Soạn bài Ôn tập trang 109 – Chân trời sáng tạo 6, Hôm nay, Tài Liệu Học Thi sẽ cung cấp đến các bạn học sinh tài liệu Soạn văn 6: Ôn tập (trang 109). Mời tham khảo nội
Tài Liệu Học Thi muốn cung cấp bài Soạn văn 6: Ôn tập (trang 109), thuộc sách Chân trời sáng tạo.
Tài liệu vô cùng hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 6, mời tham khảo nôi dung chi tiết ngay sau đây.
Soạn bài Ôn tập (trang 109)
Câu 1. Dựa vào bảng sau hãy tóm tắt nội dung của ba văn bản (làm vào vở):
Văn bản |
Nội dung chính |
Bài học đường đời đầu tiên |
Dế Mèn là một chú dế cường tráng bởi biết ăn uống điều độ. Tuy nhiên, cậu chàng lại có tính kiêu căng, luôn nghĩ mình “có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Dế Mèn luôn coi thường những người xung quanh, đặc biệt là Dế Choắt – người bạn hàng xóm gầy gò và yếu ớt. Một lần, Dế Mèn bày trò trêu chị Cốc khiến cho Dế Choắt phải chịu oan. Choắt bị chị Cốc mổ đến kiệt sức. Trước khi chết, Choắt khuyên Dế Mèn bỏ thói kiêu căng của mình. Dế Mèn vô cùng ân hận và nhận ra bài học đường đời đầu tiên của mình. |
Giọt sương đêm |
Bọ Dừa đến xóm Bờ Giậu để tìm một chỗ trọ. Ông đã quyết định ngủ tạm ngoài vòm trúc và trong đêm ấy ông đã cảm nhận được những âm thanh, hình ảnh quen thuộc. Bỗng một giọt sương đêm rơi xuống cổ khiến ông tỉnh giấc, sực nhớ quê nhà. Sáng hôm sau Bọ Dừa đã quyết định trở về quê. |
Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ |
Trong khu vườn nhà, nhân vật “tôi” được bố cho chơi các trò chơi như nhắm mắt sờ từng bông hoa rồi tập đoán, ngửi mùi hương và đoán tên hoa, đoán tiếng bước chân… Qua đó truyện gửi gắm bài học về tình yêu thương người cha dành cho đứa con. |
Câu 2. Theo em, cách cảm nhận cuộc sống của các nhân vật trong ba văn bản trên có gì giống và khác nhau.
– Giống nhau: Cả ba nhân vật đều có được những trải nghiệm và bài học rút ra sau mỗi trải nghiệm đó.
– Khác nhau:
- Bài học đường đời đầu tiên: Nhân vật Dế Mèn mắc sai lầm, rút ra bài học về thói kiêu căng, hống hách.
- Giọt sương đêm: Bọ Dừa đã có một đêm ngủ ngoài trời, cảm nhận những hình ảnh, âm thanh quen thuộc và một giọt sương đêm khiến ông sực nhớ về quê hương.
- Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ: Nhân vật tôi đã có cảm nhận sâu sắc về cuộc sống thông qua những trò chơi cảm nhận thiên nhiên.
Câu 3. Trong ba văn bản trên, văn bản nào thuộc thể loại truyện đồng thoại? Dựa vào đâu, em cho là như vậy?
– Văn bản thuộc thể loại truyện đồng thoại: Bài học đường đời đầu tiên, Giọt sương đêm.
– Nguyên nhân: Cả hai văn bản có đặc trưng của truyện đồng thoại.
- Nhân vật là loài vật được nhân cách hóa (Dế Mèn, Bọ Dừa)
- Vừa mang đặc điểm của loài vật, vừa thể hiện đặc điểm của con người
Câu 4. Vẽ sơ đồ sau vào vở và điền vào những đặc điểm của kiểu bài kể lại một trải nghiệm của bản thân.
- Người viết kể về diễn biến của sự việc mà mình đã trải qua.
- Dùng ngôi thứ nhất để chia sẻ trải nghiệm.
- Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lí.
- Nêu ý nghĩa của trải nghiệm.
Câu 5. Em rút ra bài học kinh nghiệm gì về cách kể lại một trải nghiệm của bản thân.
Dùng ngôi kể thứ nhất.
- Lựa chọn, điều chỉnh từ ngữ cho phù hợp với ngôn ngữ nói.
- Thay đổi cao độ, tốc độ, âm lượng của giọng nói để thể hiện những nội dung, nhân vật, sự kiện và cảm xúc khác nhau, tạo cảm cảm xúc cho người nghe.
- Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ để diễn tả hành động của các nhân vật trong câu chuyện.
- Tương tác với người nghe bằng cách nhìn vào mắt họ.
Câu 6. Qua những gì đã học trong bài này, em nghĩ gì về ý nghĩa của trải nghiệm đối với cuộc sống của chúng ta.
Mỗi trải nghiệm trong cuộc sống sẽ đem đến cho con người những bài học ý nghĩa. Từ đó chúng ta sẽ trưởng thành hơn, có thêm những hiểu biết quý giá cho mình.