Văn mẫu lớp 11: Tổng hợp mở bài về bài thơ Lưu biệt khi xuất dương (18 mẫu), Mở bài Xuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu gồm 18 mẫu, giúp các em học sinh lớp 11
Mở bài Lưu biệt khi xuất dương gồm 18 mẫu, bao gồm cả mở bài trực tiếp và gián tiếp siêu hay. Qua đó 18 mở bài Xuất dương lưu biệt giúp các bạn học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý tham khảo trong quá trình làm bài. Từ đó biết sử dụng vốn từ, kiến thức để nhanh chóng biết cách viết mở bài hay, ấn tượng, cô đọng nhất.
Mở bài về bài thơ Lưu biệt khi xuất dương xoay quanh các chủ đề như: phân tích bài thơ, cảm nhận bài thơ, phân tích hình tượng người chí sĩ trong Lưu biệt khi xuất dương hay hơn. Vậy sau đây là 18 mẫu mở bài về Xuất dương lưu biệt siêu hay, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Xem Tắt
- 1 Mở bài Cảm nhận bài thơ Lưu biệt khi xuất dương
- 2 Mở bài phân tích bài Lưu biệt khi xuất dương
- 2.1 Mở bài phân tích Lưu biệt khi xuất dương – Mẫu 1
- 2.2 Mở bài phân tích Lưu biệt khi xuất dương – Mẫu 2
- 2.3 Mở bài phân tích Lưu biệt khi xuất dương – Mẫu 3
- 2.4 Mở bài phân tích Lưu biệt khi xuất dương – Mẫu 4
- 2.5 Mở bài phân tích Lưu biệt khi xuất dương – Mẫu 5
- 2.6 Mở bài phân tích Lưu biệt khi xuất dương – Mẫu 6
- 2.7 Mở bài phân tích Lưu biệt khi xuất dương – Mẫu 7
- 2.8 Mở bài phân tích Lưu biệt khi xuất dương – Mẫu 8
- 3 Mở bài phân tích hình tượng người chí sĩ
- 4 Mở bài phân tích chí làm trai trong Lưu biệt khi xuất dương
Mở bài Cảm nhận bài thơ Lưu biệt khi xuất dương
Mở bài cảm nhận Lưu biệt khi xuất dương – Mẫu 1
Phan Bội Châu là một nhà yêu nước của đầu thế kỉ XX, một chí sĩ cách mạng luôn mang trong mình tinh thần kháng chiến chống Pháp mạnh mẽ đồng thời ông cũng là một nhà văn hóa lớn có nhiều đóng góp cho lĩnh vực văn chương trong đó có tác phẩm “Xuất dương lưu biệt”. Bài thơ thể hiện chí làm trai của Sào Nam Tử (Bút danh) với hoài bão lớn lao, khát vọng cứu nước sục sôi và tầm nhìn tư tưởng tiến bộ của tác giả. Tác phẩm đã để lại cho em cũng như biết bao độc giả khác nhiều ấn tượng bởi nó toát lên con người của cụ Phan.
Mở bài cảm nhận Lưu biệt khi xuất dương – Mẫu 2
Phan Bội Châu nhân vật lịch sử có tình yêu nước vô bờ bến, ông luôn mang trong mình ý chí phản kháng giặc ngoại xâm và nuôi chí lớn giải phóng dân tộc, tư tưởng đấu tranh của ông khuynh hướng dân chủ tư sản ra đi tìm con đường cứu nước ở các nước tư sản.
Mở bài cảm nhận Lưu biệt khi xuất dương – Mẫu 3
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng nhận định “Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời”. Văn học vì lẽ đó vẫn luôn song hành với mỗi bước đi của lịch sử. Văn học Việt Nam đã ghi nhận rất nhiều cây bút cùng những tác phẩm nổi bật trong thời đại văn học. “Xuất dương lưu biệt” với tinh thần nhiệt huyết, quyết tâm đi tìm con đường cứu nước của Phan Bội Châu cũng được đánh giá là một tác phẩm như thế.
Mở bài cảm nhận Lưu biệt khi xuất dương – Mẫu 4
Sê khốp đã từng có ý kiến rằng: “Nếu tác giả không có lối đi riêng thì người đó không bao giờ là nhà văn cả, nếu anh không có giọng riêng, anh ta có trở thành nhà văn hiện thực”. Vâng, mỗi nhà văn, nhà thơ muốn để lại dấu ấn cho độc giả thì phải có đặc trưng, phong cách của riêng mình. Cây đại thụ lớn góp phần vào nền văn học Việt Nam có thể gọi tên Phan Bội Châu. Tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương là một bài thơ mang đậm khi thế dân tộc, lý tưởng cao đẹp của ông.
