Biên bản cuộc họp 2020, Biên bản cuộc họp 2020 được dùng cho mọi cuộc họp như họp gia đình, họp bình xét thi đua, họp công ty, họp bàn giao công việc, họp phân công
Biên bản cuộc họp 2020 được dùng cho mọi cuộc họp như họp gia đình, họp bình xét thi đua, họp công ty, họp lớp, họp bàn giao công việc, họp giao ban, họp phân công nhiệm vụ… Nhằm ghi lại toàn bộ nội dung, diễn biến trong cuộc họp.
Trong mỗi cuộc họp, thư ký có trách nhiệm điểm danh số người tham gia, vắng mặt, đồng thời ghi lại toàn bộ thông tin quan trọng theo diễn biến của cuộc họp để lưu trữ. Vậy mời các bạn cùng theo dõi mẫu biên bản cũng như hướng dẫn ghi biên bản họp trong bài viết dưới đây:
CƠ QUAN, ĐƠN VỊ….
Số: ……………….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ………, ngày …… tháng …… năm …… |
BIÊN BẢN HỌP
Về việc (1)………………..………..
Hôm nay, vào lúc ….… giờ …… ngày ….. tháng ….. năm …..
Tại (2)……………………………………………………. …………………………………………………………….
Diễn ra cuộc họp với nội dung (3)…………………………………
I. Thành phần tham dự:
1. Chủ trì (4): Ông/Bà ………………….….. Chức vụ: …..………
2. Thư ký (5): Ông/Bà ………..………… Chức vụ: ………………
3. Thành phần khác (6):
……………………………………………………………. …………………………………………………………….
……………………………………………………………. …………………………………………………………….
II. Nội dung cuộc họp: (7)
……………………………………………………………. …………………………………………………………….
……………………………………………………………. …………………………………………………………….
III. Biểu quyết (nếu có):
– Tổng số phiếu: …………. Phiếu
– Số phiếu tán thành: ……… phiếu, chiếm …… %
– Số phiếu không tán thành: ………… phiếu, chiếm …… %
IV. Kết luận cuộc họp (8):
……………………………………………………………. …………………………………………………………….
……………………………………………………………. …………………………………………………………….
Cuộc họp kết thúc vào lúc ….. giờ ….. ngày …. tháng ….. năm ……, nội dung cuộc họp đã được các thành viên dự họp thông qua và cùng ký vào biên bản.
Biên bản được các thành viên nhất trí thông qua và có hiệu lực kể từ ngày ký./.
THƯ KÝ |
CHỦ TỌA |
CÁC THÀNH VIÊN KHÁC |
Hướng dẫn ghi Biên bản cuộc họp 2020
(1) (3) Chủ đề, tiêu điểm chính của cuộc họp chẳng hạn như: Bình xét thi đua, giao ban, bàn giao nhiệm vụ….
(2) Bộ phận, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức cuộc họp.
(4) Người chủ trì: Người đưa ra các vấn đề chính, hướng xử lý hoặc tổng hợp các ý kiến để giải quyết vấn đề.
(5) Thư ký: Người đảm nhiệm công việc điểm danh các thành phần tham gia và ghi chép các thông tin trong cuộc họp, lập biên bản họp.
(6) Thành phần khác: Có thể là đại diện các phòng ban hoặc nhân viên, người có liên quan tới chủ đề của cuộc họp.
(7) Nội dung cuộc họp: Đây là phần quan trọng nhất mà thư ký cần lưu ý khi viết biên bản cuộc họp bởi thư ký sẽ là người quan sát và ghi chép những gì diễn ra trong cuộc họp (các vấn đề được trình bày, thảo luận; những ý kiến phát biểu của các thành viên tham gia,…)
(8) Kết luận cuộc họp: Người chủ trì cuộc họp căn cứ các nội dung đã được trao đổi và thống nhất thông qua biểu quyết (nếu có) để đưa ra quyết định.