Mẫu Hợp đồng bảo lãnh vay vốn nước ngoài, Mẫu Hợp đồng bảo lãnh vay vốn nước ngoài
Mẫu Hợp đồng bảo lãnh vay vốn nước ngoài
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————-
HỢP ĐỒNG BẢO LÃNH VAY VỐN NƯỚC NGOÀI
Số: …../…../HĐ
Số đăng ký tại NH:…../…..
Hôm nay, ngày …. tháng …. năm …. Tại: …………………………………………………….
Chúng tôi gồm:
1. Bên bảo lãnh: Ngân hàng …………..(sau đây gọi là Ngân hàng)
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………
Điện thoại: ……………………………….. Fax: ………………………………………..………
Do ông (bà) ………………………………. Chức vụ: ………………………… làm đại diện
2. Bên được bảo lãnh: …………………..(sau đây được gọi là Doanh nghiệp)
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………
Điện thoại: ……………………………….. Fax: …………………………………………..……
Tài khoản tiền gửi VNĐ số: …………….. tại Ngân hàng: ………………………….……….
Tài khoản tiền gửi ngoại tệ số: …………. tại Ngân hàng: …………………………………..
Do ông (bà) ………………………………. Chức vụ: ………………………… làm đại diện, theo giấy ủy quyền số …….. ngày …/…/…… của …………………………………………
Hai bên thỏa thuận ký Hợp đồng bảo lãnh vay vốn nước ngoài để đầu tư dự án theo các điều khoản dưới đây:
Điều 1. Nội dung và phạm vi bảo lãnh
Ngân hàng bảo lãnh cho Doanh nghiệp để Doanh nghiệp vay vốn nước ngoài với số tiền………. (bằng chữ ……………………………………………………………………….) theo Hợp đồng vay vốn nước ngoài số …. ngày …/…./….ký giữa Doanh nghiệp và …………………. để đầu tư theo dự án ……………………………….………………..
Ngân hàng bảo lãnh nghĩa vụ thanh toán nợ nước ngoài mà Doanh nghiệp đã ký với bên nước ngoài theo Hợp đồng vay vốn.
Thời hạn bảo lãnh theo Hợp đồng vay vốn đã được Ngân hàng chấp thuận, kể từ ngày nhận món vay đầu tiên theo Hợp đồng vay vốn nước ngoài.
Điều 2. Điều kiện phát hành bảo lãnh
Ngân hàng phát hành bảo lãnh sau khi Doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục về các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ được bảo lãnh nêu tại Điều 4 của Hợp đồng này.
Điều 3. Phí bảo lãnh và trả phí bảo lãnh
– Phí bảo lãnh là ……..% năm, được tính trên dư nợ được bảo lãnh nhân (x) với số ngày bảo lãnh thực tế nhân (x) với mức phí bảo lãnh chia (:) cho 360.
– Phí bảo lãnh được trả …….. tháng một lần.
– Đến hạn, Doanh nghiệp chủ động trả phí bảo lãnh cho Ngân hàng, nếu hết hạn mà Doanh nghiệp không trả hoặc trả không đủ cho Ngân hàng thì Ngân hàng được tự động trích tài khoản tiền gửi của Doanh nghiệp để thu.
Trường hợp Doanh nghiệp có tài khoản tiền gửi tại Tổ chức tín dụng khác, Ngân hàng được lập Ủy nhiệm thu để thu phí bảo lãnh và thông báo cho Doanh nghiệp biết.
Điều 4. Biện pháp bảo đảm nghĩa vụ được bảo lãnh
Doanh nghiệp cam kết dùng các biện pháp bảo đảm để đảm bảo nghĩa vụ được Ngân hàng bảo lãnh ghi tại Điều 1 của Hợp đồng bảo lãnh này.
Việc thế chấp, cầm cố được thực hiện theo Hợp đồng riêng.
Tài sản đầu tư bằng vốn vay nước ngoài được Ngân hàng bảo lãnh là tài sản thế chấp, cầm cố để thực hiện nghĩa vụ của Doanh nghiệp đối với Ngân hàng.
