Bài văn mẫu lớp 12: Nghị luận về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu bài văn mẫu lớp 12: Nghị luận về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo,
Chắc hẳn hiện nay cấc bạn học sinh đang gấp rút chuẩn bị cho hành trang cho kỳ thi THPT Quốc gia, để có thể giúp đỡ cho các bạn một phần nào đó. Chúng tôi xin giới thiệu bài văn mẫu lớp 12: Nghị luận về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Hiện nay vấn đề biển đảo luôn là vấn đề nhức nhói của nước ta. Dưới đây là một số bài văn mẫu nghị luận về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo, mời các thầy cô và các bạn cùng tham khảo.
Nghị luận về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo – Mẫu 1
Tình hình biển đảo Việt Nam hiện nay đang có những diễn biến phức tạp đe dọa trực tiếp đến chủ quyền lãnh thổ của dân tộc. Trước tình hình căng thẳng của biển Đông, “Thanh niên cần làm gì để bảo vệ Tố quốc?”, là câu hỏi nhận được sự quan tâm đặc biệt của các bạn trẻ khi đề cập đến thời sự biển Đông.
Biển đảo Việt Nam trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của người Việt Nam. Điều này đã được chứng minh bằng lịch sử và các tài liệu khoa học. Các tư liệu khoa học và pháp lý được công bố hiện nay, đều thể hiện quá trình khai phá, chiếm hữu và thực thi chủ quyền liên tục của Việt Nam suốt chiều dài lịch sử. Tuy nhiên những năm gần đây, Trung Quốc đã có nhiều hành động xâm hại đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam: bắt ngư dân Việt làm ăn, tấn công các tàu Việt trên vùng biển của chính Việt Nam, ngang ngược xây dựng thành phố Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa…
Những hành động nói trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam; vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10/2011; trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông và Tuyên bố cấp cao kỷ niệm 10 năm, làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp.
Đê bảo vệ chủ quyền biển đảo, thanh niên, học sinh cần nghiên cứu và nhận thức sâu sắc về ý nghĩa thiêng liêng chủ quyền biến đảo và giá trị to lớn chủ quyền mà ông cha ta đã đổ xương máu để xây dựng; về lịch sử Việt Nam đặc biệt là lịch sử địa lý liên quan đến chủ quyền biển đảo, về lịch sử hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa… tìm hiểu rõ chính sách ngoại giao nhất quán của Đảng
và Nhà nước ta về vấn đề biển Đông cũng như nội dung của luật pháp, chế độ pháp lý của các vùng biển theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982.
Thanh niên cần hưởng ứng tích cực các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên internet, khẳng định chủ quyền biển đào của Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Thanh niên phải là hậu thuẫn, là cho dựa tình cảm vững chắc của những người lính biển đảo, bằng những việc làm thiết thực như gửi thư đến các lính Hải đảo để chia sẻ động viên và tiếp sức cho các anh thêm nghị lực để trông giữ biển đảo.
Điều quan trọng nữa là không ngừng tu dưỡng phẩm chất người Việt Nam mới, tích cực tham gia xây dựng đất nước giàu mạnh, có định hướng lý tưởng yêu nước và đoàn kết thì chúng ta sẽ kết nối khối sức mạnh lớn đủ sức bảo vệ chủ quyền biển đảo. Bên cạnh đó sẵn sàng chuẩn bị tinh thần tham gia trực tiếp vào công cuộc giữ gìn biển đảo quê hương bằng tất cả những gì mình có thể.
Biển đảo Việt Nam là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc được cha ông truyền lại. Trách nhiệm của tuổi trẻ nói riêng là ra sức gìn giữ toàn vẹn phần lãnh thổ này như lời Bác Hồ năm xưa đã dặn “các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”.
Nghị luận về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo – Mẫu 2
Biển đảo quê hương luôn là một phần máu thịt trong mỗi người con dân đất Việt, biển đảo Việt Nam nói riêng và biển Đông nói chung đã trở thành một hữu thể không tách rời. Cuộc sống của nhân dân ta từ bao đời nay đã gắn bó với biển, đảo trên những con thuyền ra khơi đánh dấu chủ quyền và bảo vệ bờ cõi đất nước. Vấn đề chủ quyền biển đảo luôn là một trong những vấn đề được đặt lên hàng đầu trong các mục tiêu của quốc gia, bởi chủ quyền biển đảo cũng chính là chủ quyền lãnh thổ dân tộc, bảo vệ chủ quyền biển đảo là bảo vệ cuộc sống và tương lai của chúng ta.
