến hành trong kháng chiến), miền Bắc đã tịch thu, trưng thu, trưng mua khoảng 81 vạn hécta ruộng đất, 10 vạn trâu bò và 1,8 triệu nông cụ chia cho 2 triệu hộ nông dân lao động. Khẩu hiệu “Người cày có ruộng” đã trở thành hiện thực.
* Hạn chế: ta phạm một số sai lầm như đấu tố tràn lan cả những địa chủ kháng chiến có công với cách mạng.. Quy nhầm một số nông dân, cán bộ, đảng viên thành địa chủ. Đảng, Chính phủ phát hiện và kịp thời sửa chữa trong năm 1957 nên hậu quả sai lầm được hạn chế và ý nghĩa thắng lợi của cải cách ruộng đất vẫn to lớn, khối công nông liên minh được củng cố.
b. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh
Kỳ họp thứ IV, Quốc hội khóa I: “Ra sức củng cố miền Bắc bằng cách đẩy mạnh và hoàn thành cải cách ruộng đất đúng theo kế hoạch, ra sức khôi phục kinh tế và phát triển kinh tế – văn hóa”
* Nông nghiệp
– Khẩn hoang, tăng vụ, tăng thêm đàn trâu bò, sắm thêm nông cụ.
– Xây dựng công trình thủy nông mới, mở rộng diện tích tưới và tiêu nước.
– Năm 1957, sản lượng lương thực đạt trên 4 triệu tấn, nạn đói kinh niên ở miền Bắc căn bản được giải quyết.
* Công nghiệp
– Khôi phục, mở rộng và xây dựng nhiều nhà máy, xí nghiệp mới.
– Cuối năm 1957, có 97 nhà máy, xí nghiệp lớn do nhà nước quản lý.
* Thủ công nghiệp, thương nghiệp:
– Nhanh chóng khôi phục, đảm bảo cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho nhân dân.
– Giải quyết việc làm cho người lao động.
– Ngoại thương tập trung trong tay nhà nước.Năm 1957, miền Bắc mua bán với 27 nước.
* Giao thông vận tải: khôi phục 700 km đường sắt, sửa chữa và làm mới hàng nghìn km đường ô tô, xây dựng bến cảng, đường hàng không dân dụng quốc tế …
* Văn hóa, giáo dục được đẩy mạnh.
– Hệ thống giáo dục phổ thông 10 năm.
– Xây dựng trường đại học.
– Hơn 1 triệu người được xóa mù.
* Y tế
– Được quan tâm xây dựng.
– Nếp sống lành mạnh, giữ gìn vệ sinh được vận động thực hiện ở khắp mọi nơi.
Giải bài tập SGK Lịch sử 12 Bài 21
Câu 1
Hãy nêu những thành tựu chủ yếu về kinh tế và xã hội của cách mạng miền Bắc từ năm 1954 đến năm 1965.
Lời giải:
*Giai đoạn 1954 – 1960:
– Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh.
– Nông nghiệp: Nông dân hăng hái khẩn hoang, sắm sửa nông cụ, xây dựng nhiều công trình thủy lợi.
– Công nghiệp: Khôi phục và mở rộng hầu hết các nhà máy, xí nghiệp bị phá hỏng, xây dựng thêm một số nhà máy mới: cơ khí Hà Nội, gỗ Cầu Đường…
– Thủ công nghiệp, thương nghiệp: Khôi phục, bảo đảm cung cấp nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân. Mở rộng ngoại thương.
– Giao thông vận tải: Khôi phục các tuyến đường sắt, sửa chữa và làm mới đường ôtô, đường hàng không quốc tế được khai thông.
– Văn hóa, giáo dục, y tế được đẩy mạnh, hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm xây dựng.
* Giai đoạn 1961 – 1965:
– Công nghiệp:
+ Giai đoạn 1961 – 1965, có 100 cơ sở sản xuất mới được xây dựng, nhiều nhà máy được mở rộng.
+ Công nghiệp quốc doanh chiếm tỉ trọng 93% trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp toàn miền Bắc, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
+ Công nghiệp nhẹ cùng với tiểu thủ công nghiệp đã giải quyết được 80% hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân.
– Nông nghiệp:
+ Thực hiện chủ trương xây dựng hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bậc cao.
+ Áp dụng nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
+ Hệ thống thủy nông phát triển, nhiều công trình được xây dựng.
+ Năng xuất tăng cao, vượt 5 tấn thóc trên 1 hécta.
– Thương nghiệp quốc doanh được Nhà nước ưu tiên phát triển, chiếm lĩnh được thị trường, góp phần vào phát triển kinh tế, củng cố quan hệ sản xuất mới, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân.
– Hệ thống giao thông được củng cố. Việc đi lại trong nước và giao thông quốc tế thuận lợi hơn trước.
– Hệ thống giáo dục từ phổ thông đến đại học phát triển nhanh.
– Hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe được đầu tư phát triển, khoảng 6 000 cơ sở y tế được xây dựng.
– Miền Bắc đã làm tròn nhiệm vụ chi viện cho tiền tuyến miền Nam, phục vụ sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Câu 2
– Tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương như thế nào?
Trả lời
* Miền Bắc
– Ngày 10 – 10 – 1954, quân ta tiếp quản Hà Nội
– Ngày 1 – 1 – 1955, Trung ương Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch trở về Thủ đô .
– Ngày 13 – 5 – 1955, lính Pháp cuối cùng rời khỏi Hải Phòng, miền Bắc hoàn toàn giải phóng.
* Miền Nam
– Tháng 5 – 1956, Pháp rút khỏi miền Nam khi chưa thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam theo điều khoản của Hiệp định Giơnevơ..
– Mĩ thay Pháp, dựng chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam, thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, xây dựng căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á.
=> Đất nước bị chia cắt thành hai miền, miền Bắc được thống nhất thực hiện nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ, đấu tranh thống nhất đất nước.