Phân tích hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu trong truyện Thuốc (Dàn ý + 3 mẫu), Thuốc là một truyện ngắn vô cùng nổi tiếng của nhà văn Lỗ Tấn, sau đây chúng tôi xin
Chiếc bánh bao tẩm máu trong truyện ngắn Thuốc là một hình ảnh vô cùng đặc biết, để hiểu thêm về ý nghĩa của hình ảnh này. Hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu đến tất cả các bạn một số bài văn mẫu lớp 12: Phân tích hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu trong truyện Thuốc.
Hy vọng rằng với dàn ý chi tiết và một số bài văn mẫu Phân tích hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu trong truyện Thuốc, sẽ là tài liệu hữu ích giúp cho mọi người có thể củng cố lại kiến thức Ngữ văn lớp 12 của mình. Sau đây, chúng tôi xin mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.
Xem Tắt
Dàn ý phân tích hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu
I. Mở bài:
– Giới thiệu về tác phẩm và chi tiết chiếc bánh bao tẩm máu người: Truyện ngắn Thuốc là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác của Lỗ Tấn, qua đó tác giả đã thể hiện được sự lầm lạc trong tư tưởng, u mê, mụ mị trong những nhận thức về chính trị. Tư tưởng chủ đề của truyện được thể hiện đầy ám ảnh thông qua hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người.
II. Thân bài:
– Chiếc bánh bao tẩm máu người là chi tiết đặc sắc nhất trong truyện ngắn “Thuốc”, nó xuất hiện trong tác phẩm không chỉ với ý nghĩa tả thực, một thứ thuốc có thể chữa bệnh lao mà còn là hình ảnh mang tính đa nghĩa.
– Thông qua hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người, Lỗ tấn đã hướng ngòi bút phê phán đến những con người lạc hậu với sự u mê, mông muội, những tư tưởng ấu trĩ, kì quái đang ăn mòn tâm hồn của người dân Trung Hoa.
– Trước hết, chiếc bánh bao tẩm máu người xuất hiện trong tác phẩm với ý nghĩa tả thực, đó chính là thứ bánh quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của người dân Trung Hoa.
–> Trong truyện, chiếc bánh bao trở nên đặc biệt đến mức ám ảnh khi trở thành một phương thuốc có thể chữa được căn bệnh lao nguy hiểm.
– “Chiếc bánh bao tẩm máu đỏ tươi, máu còn nhỏ từng giọt, từng giọt” còn phản ánh về thực trạng u mê, lạc hậu của quần chúng nhân dân.
–> thông qua đó thể hiện bi kịch của người làm cách mạng tiên phong khi không nhận được sự ủng hộ của nhân dân mà bị coi như một thứ phản tặc, đáng chết.
– Chiếc bánh bao vô tri nhưng do sự thiếu hiểu biết, u mê của con người mà trở thành thứ thuốc có thể giết người.
– Chiếc bánh bao tẩm máu người trong truyện ngắn Thuốc còn là biểu tượng cho bi kịch của những người làm cách mạng.
–> Người chiến sĩ Hạ Du là đại diện tiêu biểu cho những người làm cách mạng tiên phong, tuy nuôi dưỡng lý tưởng cách mạng cao đẹp nhưng vì xa rời quần chúng, không nhận được sự ủng hộ của quần chúng.
III. Kết bài:
– Qua hình ảnh của chiếc bánh bao tẩm máu người, tác giả Lỗ Tấn đã thể hiện đầy sinh động chủ đề của tác phẩm, qua đó thể hiện nỗi xót xa trước nhận thức lạc hậu, u mê của người Trung Quốc, đồng thời thể hiện sự đồng cảm, trân trọng đối với những người làm cách mạng nhưng lại không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.
Phân tích hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu – Mẫu 1
Lỗ Tấn là gương mặt nhà văn hiện thực nổi tiếng của văn học Trung Hoa, trong những sáng tác của mình, Lỗ Tấn đã phản ánh sâu sắc những sự kiện chính trị, xã hội to lớn, đồng thời phản chiếu được con đường đi của nhân dân thời bấy giờ. Truyện ngắn Thuốc là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác của Lỗ Tấn, qua đó tác giả đã thể hiện được sự lầm lạc trong tư tưởng, u mê, mụ mị trong những nhận thức về chính trị. Tư tưởng chủ đề của truyện được thể hiện đầy ám ảnh thông qua hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người.