Mở bài cảm nhận Lưu biệt khi xuất dương – Mẫu 5
Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Xuất dương lưu biệt là những năm đầu thế kỷ XX, đất nước ta đã mất chủ quyền, hoàn toàn lọt vào tay thực dân Pháp. Tiếng trống, tiếng mõ Cần Vương đã tắt, báo hiệu sự bế tắc của con đường cứu nước theo tư tưởng phong kiến do các sĩ phu lãnh đạo. Phan Bội Châu lúc này mới ba mươi tám tuổi, là hình ảnh tiêu biểu của một thế hệ cách mạng mới, quyết tâm vượt mình, bỏ qua mớ giáo lý đã quá lỗi thời của đạo Khổng để đón nhận tư tưởng tiên phong trong giai đoạn, mong tìm ra bước đi mới cho dân tộc, nhằm tự giải phóng mình. Phong trào Đông du được nhóm lên cùng với bao nhiêu hy vọng…
Mở bài phân tích bài Lưu biệt khi xuất dương
Mở bài phân tích Lưu biệt khi xuất dương – Mẫu 1
Phan Bội Châu được nhắc đến là người đầu tiên trong lịch sử Việt Nam có ý thức dùng văn chương để vận động, tuyên truyền cách mạng. Ông cũng chính là người khơi dòng cho loại văn chương trữ tình chính trị. Trong đó, bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” là một tác phẩm tiêu biểu.
Mở bài phân tích Lưu biệt khi xuất dương – Mẫu 2
Phan Bội Châu (1867-1940), ôi cái tên đẹp một thời. “Chúng ta có thể nói rằng trong lịch sử giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, trước Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu là một nhân vật vĩ đại”. Bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” được viết bằng chữ Hán, thể thất ngôn bát cú Đường luật, bài thơ thể hiện vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng trong đầu thế kỉ XX : táo bạo, nhiệt huyết lý tưởng giải phóng dân tộc luôn dâng cao. Ông đã cho người đọc thấy được không khí cách mạng sục sôi giai đoạn đầu thế kỉ XX của những con người yêu nước và tiến bộ của nước nhà.
Mở bài phân tích Lưu biệt khi xuất dương – Mẫu 3
Phan Bội Châu nhà yêu nước, anh hùng giải phóng dân tộc nổi tiếng trong lịch sử hiện đại Việt Nam, Phan Bội Châu chính là người khởi xướng các phong trào giải phóng Tổ quốc trong những năm đầu thế kỉ XX như Hội Duy Tân, phong trào Đông du, Việt Nam Quang Phục Hội. Tên tuổi của ông cũng nổi tiếng với nhiều bài thơ, cuốn sách, bài văn tế…Phan Bội Châu luôn mang trong mình lý tưởng, khát vọng giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước dân chủ tiến bộ.
Mở bài phân tích Lưu biệt khi xuất dương – Mẫu 4
Năm 1858 thực dân Pháp xâm lược Việt Nam chúng thi hành chính sách bóc lột sức lao động, đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong bể máu, khiến cho lòng dân vô cùng căm phẫn. Chính điều đó đã thôi thúc các nhà yêu nước nung nấu con đường giải phóng dân tộc. Tiêu biểu trong thời kì đầu là Phan Bội Châu Ông vừa là nhà cách mạng yêu nước đồng thời là một nhà văn hóa lớn. Ông để lại nhiều trước tác trên nhiều lĩnh vực trong đó thi ca chiếm một nội dung quan trọng. Nổi bật trong thơ của Phan Bội Châu là bài “Lưu biệt khi xuất dương”. Bài thơ đã lưu lại tình cảm, cảm xúc của tác giả lúc từ biệt trước khi sang Nhật đồng thời thể hiện tinh thần, ý chí quyết tâm cứu nước của người chiến sĩ cách mạng.
Mở bài phân tích Lưu biệt khi xuất dương – Mẫu 5
Những năm đầu thế kỉ XX, trong lúc đất nước Việt Nam mất đi chủ quyền, phong trào Cần Vương thất bại thì tư tưởng dân chủ tư sản đã thổi một luồng gió mới đến các thanh niên yêu nước. Họ tìm thấy những lí tưởng mới mẻ và ra đi với một niềm tin mạnh mẽ vào dân tộc. Một trong những nhà cách mạng đã có cuộc ra đi hào hùng như vậy là Phan Bội Châu. Trước khi lên đường sang Nhật Bản, ông đã viết bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” như một lời từ biệt. Đây là một bài thơ đặc sắc trong kho tàng văn thơ của Phan Bội Châu.
