Tập làm văn lớp 4: Viết mở bài và kết bài tả cái trống trường em (10 mẫu), Tập làm văn lớp 4: Viết mở bài và kết bài tả cái trống trường em gồm 10 mẫu, giúp các
Tập làm văn lớp 4: Viết mở bài và kết bài tả cái trống trường em gồm 10 mẫu, giúp các em tham khảo biết cách viết đoạn mở bài trực tiếp, gián tiếp và kết bài mở rộng, không mở rộng tả cái trống hay hơn.
Thông qua đó, các em sẽ có thêm vốn từ để viết bài văn tả cái trống – Tả đồ vật hay hơn. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm bài Tập đọc Chú Đất Nung, Chú Đất Nung (Tiếp theo) của Tuần 14. Chi tiết mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Tài Liệu Học Thi:
Xem Tắt
Mở bài tả cái trống trường em
Mở bài trực tiếp tả cái trống
Mẫu 1: Những ngày đầu cắp sách đến trường, có một đồ vật gây cho em ấn tượng nhất, đó là chiếc trống trường
Mẫu 2: Ở trường em có một vật mà ai cũng yêu quý, đó là chiếc trống trường.
Mở bài gián tiếp tả cái trống
Mẫu 1: Có lẽ mai này khi lớn lên, rời xa mái trường, mang theo trong trái tim những kỉ niệm thân thương, mang theo tiếng trống trường gắn với tuổi thơ.
Mẫu 2: “Tùng! Tùng! Tùng!” Âm thanh rộn rã của tiếng trống phát ra từ đâu đó đã gợi cho tôi nhớ đến hình ảnh cái trống trường tôi. Nó được đặt trên cái giá gỗ vững chắc bên hành lang của văn phòng nhà trường.
Mẫu 3: “Cũng không biết cái trống có từ bao giờ. Hồi tôi vào lớp một, đã thấy trống ngồi bệ vệ trên cái giá đặt ngay ở phòng bảo vệ. Và bây giờ, nó vẫn nằm ở đây. Hơn ba năm rồi, nó vẫn thủy chung với chúng tôi, đếm từng vòng quay của chiều đồng hồ treo tường để báo hiệu giờ ra vào lớp cho chúng tôi học tập, vui chơi”.
Kết bài tả cái trống trường em
Kết bài mở rộng tả cái trống
Mẫu 1: Không phải riêng chúng tôi mà cả các anh chị lớp trước đã từng học ở đây, mỗi lần nghe tiếng trống trường nhịp đều gợi lại cho mình biết bao những kỉ niệm. Ba hồi trống náo nức buổi tựu trường nghe âm vang như một ngày hội. Sáu tiếng trống báo hiệu giờ vào học. Một nhịp trống ba rộn rã niềm vui giờ giải lao. Và một hồi dài ngân vang tha thiết như lưu luyến tiễn đưa chúng tôi trở về nhà sau một buổi học căng thẳng nhưng thú vị.
Mẫu 2: Khi còn đang học thì chỉ mong hè đến. Nhưng hè tới rồi, mới nghỉ vài tuần lại mong đến với trường vui chơi cùng bạn bè và cũng để nghe trống trường cất nhịp tưng bừng trong ngày hội khai trường. Ôi! Tiếng trống sao mà thiết tha làm vậy.
Mẫu 3: Rồi mai đây, chúng em sẽ phải rời xa mái trường tiểu học Khánh Hà thân thương nhưng âm thanh thôi thúc, rộn ràng của tiếng trống trường thuở ấu thơ vẫn vang vọng mãi trong tâm trí em.
Kết bài không mở rộng tả cái trống
Mẫu 1: Trống trường thực sự là bạn đồng hành của tuổi học sinh. Mai đây lớn lên, chúng em sẽ phải rời xa ngôi trường thân yêu của mình song mãi mãi tiếng trống trường vẫn luôn trong kỉ niệm”.
Mẫu 2: Em rất thích nghe tiếng trống trường em. Mai này lớn lên, dù có đi đâu thì tiếng trống trường vẫn mãi văng vẳng bên tai, như một kỉ niệm tươi đẹp của đời học sinh.