Biển đảo của nước ta bao gồm hai bộ phận là vùng biển và hệ thống các đảo, quần đảo. Vùng biển của Việt Nam có diện tích hơn 1 triệu km² bao gồm 5 bộ phận: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa. Lãnh thổ nước ta có đường bờ biển dài 3260 km với 28 tỉnh, thành phố giáp biển, vùng biển của nước ta tiếp giáp với 8 quốc gia: Trung Quốc, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Cam-pu-chia, Xinh-ga-po. Nằm trong vùng biển nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ, đảo lớn nhất là Phú Quốc (Kiên Giang), hai quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng), Trường Sa (Khánh Hòa) và 12 huyện đảo thuộc 9 tỉnh. Biển đảo của Việt Nam từ xa xưa đã được chứng minh chủ quyền và trở thành bộ phận cấu thành nên phạm vi chủ quyền lãnh thổ của nước ta, biển cùng với đảo và quần đảo chính là hệ thống tiền tiêu để bảo vệ đất liền, là căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương. Khẳng định được chủ quyền của nước ta đối với biển đảo chính là cơ sở để khẳng định chủ quyền với vùng biển, thềm lục địa xung quanh đảo. Vấn đề chủ quyền biển đảo hiện nay vô cùng phức tạp do sự xâm phạm chủ quyền bất hợp pháp của các quốc gia trên vùng biển và đảo của Việt Nam. Đặc biệt là sự tranh chấp các vùng biển tiếp giáp và chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, một trong số những nước khuấy đảo vấn đề này mạnh mẽ nhất là Trung Quốc. Tuy nhiên, hàng nghìn những bằng chứng lịch sử từ ngàn đời đã chứng minh việc chiếm hữu và thực thi quyền chủ quyền đối với hai quần đảo này từ khi chúng còn là vùng đất vô chủ. Với các vùng biển, đảo và quần đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam ta cũng đã khẳng định và thực thi chủ quyền một cách rõ ràng, liên tục, hòa bình và phù hợp với các quy định của quốc tế.
Vấn đề chủ quyền biển đảo luôn là vấn đề nóng bởi các nước trong khu vực đều nhận thức được vị trí chiến lược của biển Đông, nơi đây vừa là ngã tư đường hàng hải quốc tế lại có nguồn tài nguyên giàu có nên các quốc gia quanh biển Đông đã chú ý và tích cực các hoạt động tranh chấp, khai thác và xâm phạm. Trước những sự khuấy động và tác động tiêu cực của các quốc gia xung quanh, nước ta luôn phải giải quyết vấn đề tranh chấp về chủ quyền vốn đã được Liên Hợp Quốc và cả thế giới công nhận. Đối với các vùng biển, đảo xảy ra tranh chấp nói chung và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng, nước ta luôn khẳng định chủ quyền không tranh cãi, khẳng định quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ở biển Đông. Trong những năm gần đây, những tranh chấp diễn ra trên biển đảo ảnh hưởng không nhỏ đến tình tình trật tự an ninh quốc phòng và đời sống nhân dân biển đảo, Đảng và Nhà nước ta luôn dựa trên những pháp lý quốc tế để có những thỏa thuận với những nước trong khu vực, giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp trên hòa bình, làm rõ chủ quyền với một số vùng biển, đảo và quần đảo có tranh chấp. Chúng ta luôn bảo vệ cho quyền chủ quyền đối với biển đảo quốc gia, mỗi người dân Việt Nam đều được trang bị kiến thức về biển đảo và chủ chủ quyền biển đảo của dân tộc, ý thức sâu sắc về sự thiêng liêng của biển đảo đối với đất nước. Bên cạnh đó, ta tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế để khẳng định chủ quyền của mình trên biển Đông, khẳng định với toàn thế giới rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
Thế hệ chúng ta hôm nay được sống trong hòa bình là nhờ công ơn của cha anh đã ngã xuống bảo vệ quê hương, đất nước, biển đảo thân thương. Chính vì vậy, chúng ta phải tích cực học tập, lao động và rèn luyện hơn nữa để góp phần vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền độc lập dân tộc. Trang bị cho mình kiến thức về chủ quyền biển đảo, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên trường quốc tế đồng thời lên án và đấu tranh với những hành động xâm phạm đến chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Nghị luận về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo – Mẫu 3
Việt Nam là một đất nước giàu đẹp không chỉ về truyền thống văn hóa lịch sử, nếp sống của con người mà còn nổi tiếng về tài nguyên thiên nhiên. May mắn có được sự ưu ái của thiên nhiên giúp cho đất nước có hệ thống sinh học phong phú, đa dạng, hệ sinh thái rừng và không kém phần quan trọng đó là có nhiều đảo, quần đảo và nằm trong khu vực có Biển Đông đi qua. Điều này giúp cho chúng ta có nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế nhưng cũng mang lại nhiều bất lợi mà chúng ta không ngờ đến.
