Nghị luận Hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm (Dàn ý + 4 mẫu), Tài liệu tham khảo Bài làm văn mẫu lớp 9: Nghị luận Hiện tượng học sinh đi xe
Chúng tôi xin giới thiệu tài liệu Bài làm văn mẫu lớp 9: Nghị luận Hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, giới thiệu cho các bạn cách làm một bài văn nghị luận xã hội.
Tài liệu này gồm dàn ý chi tiết và 4 bài văn mẫu lớp 9 Nghị luận Hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, kính mong các bạn và quý thầy cô cùng tham khảo.
Xem Tắt
- 1 Dàn ý hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm
- 2 Hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm – Mẫu 1
- 3 Hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm – Mẫu 2
- 4 Hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm – Mẫu 3
- 5 Hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm – Mẫu 4
Dàn ý hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm
I. Mở bài:
– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Hiện nay khi tham gia giao thông có nhiều không sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm.
Gợi ý:
– Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông (xe đạp điện, xe máy) cần đội mũ bảo hiểm theo quy định.
– Nhưng hiện nay, còn một số học sinh đi xe đạp điện vẫn chưa chấp hành đúng quy định.
II. Thân bài:
1. Giải thích vấn đề:
– Khoa học công nghệ phát triển kéo theo sự ra đời của nhiều phương tiện giao thông hiện đại, trong đó có xe đạp điện.
– Với giá cả hợp lý, đa dạng mẫu mã thì xe đạp điện đã trở thành một phương tiện được giới trẻ yêu thích, đặc biệt là học sinh THCS và THPT.
– Tuy nhiên, khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện này phải đội mũ bảo hiểm đúng theo quy định của Luật giao thông đường bộ.
2. Thực trạng:
– Đa số học sinh đều có ý thức đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện.
– Tuy nhiên, tại các trường học, có thể dễ dàng quan sát thấy rõ nhất vào thời điểm tan học, hình ảnh một số học sinh đi xe đạp điện nhưng không đội mũ bảo hiểm.
– Hoặc có nhiều học sinh đội mũ bảo hiểm nhưng chỉ để đối phó: khi có sự giám sát của nhà trường, lực lượng cảnh sát giao thông…
3. Nguyên nhân:
– Các em học sinh chưa có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh Luật giao thông.
– Do còn xem nhẹ tính mạng của bản thân.
– Cho rằng đội mũ bảo rất nặng nề, nóng bức và cản trở tầm nhìn.
– Thích thể hiện mình khác người.
– Do sự giám sát của lực lượng giao thông, gia đình và nhà trường còn chưa chặt chẽ…
4. Hậu quả:
– Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, nếu xảy ra tai nạn sẽ gặp phải những chấn thương nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của bản thân.
– Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông làm mất đi nét đẹp văn minh đô thị.
5. Biện pháp:
– Tích cực tổ chức các buổi trò chuyện để tuyên truyền về Luật giao thông đường bộ: đặc biệt chú ý đến vai trò của chiếc mũ bảo hiểm đối với người tham gia điều khiển phương tiện giao thông (xe đạp điện, xe máy).
– Gia đình và nhà trường phải tích cực giám sát và phối hợp với lực lượng chức năng để xử lý những hành vi không chấp hành đúng quy định.
– Mỗi cá nhân phải tự ý thức chấp hành để bảo vệ bản thân và cũng là bảo vệ mọi người.
III. Kết bài:
– Mỗi học sinh khi tham gia giao thông hãy nghiêm chỉnh chấp hành để xây dựng một đất nước văn minh, hiện đại.
– Đội mũ bảo hiểm chính là bảo vệ bản thân và gia đình.
Hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm – Mẫu 1
Khi tham gia giao thông, người điều khiển các phương tiện như xe máy, xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm theo đúng quy định của luật giao thông đường bộ. Tuy nhiên, hiện nay, hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm đang trở thành một vấn nạn gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ.