Mở bài phân tích Lưu biệt khi xuất dương – Mẫu 6
Phan Bội Châu được coi là một trong số những anh hùng kiệt xuất có tầm ảnh hưởng lớn đối với cách mạng Việt Nam trong những năm đầu của thế kỉ XX. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình ông chưa một lần được hưởng niềm vui chiến thắng nhưng tình yêu đất nước, khát vọng hòa bình và ý chí đấu tranh của ông luôn là ngọn lửa tiếp thêm nhiệt huyết, đam mê cho nhiều thế hệ sau này. Mà trước hết, thơ ca là mặt trận để ông bộc lộ điều ấy. Lưu biệt khi xuất dương là một bài thơ như thế.
Mở bài phân tích Lưu biệt khi xuất dương – Mẫu 7
Phan Bội Châu (1867-1940), quê tại Làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, ngay từ nhỏ ông đã thể hiện là mình là một người tài hoa xuất chúng, lại sớm có lòng yêu nước và ý thức về việc giải phóng dân tộc. Phan Bội Châu cũng là một người mang quan niệm nhập thế tích cực vô cùng sâu sắc, nặng lòng với nghiệp công danh cùng món nợ của phận nam nhi.
Mở bài phân tích Lưu biệt khi xuất dương – Mẫu 8
Phan Bội Châu vốn được biết đến là một chí sĩ yêu nước, là một người lãnh đạo nhiều phong trào yêu nước. Tuy con đường mà Phan Bội Châu đang đi gặp nhiều chông gai và đến cuối cùng ông phải chịu thất bại nhưng ông vẫn là tấm gương sáng của thế hệ mai sau. Không chỉ là một người chí sĩ, Phan Bội Châu còn là một người nghệ sĩ với nhiều tác phẩm hay.
Mở bài phân tích hình tượng người chí sĩ
Mở bài phân tích hình tượng người chí sĩ – Mẫu 1
Thế kỉ XX, đặc biệt là những năm đầu, đất nước, nhân dân ta đã ghi nhận nhiều gương mặt các nhà cách mạng, nhà chí sĩ yêu nước lỗi lạc như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng,… và không thể không kể đến Phan Bội Châu. Đóng góp to lớn của ông đối với thời đại khó mà kể hết được, trước hết là tinh thần yêu nước. Đã nhiều lần ông gửi gắm điều ấy trong các sáng tác sục sôi ý chí căm hờn, thúc giục thế hệ trẻ phải đứng lên đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Một trong số đó, có Lưu biệt khi xuất dương đã khắc họa thành công hình ảnh người chí sĩ yêu nước lúc lên đường thực hiện ước mơ lớn.
Mở bài phân tích hình tượng người chí sĩ – Mẫu 2
Phan Bội Châu vị lãnh tụ của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX. Mặc dù mang trong mình tâm huyết lớn lao song sự nghiệp của ông lại không thành, nhưng lòng yêu nước nồng nàn, cháy bỏng của ông vẫn lưu mãi muôn đời. Ông dùng thơ văn của mình như một thứ vũ khí đắc lực để cổ vũ, tuyên truyền cách mạng. Xuất dương khi lưu biệt là một trong những bài thơ như vậy.
Mở bài phân tích chí làm trai trong Lưu biệt khi xuất dương
Mở bài phân tích chí làm trai – Mẫu 1
Lưu biệt khi xuất dương” khẳng định chí làm trai và quyết tâm xuất dương, làm nên sự nghiệp lớn cứu nước cứu dân. Đó là sự quyết tâm cao độ và những ý tưởng mới mẻ của nhân vật trữ tình buổi đầu ra nước ngoài tìm đường cứu nước.
Mở bài phân tích chí làm trai – Mẫu 2
Xuất dương lưu biệt là bài thơ khẳng định chí làm trai và quyết tâm làm nên sự nghiệp lớn cứu nước cứu dân. Đó là sự quyết tâm và ý tưởng mới mẻ của Phan Bội Châu.
Mở bài phân tích chí làm trai – Mẫu 3
Những năm đầu thế kỉ XX, đất nước ta một lần nữa lại bị ngoại bang xâm lược; những cuộc kháng chiến nổ ra khắp trong cả nước. Người chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu là lá cờ đầu kháng chiến, ông không chỉ có con đường cứu nước mới mẻ mà ông còn để lại một kho tàng văn học lớn, có sức cổ động mạnh mẽ, trong đó không thể không nhắc đến bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương”. Bài thơ không chỉ nói lên tinh thần yêu nước, khát vọng giải phóng dân tộc mà còn nói lên “chí làm trai” khác biệt.