Chiếc bánh bao tẩm máu người là chi tiết đặc sắc nhất trong truyện ngắn “Thuốc”, nó xuất hiện trong tác phẩm không chỉ với ý nghĩa tả thực, một thứ thuốc có thể chữa bệnh lao mà còn là hình ảnh mang tính đa nghĩa, thể hiện được những tư tưởng, quan niệm sâu sắc của nhà văn Lỗ Tấn. Thông qua hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người, Lỗ tấn đã hướng ngòi bút phê phán đến những con người lạc hậu với sự u mê, mông muội, những tư tưởng ấu trĩ, kì quái đang ăn mòn tâm hồn của người dân Trung Hoa.
Trước hết, chiếc bánh bao tẩm máu người xuất hiện trong tác phẩm với ý nghĩa tả thực, đó chính là thứ bánh quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của người dân Trung Hoa. Trong truyện, chiếc bánh bao trở nên đặc biệt đến mức ám ảnh khi trở thành một phương thuốc có thể chữa được căn bệnh lao nguy hiểm. Đó không phải chiếc bánh bao thông thường mà là chiếc bánh bao được tẩm máu người bị chết chém, đây là một nghịch lý, phản khoa học xuất phát từ những tư tưởng u mê, mông muội của con người nhưng lại được tin tưởng như một thứ thần dược có thể cải tử hoàn sinh.
“Chiếc bánh bao tẩm máu đỏ tươi, máu còn nhỏ từng giọt, từng giọt” còn phản ánh về thực trạng u mê, lạc hậu của quần chúng nhân dân, thông qua đó thể hiện bi kịch của người làm cách mạng tiên phong khi không nhận được sự ủng hộ của nhân dân mà bị coi như một thứ phản tặc, đáng chết. Để cứu cậu con trai độc đinh khỏi căn bệnh lao quái ác, vợ chồng lão Hoa đã không ngại bỏ ra bao công sức, tiền của để có được thứ thuốc đặc biệt- chiếc bánh bao tẩm máu người. Tuy nhiên, chính sự u mê, lạc hậu này đã dẫn đến cái chết đầy thê thảm của cậu con trai. Như vậy, chỉ là chiếc bánh bao vô tri nhưng do sự thiếu hiểu biết, u mê của con người mà trở thành thứ thuốc có thể giết người.
Chiếc bánh bao tẩm máu người trong truyện ngắn Thuốc còn là biểu tượng cho bi kịch của những người làm cách mạng. Người chiến sĩ Hạ Du là đại diện tiêu biểu cho những người làm cách mạng tiên phong, tuy nuôi dưỡng lý tưởng cách mạng cao đẹp nhưng vì xa rời quần chúng, không nhận được sự ủng hộ của quần chúng mà dẫn đến những hiểu lầm đáng tiếc. Những giọt máu của người chiến sĩ Hạ Du nhỏ xuống là cống hiến cho đất nước, cho nhân dân, thế nhưng trong nhận thức của nhân dân thì Hạ Du chỉ là một kẻ phản nghịch, là đối tượng để căm phẫn. Không hiểu về ý nghĩa thiêng liêng của những việc Hạ Du đã làm, chính mẹ của anh cũng tỏ ra xấu hổ vì không thể hiểu con mình, chú ruột của anh thì tố cáo cháu chỉ để đổi lấy mấy đồng bạc.
Qua hình ảnh của chiếc bánh bao tẩm máu người, tác giả Lỗ Tấn đã thể hiện đầy sinh động chủ đề của tác phẩm, qua đó thể hiện nỗi xót xa trước nhận thức lạc hậu, u mê của người Trung Quốc, đồng thời thể hiện sự đồng cảm, trân trọng đối với những người làm cách mạng nhưng lại không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.