Thế giới hiện đại với sự bùng nổ của khoa học công nghệ kéo theo sự ra đời của nhiều phương tiện giao thông hiện đại, trong đó có xe đạp điện. Với giá cả hợp lý, mẫu mã đa dạng thì xe đạp điện đã trở thành một phương tiện được nhiều người sử dụng. Trong đó phần lớn là giới trẻ, đặc biệt nhiều nhất là đối tượng học sinh THCS và THPT. Tuy nhiên, loại phương tiện này có thể đạt tốc độ lên tới 40 -50 km/giờ, gây ra nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông. Chính vì vậy, theo quy định của Luật an toàn giao thông đường bộ, người điều khiển xe đạp điện bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. Thế nhưng, hiện nay, có rất nhiều học sinh không chấp hành đúng theo quy định này. Nếu đa số các bạn học sinh đều đã có ý thức đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện. Thì vẫn còn có một bộ phận không nhỏ khi đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh này vào mỗi giờ tan trường, khi mật độ giao thông quanh khu vực này trở nên đông đúc. Việc đội mũ bảo hiểm đôi khi chỉ để đối phó, nếu có sự giám sát của nhà trường, sau khi ra khỏi phạm vi trường học lập tức tháo ra. Một số bạn học sinh còn đội mũ mà không đóng quai một cách cẩn thận dễ gây ảnh hưởng đến người khác vì mũ có thể rơi ra đường gây cản trở giao thông. Nhiều bạn còn đem theo mũ bảo hiểm nhưng không đội mà để ở giỏ xe, chỉ khi nhìn thấy lực lượng cảnh sát giao thông từ xa mới dừng lại đội mũ.
Vậy nguyên nhân nào khiến cho tình trạng trên vẫn tiếp tục tiếp diễn? Đầu tiên phải nhắc đến ý thức của chính người học sinh. Bản thân học sinh thiếu hiểu biết về Luật giao thông đường bộ, không nắm rõ quy định phải đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện. Hoặc có những học sinh nắm rõ quy định nhưng vẫn cố tình vi phạm do chủ quan, xem nhẹ mức độ nghiêm trọng nếu xảy ra tai nạn mà không đội mũ bảo hiểm. Một số học sinh còn cho rằng đội mũ bảo hiểm sẽ làm mất thẩm mĩ, gây nóng bức chật chội. Có những học sinh cá biệt cho rằng không đội mũ bảo hiểm là khác người, nên không đội mũ để gây sự chú ý. Ngoài ra, nguyên nhân cũng xuất phát từ chính nhà trường khi chưa có những biện pháp tuyên truyền một cách hiệu quả để học sinh nghiêm túc chấp hành. Lực lượng cảnh sát cũng chưa xử phạt một cách nghiêm khắc mà đã số chỉ nhắc nhở hay bỏ qua cho những hành vi vi phạm. Chính vì điều đó mà hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm ngày càng tiếp diễn và có chiều hướng gia tăng. Việc không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nếu xảy ra tai nạn bản thân người điều khiển phương tiện sẽ gặp phải những chấn thương nghiêm trọng đến não bộ, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sau này. Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông cũng làm mất đi nét đẹp văn minh đô thị. Đặc biệt, học sinh THCS và THPT là những đối tượng dễ dàng sa ngã, nếu thấy bạn mình không đội mũ bảo hiểm sẽ học theo, tạo nên một tấm gương xấu cho những học sinh khác. Chính vì vậy theo em, gia đình, nhà trường và xã hội cần có những biện pháp để giải quyết vấn đề trên. Cha mẹ hãy thường xuyên trò chuyện với con cái để khuyên bảo nhắc nhở các em việc thực hiện tốt quy định. Nhà trường thường xuyên tổ chức những buổi tập huấn về an toàn giao thông đường bộ cho học sinh. Còn xã hội cần tích cực tuyên truyền tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông. Đối với lực lượng cảnh sát an ninh cần nghiêm khắc xử lí cách hành vi không chấp hành để có tính răn đe, giáo dục. Đối với bản thân em là một học sinh cũng cần phải ý thức chấp hành nghiêm chỉnh quy định.
Đội mũ bảo hiểm – một hành động nhỏ bé nhưng cũng góp phần giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông đường bộ. Mỗi học sinh hãy cùng chung tay xây dựng một đất nước an toàn khi tham gia giao thông từ những hành động nhỏ bé ấy.
Hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm – Mẫu 2
Việc đội mũ bảo hiểm đối khi tham gia giao thông đối với các phương tiện xe máy, xe đạp điện là vô cùng quan trọng. Nhưng hiện nay, hiện tượng học sinh khi điều khiển xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm đang ngày càng gia tăng gây ra nhiều lo ngại.
Trong Luật giao thông đường bộ đã quy định rõ ràng với người điều khiển xe đạp điện cần đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi lưu thông trên đường. Nếu đa số người dân thực hiện nghiêm túc quy định này thì một bộ phận không nhỏ học sinh đang thờ ơ với nó. Chúng ta không khó để bắt gặp được hình ảnh những nhóm học sinh điều khiển xe đạp điện, phóng nhanh trên đường và không đội mũ bảo hiểm. Nhiều bạn đội mũ bảo hiểm chỉ khi ra vào trường học, khi có sự giám sát của các nhân viên bảo vệ, thầy cô tổng phụ trách, sau đó sẽ lập tức tháo ra. Một số bạn học sinh còn đội mũ mà không đóng quai một cách cẩn thận, chỉ đội một cách đối phó. Thậm chí có học sinh còn đem theo mũ bảo hiểm nhưng không đội mà để ở giỏ xe, lúc nhìn thấy lực lượng cảnh sát giao thông từ xa mới dừng lại đội mũ để tránh bị phạt.
Nguyên nhân chính khiến hiện tượng trên ngày càng tăng trước hết xuất phát từ phía học sinh. Bản thân học sinh thiếu hiểu biết về Luật giao thông đường bộ, không nắm rõ quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện. Hoặc có những học sinh nắm rõ quy định nhưng vẫn cố tình vi phạm do chủ quan, xem nhẹ mức độ nghiêm trọng. Một số học sinh còn cho rằng đội mũ bảo hiểm rất cồng kềnh, gây nóng bức chật chội. Có những học sinh cá biệt cho rằng không đội mũ bảo hiểm là khác người. Ngoài ra, nguyên nhân cũng xuất phát từ chính nhà trường khi chưa có những biện pháp tuyên truyền một cách hiệu quả để học sinh nghiêm túc chấp hành. Lực lượng cảnh sát cũng chưa xử phạt một cách nghiêm khắc mà đã số chỉ nhắc nhở, thậm chí bỏ qua cho những hành vi ấy. Hậu quả nghiêm trọng của việc không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông sẽ rất nghiêm trọng. Nếu xảy ra tai nạn bản thân người điều khiển phương tiện sẽ gặp phải những chấn thương đến não bộ, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sau này. Ngoài ra, còn ảnh hưởng đến những người đang tham gia giao thông trên đường, gây mất an toàn trật tự giao thông. Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông cũng làm mất đi nét đẹp văn minh đô thị. Đặc biệt, học sinh THCS và THPT là những đối tượng có nhận thức còn non nớt, nếu thấy bạn mình không đội mũ bảo hiểm sẽ học theo, tạo thành một hiệu ứng dây chuyền. Chính vì vậy, gia đình, nhà trường và xã hội cần có những biện pháp để giải quyết vấn đề trên. Cha mẹ hãy thường xuyên trò chuyện với con cái để khuyên bảo các em việc thực hiện tốt quy định, nhà trường thường xuyên tổ chức những buổi tập huấn về an toàn giao thông đường bộ cho học sinh và xã hội cần tích cực tuyên truyền tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông. Đối với lực lượng cảnh sát an ninh cần nghiêm khắc xử lí các hành vi không đội mũ bảo hiểm. Bản thân em là một học sinh cũng cần phải ý thức chấp hành nghiêm chỉnh quy định.
Như vậy, mỗi học sinh hãy đội mũ bảo hiểm khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông và nhắc nhở bạn bè thực hiện theo. Một hành động nhỏ nhưng cũng góp phần xây dựng lối sống văn minh đô thị.
Hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm – Mẫu 3
Những bài học về an toàn giao thông đường bộ luôn là những bài học mở đầu cho chương trình giáo dục công dân ở mỗi lớp học, cấp học. Tuy nhiên, hiện nay, việc chấp hành Luật giao thông đường bộ ở học sinh vẫn chưa thực sự nghiêm túc. Đặc biệt phải kể đến hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm.
Xe đạp điện là một phương tiện giao thông có giả cả phải chăng, hình dáng và mẫu mã phù hợp với đối tượng học sinh. Tuy nhiên, tốc độ của loại phương tiện này có thể đạt đến 40 -50 km/giờ gây ra những nguy cơ về tai nạn giao thông. Luật an toàn giao thông đường bộ đã quy định rõ ràng người điều khiển xe đạp điện khi tham gia giao thông cũng phải đội mũ bảo hiểm. Nếu đa số mọi người thực hiện nghiêm túc quy định này thì một bộ phận không nhỏ học sinh lại không chấp hành theo. Nhiều nhóm học sinh khi điều khiển xe đạp điện, phóng rất nhanh trên đường và không đội mũ bảo hiểm. Việc đội mũ bảo hiểm theo cách đối phó: chỉ khi ra vào trường học vì có sự giám sát của nhà trường. Một số bạn học sinh đội mũ nhưng không cài quai mũ, chỉ cần phóng nhanh hoặc có gió mũ sẽ rơi ra bất cứ lúc nào. Nhiều học sinh còn đem theo mũ bảo hiểm nhưng không đội mà để ở giỏ xe, lúc nhìn thấy lực lượng cảnh sát giao thông từ xa mới dừng lại đội mũ… Những hành vi trên sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho chính học sinh và những người xung quanh. Nếu xảy ra tai nạn bản thân người điều khiển phương tiện sẽ gặp phải những chấn thương nghiêm trọng ảnh hưởng đến não bộ. Mũ bảo hiểm không được đeo đúng cách khi rơi xuống đường sẽ gây cản trở giao thông hoặc gây tai nạn cho người khác. Nhiều người không đội mũ bảo hiểm sẽ làm xấu đi hình ảnh một thành phố văn minh.
Vậy nguyên nhân chính của vấn đề nằm ở đâu? Trước hết, nó xuất phát từ chính học sinh. Bản thân học sinh thiếu hiểu biết về Luật giao thông đường bộ, không nắm rõ quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện. Những học sinh dù nắm rõ quy định nhưng vẫn cố tình vi phạm do chủ quan, xem nhẹ mức độ nghiêm trọng. Một số học sinh cho rằng đội mũ bảo hiểm gây mất thẩm mĩ (làm hỏng kiểu tóc). Có bạn còn cho rằng không đội mũ bảo hiểm là khác người nên làm vậy để thể hiện bản thân. Tiếp đến, nguyên nhân cũng xuất phát từ nhà trường khi chưa có những biện pháp giáo dục một cách hiệu quả để học sinh rèn luyện ý thức chấp hành Luật giao thông. Cuối cùng, phải kể đến sự lờ là của lực lượng cảnh sát không nghiêm khắc xử lý mà còn bỏ qua cho những hành vi vi phạm. Chính vì vậy, biện pháp khắc phục cần đến từ sự chung tay của gia đình, nhà trường và xã hội. Nhà trường thường xuyên tổ chức những buổi tập huấn về an toàn giao thông đường bộ cho học sinh một cách sinh động và dễ hiểu. Gia đình cần nhắc nhở các em để học sinh hình thành thói quen đội mũ bảo hiểm khi điều khiển phương tiện giao thông theo quy định. Xã hội cần tích cực tuyên truyền, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông. Đối với lực lượng cảnh sát an ninh cần nghiêm khắc xử lí các hành vi sai quy định. Còn với riêng em cũng là một người sử dụng xe đạp điện cũng tự ý thức phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định.
Mỗi học sinh hãy trở thành một người tuyên truyền tài năng, vận động bạn bè đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện hoặc cả xe máy. Như vậy, Việt Nam mới trở thành một đất nước an toàn, tiến bộ và văn minh.
Hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm – Mẫu 4
An toàn giao thông đường bộ là một vấn đề nóng đối với xã hội hiện tại. Nhất là với đối tượng học sinh – những chủ nhân tương lai của đất nước thì càng cần phải giáo dục ngay từ đầu. Ngày nay, nhiều học sinh tham gia giao thông không chấp hành Luật giao thông đường bộ, cụ thể là đi xe đạp điện nhưng không đội mũ bảo hiểm. Hiện tượng này thực sự là một vấn đề đáng lo ngại cho xã hội.
Xe đạp điện là một phương tiện được giới trẻ yêu thích, đặc biệt là học sinh THCS và THPT. Theo quy định của Luật giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện này cần phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, có không ít học sinh đã không chấp hành quy định trên. Nhiều học sinh khi điều khiển xe đạp điện, phóng nhanh vượt ẩu, không đội mũ bảo hiểm. Nhiều học sinh đội mũ bảo hiểm theo cách đối phó: Chỉ khi ra vào trường học vì có sự giám sát của nhà trường. Một số học sinh đội mũ nhưng không cài quai mũ, chỉ cần phóng nhanh hoặc có gió mũ sẽ rơi ra bất cứ lúc nào. Có những bạn còn đem theo mũ bảo hiểm nhưng không đội mà để ở giỏ xe, lúc nhìn thấy lực lượng cảnh sát giao thông từ xa mới dừng lại đội mũ. Học sinh ngồi phía sau cũng không đội mũ bảo hiểm… Những hành vi trên sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho chính bản thân và những người tham gia giao thông xung quanh. Nếu xảy ra tai nạn, người điều khiển phương tiện sẽ gặp phải những chấn thương nghiêm trọng về não bộ, ảnh hưởng đến học tập và công việc trong tương lai. Mũ bảo hiểm không được đeo đúng cách khi rơi xuống đường sẽ gây cản trở giao thông hoặc gây tai nạn cho người khác. Nhiều người không đội mũ bảo hiểm sẽ làm xấu đi hình ảnh một thành phố văn minh.
Vậy nguyên nhân của vấn đề nằm ở đâu? Trước hết, nó xuất phát từ chính học sinh. Do bản thân thiếu hiểu biết về Luật giao thông đường bộ, không nắm rõ hoặc không biết quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện. Có những học sinh nắm rõ quy định nhưng vẫn cố tình vi phạm do chủ quan, xem nhẹ mức độ nghiêm trọng. Một số học sinh còn cho rằng đội mũ bảo hiểm gây nóng bức khó chịu và mất thẩm mĩ. Các bạn tự cho rằng không đội mũ bảo hiểm là khác người nên làm vậy để thể hiện gây sự chú ý. Tiếp đến, gia đình cũng chưa thực sự quan tâm giám sát để nhắc nhở con cái của mình kịp thời. Về phía nhà trường chưa có biện pháp giáo dục một cách hiệu quả và sinh động, gắn với thực tế cuộc sống để học sinh rèn luyện ý thức chấp hành Luật giao thông. Cuối cùng, phải kể đến sự lờ là của lực lượng cảnh sát không nghiêm khắc xử lý mà còn bỏ qua cho những hành vi trái pháp luật. Chính vì vậy, biện pháp khắc phục cần đến từ sự chung tay của gia đình, nhà trường và xã hội. Gia đình thường xuyên nhắc nhở để mỗi người tự hình thành thói quen đội mũ bảo hiểm khi điều khiển phương tiện giao thông. Nhà trường thường xuyên tổ chức những buổi tập huấn về an toàn giao thông đường bộ cho học sinh. Và xã hội cần tích cực tuyên truyền, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông. Đối với lực lượng cảnh sát an ninh cần nghiêm khắc xử lí các hành vi sai quy định. Còn với riêng em cũng là một người sử dụng xe đạp điện cũng tự ý thức phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định.
Hiện tượng học sinh không đội mũ bảo hiểm khi tham gia điều khiển xe đạp điện đang ngày càng gia tăng. Vì vậy, mỗi học sinh hãy có ý thức đội mũ bảo hiểm và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện để xây dựng một xã hội văn minh hơn.