Điều 5. Phương thức thanh toán nợ nước ngoài
Doanh nghiệp phải trả nợ nước ngoài theo đúng lịch đã cam kết trong Hợp đồng vay vốn nước ngoài, cụ thể:
Đơn vị: ………
Ngày đến hạn |
Trả gốc |
Trả lãi |
Tổng số |
Trước 2 ngày làm việc theo lịch trả nợ trên, Doanh nghiệp phải chuyển tiền vào tài khoản ký quỹ tại Ngân hàng để trả nợ nước ngoài. Nếu Doanh nghiệp không chủ động chuyển tiền để trả nợ thì Ngân hàng có quyền trích Tài khoản tiền gửi của Doanh nghiệp tại Ngân hàng để trả nợ nước ngoài. Trường hợp Doanh nghiệp có tài khoản tiền gửi tại các Tổ chức tín dụng khác, Ngân hàng được quyền lập Ủy nhiệm thu để thu tiền trả nợ nước ngoài và báo cáo cho Doanh nghiệp biết hoặc yêu cầu bên bảo lãnh thứ 3 (nếu có) trả nợ thay cho Doanh nghiệp.
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của Doanh nghiệp
Yêu cầu Ngân hàng bảo lãnh theo các nội dung ghi trong Hợp đồng này.
Chấp hành đúng các quy định của Nhà nước về vay và trả nợ nước ngoài, các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng, về vấn đề liên quan đến nội dung bảo lãnh, các hướng dẫn của Ngân hàng.
Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng vốn vay được bảo lãnh đúng mục đích, đúng pháp luật, có hiệu quả.
Gửi cho Ngân hàng các báo cáo tài chính định kỳ quý, năm và các báo cáo thường kỳ khác về hoạt động của Doanh nghiệp và thông tin liên quan đến việc bảo lãnh. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn, hợp pháp của các tài liệu và các thông tin cung cấp cho Ngân hàng liên quan đến việc bảo lãnh.
Thực hiện đầy đủ các điều khoản, điều kiện trong Hợp đồng bảo lãnh này.
Thông báo cho Ngân hàng về những dự định sửa đổi, các sửa đổi được ký kết đối với Hợp đồng vay vốn đã ký giữa Doanh nghiệp và bên cho vay. Đối với những nội dung sửa đổi liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của Ngân hàng thì phải được sự đồng ý trước bằng văn bản của Ngân hàng.
Doanh nghiệp phải chấp hành đúng các cam kết trong Hợp đồng bảo đảm tiền vay đã ký kết với Ngân hàng. Nếu phải xử lý tài sản bảo đảm mà tiền thu được không đủ để trả nợ thì Doanh nghiệp phải tiếp tục thanh toán hết phần nợ còn lại cho Ngân hàng.
Phải chuyển tiền vào tài khoản ký quỹ mở tại Ngân hàng để trả nợ gốc, lãi và các phí khác đúng hạn.
Trả phí bảo lãnh cho Ngân hàng đầy đủ đúng hạn.
Thông báo đầy đủ, kịp thời cho Ngân hàng về:
– Những thay đổi ảnh hưởng hoặc đe dọa đến giá trị của tài sản bảo đảm, tài sản đầu tư bằng vốn vay được bảo lãnh.
– Những thay đổi về vốn, tài sản ảnh hưởng đến khả năng tài chính của Doanh nghiệp và những thay đổi khác có liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ và lãi vay cho nước ngoài.
– Thay đổi về cơ cấu tổ chức bộ máy và nhân sự.
– Đổi tên, thay địa chỉ trụ sở chính của Doanh nghiệp
– Doanh nghiệp đang trong quá trình tiến hành thay đổi hình thức sở hữu, chia, tách, hợp nhất, sát nhập, ngừng hoạt động, giải thể…
– Thay đổi tình trạng bên bảo lãnh thứ 3 (nếu có).
Trong thời gian Doanh nghiệp chưa trả hết nợ và lãi vay cho nước ngoài hoặc cho Ngân hàng trong trường hợp Ngân hàng trả nợ thay, nếu chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Ngân hàng, Doanh nghiệp không được dùng tài sản đầu tư bằng vốn vay được bảo lãnh để thế chấp, cầm cố cho một tổ chức khác, nhượng bán, điều chuyển, thanh lý. Trường hợp nhượng bán, thanh lý, toàn bộ tiền thu được việc bán tài sản trên Doanh nghiệp phải nộp ngay vào tài khoản ký quỹ tại Ngân hàng. Nếu không đủ Doanh nghiệp phải dùng các nguồn khác để trả lãi vay cho nước ngoài.
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng
Thực hiện việc bảo lãnh cho Doanh nghiệp theo nội dung ghi trong Hợp đồng này.
Yêu cầu và áp dụng các biện pháp cần thiết để Doanh nghiệp trả nợ theo Hợp đồng vay vốn và thu hồi nợ Ngân hàng đã phải trả thay.