Phân tích hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu – Mẫu 2
Nhà văn Lỗ Tấn là một trong những nhà văn hiện thực lớn, xuất sắc của đất nước Trung Hoa. Ông nổi tiếng với những tác phẩm phản ánh đúng hiện thực xã hội, cũng như con đường đi của nhân dân. Trong số những tác phẩm nổi tiếng của ông, “ Thuốc” là tác phẩm nổi tiếng, để lại dấu ấn trong lòng người đọc khi dám nói lên tư tưởng sai lầm, lạc hậu của nhân dân và Đảng cộng sản Trung Hoa thời bấy giờ. Và hình ảnh “ chiếc bánh bao tẩm máu người” là một hình ảnh đắt giá, mang ý nghĩa biểu trưng sâu sắc nhất của tác phẩm.
Mỗi người sẽ có cảm nhận riêng về hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người, nhưng tựu chung đó đều là ẩn ý nghệ thuật của Lỗ Tấn. Hình ảnh chiếc bánh bao được Lỗ Tấn mượn để nói đến những con người khốn khổ, nghèo nàn lạc hậu, với một lối suy nghĩ, tư tưởng ấu trĩ bị ăn mòn của người dân Trung Hoa thời kỳ ấy. Trước hết, chiếc bánh bao là thực phẩm mà con người vẫn ăn hàng ngày. Nhưng ở “ Thuốc”, chiếc bánh bao bất ngờ lại trở thành một thứ thuốc thần có thể cứu người. Không biết làm thế nào mà ngay cả đến khi chết, người ta vẫn tin rằng nó là một vị thuốc thần để truyền cho con cháu. Đây là một sự thật thương tâm, dẫn đến những kết cục đau lòng cho những con người mê tín, lạc hậu.
Chi tiết “ chiếc bánh bao tẩm máu đỏ tươi, máu còn nhỏ từng giọt, từng giọt” có ý nghĩa nói lên sự u mê, lạc hậu của nhân dân, đó cũng chính là bi kịch của những chiến sĩ tiên phong trong cách mạng. Trong đó, có những con người điển hình là “ bố mẹ thằng Thuyên vì gia trưởng đã áp đặt cho con mình sử dụng phương thuốc này và dẫn đến cái chết thê thảm của nó”. Không chỉ thế, tất cả những ai có mặt trong quán trà cũng có cùng chung suy nghĩ ấu trĩ, sai lầm như vậy. Chỉ vì sự u mê đó, mà chiếc bánh bao, một vật vô tri vô giác, từ một món ăn quen thuộc lại vô tình trở thành con dao giết người. Một sự u mê, ấu trĩ đến điên cuồng, đáng chê trách của những con người cùng cực không tìm ra lối thoát.
Nhưng ý nghĩa cuối cùng của của chiếc bánh bao tẩm máu người đó chính là Lỗ Tấn muốn phê phán tư tưởng và con đường đi sai lầm của những người chiến sĩ cách mạng. Họ là những người tiên phong nhưng không chịu tìm hiểu, nắm bắt mọi thứ mà lại đi theo đường mòn, xa rời quần chúng, xa rồi nguyện vọng của nhân dân. Máu trên chiếc bánh bao chính là máu của chiến sĩ Hạ Du, người chiến sĩ đã hy sinh thân mình vì sự nghiệp lớn lao của đất nước. Vậy mà người dân Trung Hoa u mê lại cho rằng anh là kẻ phản bội nên căm phẫn. Ngay đến mẹ của Hạ Du cũng không hiểu được việc làm của con trai mình mà xấu hổ, còn chú của anh thì tố cáo anh để lấy tiền thưởng, đau xót lắm thay. Một người chiến sĩ cách mạng với tư tưởng vì nước vì dân, chỉ vì đi sai hướng, không gần gũi với nhân dân nên cuối cùng phải chịu một kết cục thê thảm như vậy. Có lẽ anh Hạ Du chính là một đại diện tiêu biểu cho những người làm cách mạng nhưng vẫn xa rời quần chúng.
Qua đây có thể thấy, hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người trong tác phẩm “ Thuốc” của Lỗ Tấn đã thay lời Lỗ Tấn làm bật lên nỗi đau, hình ảnh tang thương của những người dân Trung Hoa u mê lạc hậu, cùng những con người làm cách mạng nhưng xa rời quần chúng, dẫn đến kết cục bi thương.