Biển Đông là một vùng biển rộng lớn, là một biển rìa lục địa và cũng là một phần của Thái Bình Dương. Biển Đông có tên tiếng anh là South China Sea, đứng thứ tư thế giới về diện tích với diện tích khoảng 3.447.000 km². Biển Đông có nhiều đảo và quần đảo trực thuộc, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam trong nhiều thế kỉ qua, mang giá trị kinh tế lớn cho các quốc gia trong khu vực, và là tuyến đường giao thông quan trọng giữa các nước. Vịnh Bắc Bộ cũng trực thuộc Biển Đông, bao chứa hàng nghìn đảo lớn nhỏ, trong đó có Vịnh Hạ Long nổi tiếng về sự kì vĩ và vẻ đẹp nên đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
Biển Đông có hệ sinh thái phong phú với nhiều hải sản mang giá trị kinh tế cao, là nguồn thu nhập chính của ngư dân các vùng ven biển. Ngoài ra, đây còn là tuyến đường giao thông, có giá trị thương mại, du lịch, quốc phòng quan trọng của dân tộc. Biển Đông mang lại lợi ích to lớn như thế nhưng hiện nay con người lại đang rút mòn sự sống của nó bởi chất thải, những nguồn chất thải độc hại được xả thẳng xuống biển khiến cho nước biển ngày càng bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sinh cảnh và hệ sinh thái biển.
Rồi chưa dừng lại ở đó, vì lòng tham vô đáy của con người mà dẫn đến nhiều xung đột để thu lợi ích về tay mình. Cụ thể là dạo gần đây nước láng giềng Trung Quốc đã không từ bỏ thủ đoạn để công kích, quấy phá hoạt động của chúng ta ở Biển Đông nhằm đạt được mục đích xấu xa của chúng. Đúng vậy, lòng tham của con người là không đáy, khi đã có được thứ này con người ta lại càng muốn nhiều hơn nữa và điều này hoàn toàn đúng với Trung Quốc. Là một nước phát triển và được mệnh danh là nước đông dân nhất thế giới thế nhưng Trung Quốc lại ỷ người đông thế mạnh đem vũ lực và sự hùng mạnh về kinh tế, chính trị để gây phá nước láng giềng. Chúng đã thành công trong việc dùng vũ lực xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của chúng ta nhưng vẫn chưa đủ, vì vậy, những con người tham lam ấy lại tiếp tục giở thủ đoạn nhằm chiếm đoạt nốt quần đảo Trường Sa. Vấn đề vẫn chưa dừng lại ở đó mà còn trở nên gay cấn hơn bao giờ hết khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan rồi có hàng loạt các hành động gây hấn ở vùng biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam để đẩy nước ta vào cuộc chiến tranh tàn khốc. Chính phủ Trung Quốc đưa nhiều tàu quân sự, tàu chiến vào vùng biển Việt Nam để kích động gây chiến tranh, gây áp lực bằng quân sự chưa đủ chúng còn chống phá ngư dân Việt Nam không cho họ khai thác thủy, hải sản. Quân địch gây sự trên ngay chính vùng biển thuộc chủ quyền của chúng ta. Chúng giở thủ đoạn kích động người dân Việt Nam, yêu cầu chính quyền ta có biện pháp chống trả thế nhưng với tài quân sự và bộ óc chiến lược của mình chúng ta đã xử lý đúng đắn khiến cho Trung Quốc thất vọng vì không đạt được mục đích của mình. Lòng tham của Trung Quốc không bao giờ ngừng lại và chúng vẫn giữ suy nghĩ xâm chiếm Biển Đông bằng mọi cách.
Các vấn đề liên quan đến chủ quyền Biển Đông vẫn tiếp diễn và dường như chưa có hồi kết, nhưng chúng ta phải luôn đề cao cảnh giác và tỉnh táo tránh để kẻ thù đạt được mục đích. Như đã biết từ xưa đến giờ Trung Quốc luôn có ý định lăm le xâm lược nước ta, chúng có âm mưu chiếm đoạt, đồng hóa nhân dân ta nhưng không thành. Suốt chiều dài lịch sử dân tộc, người dân Việt Nam luôn phải đấu tranh để giành lại độc lập tự do vốn có của mình và những nỗ lực ấy đã được đáp lại bằng hòa bình dân tộc.
……………..
Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết tại file dưới đây!