Yêu cầu Doanh nghiệp cung cấp toàn bộ các báo cáo quý, năm về tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh và các thông tin cần thiết liên quan đến vốn vay được bảo lãnh.
Kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp trong quá trình bảo lãnh.
Thu phí bảo lãnh theo quy định của Hợp đồng này.
Được quyền xử lý tài sản bảo đảm kể cả yêu cầu bên bảo lãnh thứ 3 trả thay (nếu có) theo Hợp đồng đảm bảo tiền vay, Hợp đồng bảo lãnh của bên thứ 3 (nếu có) đã ký khi xảy ra một hoặc các sự kiện dưới đây:
– Doanh nghiệp không trả được bất kỳ khoản nợ đến hạn nào theo Hợp đồng vay vốn ký với phía nước ngoài và Ngân hàng đã phải trả thay.
– Tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính của Doanh nghiệp bị đe dọa nghiêm trọng dẫn đến mất khả năng không trả được nợ cho bên cho vay.
– Có các vụ kiện đe dọa đến tài sản của Doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp bị giải thể trước khi trả hết nợ cho bên cho vay.
– Doanh nghiệp bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập với tổ chức khác và chủ sở hữu mới từ chối thừa kế khoản nợ mà Doanh nghiệp chưa trả hết cho bên cho vay.
– Khi Doanh nghiệp vi phạm khoản 11 Điều 6.
Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Các điều khoản chung
Thông báo: Mọi thư từ, thông báo giữa hai bên được gửi theo địa chỉ ghi tại Hợp đồng này và được lập thành văn bản, có chữ ký của người có thẩm quyền đại diện của các bên, nếu được chuyển bằng bưu điện thì ngày gửi đi được coi là ngày theo dấu xác nhận của bưu điện cơ sở nơi chuyển. Bên nhận coi như đã nhận được nếu thư được chuyển đến địa chỉ nơi nhận trong thời gian từ 7h30 đến 6h30 trong những ngày làm việc; nếu chuyển trực tiếp thì việc giao nhận coi như được thực hiện khi ký giao nhận với bộ phận hành chánh văn thư của bên nhận.
Xử lý vi phạm Hợp đồng: Trong thời gian hiệu lực của Hợp đồng này, nếu một bên phát hiện bên kia vi phạm các điều khoản quy định trong Hợp đồng thì thông báo cho bên kia biết bằng văn bản và yêu cầu khắc phục những vi phạm đó. Hết thời hạn ghi trong thông báo mà bên kia không khắc phục được thì được quyền áp dụng các biện pháp để bảo vệ quyền lợi của mình theo Hợp đồng này.
Sửa đổi và bổ sung Hợp đồng: Việc sửa đổi và bổ sung các điều khoản của Hợp đồng này phải được cả hai bên cùng thỏa thuận bằng văn bản (Biên bản sửa đổi, bổ sung Hợp đồng) do đại diện có thẩm quyền của hai bên ký kết; những sửa đổi bổ sung đó có hiệu lực đối với các bên; thay thế, bổ sung các điều khoản tương ứng trong Hợp đồng.
Giải quyết tranh chấp: Mọi bất đồng phát sinh trong quá trình thực hiện Hợp đồng được giải quyết trên cơ sở thương lượng bình đẳng giữa hai bên. Trường hợp không tự thương lượng được thì một trong hai bên thông báo bằng văn bản cho bên kia làm căn cứ để xác định Hợp đồng đã phát sinh tranh chấp (một phần hoặc toàn bộ) để các bên đưa ra Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Quyết định của Tòa án có hiệu lực bắt buộc đối với các bên theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Hiệu lực của Hợp đồng
Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký và kết thúc khi Doanh nghiệp hoàn thành việc trả nợ, lãi vay cho bên cho vay và Ngân hàng (kể cả phí bảo lãnh).
Sau khi Hợp đồng hết hiệu lực coi như được thanh lý. Trường hợp cần thiết, một bên có thể yêu cầu bên kia lập biên bản thanh lý Hợp đồng.
Hợp đồng này được lập thành 02 bản, có giá trị như nhau. Ngân hàng giữ 01 bản, Doanh nghiệp giữ 01 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN BẢO LÃNH ĐẠI DIỆN NGÂN HÀNG
(Họ và tên, chức vụ, ký, đóng dấu) (Họ và tên, chức vụ, ký, đóng dấu)