Phân tích hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu – Mẫu 3
Lỗ Tấn được xem là một nhà văn hiện thực lớn và lỗi lạc của văn học Trung Hoa với những tác phẩm đình đám đã như phản ánh đúng con đường đi của nhân dân thời bấy giờ. Truyện ngắn đặc sắc mang tên “Thuốc” dường như cũng đã nói lên được tư tưởng sai lầm lạc hậu của nhân dân Trung Hoa và Đảng cộng sản của trong thời kỳ khai sáng lúc bấy giờ. Có thể nói hình ảnh ám ảnh “chiếc bánh bao tẩm máu người” có lẽ là hình ảnh dường như đã mang được ý nghĩa biểu trưng sâu sắc nhất.
Hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu mang nhiều tầng ý nghĩa khác nhau, nhưng dường như nó lại như đều tập trung vào ẩn ý nghệ thuật của Lỗ Tấn. Ông đã thật tài tình khi đã mượn hình ảnh này để phản ánh những con người lạc hậu, và cả những tư tưởng như thật ấu trĩ đang ăn mòn tâm hồn của người dân Trung Quốc đương thời.
Và hình ảnh chiếc bánh bao đầu tiên và trước hết mang ý nghĩa thực chính đó là thực phẩm quen thuộc mà người dân trung hoa vẫn ăn hằng ngày. Nhưng, có thể nói trong tác phẩm này, thì chiếc bánh bao lại trở thành một vị thuốc “thần” để cứu người. Đặc biệt hơn nữa đó chính là một vị thuốc mà khiến người ta chết nhưng dường như con người ta vẫn thường tin vào đó để có thể truyền từ thế hệ này cho đến thế hệ khác. Có thể nói đó là một phương thuốc chữa bệnh mê tín, hay đó còn chính là một sự lạc hậu dẫn đến nhiều cái chết thương tâm.
Ý nghĩa thứ hai có thể thấy ngay đó chính là “Chiếc bánh bao tẩm máu đỏ tươi, máu còn nhỏ từng giọt, từng giọt” như cũng để có thể gợi nhắc về bệnh u mê và lạc hậu của quần chúng và có thể nói rằng chính sự bi kịch của những chiến sĩ cách mạng tiên phong. Thêm một ví dụ điển hình đó chính là chuyện bố mẹ thằng Thuyên cũng vì gia trưởng mà dường như cũng đã áp đặt cho con mình sử dụng phương thuốc này và không may đã dẫn đến cái chết thê thảm của nó. Dường như tất cả những con người có mặt trong quán trà cũng suy nghĩ ấu trĩ cũng như những lầm lối như vậy. Tuy rằng chiếc bánh bao là vật vô tri vô giác kia thì dường như cũng đã trở thành kẻ giết người. Có thể nói đây chính là sự ấu trĩ đến điên dại không hề có một cơ sở thực tế nào.
Lớp ý nghĩa thứ ba đáng nói ở đây của hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người còn chính là một tư tưởng cũng như con đường đi sai lầm của những người làm cách mạng. Có thể thấy rằng chính những người tiên phong đi trước quá xa rời quần chúng. Người tiên phong lại không hề đi sâu tìm hiểu và nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Và dường như đã làm máu để tấm chiếc bánh bao chính là máu của chiến sĩ Hạ Du cũng đã hi sinh mình để cống hiến cho đất nước. Nhưng dường như cả nhân dân Trung Hoa lại cho rằng anh chính là một kẻ phản bội, là giặc nên căm phẫn. Còn thêm một điều đáng nói ở đây nữa đó chính là mẹ Hạ Du thì xấu hổ không hiểu con mình. Và cả người chú của Hạ Du thì thì tố cáo cháu để lấy tiền thưởng. Nhân vật Hạ Du là chiến sĩ cách mạng, nhưng điều đáng nói ở đây đó chính là lại không gần dân để gây nên kết cục thê thảm cho đến như vậy. Hạ Du chính là nhân vật tiêu biểu nhưng còn rất nhiều chiến sĩ nữa cũng đang trong tình trạng u mê, và lại xa rời quần chúng như vậy.
Tóm lại thì hình ảnh ám ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người đã thực sự nêu bật lên chủ đề tư tưởng của Lỗ Tấn. Chính hình ảnh này đã làm nổi bật lên nỗi đau, lên con đường bế tắc cho đến một sự cùng cực của con đường lãnh đạo nhân dân đấu tranh của chiến sĩ.