Phân tích tính sử thi trong Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình (Dàn ý + 2 Mẫu), Mời các bạn cùng tham khảo Bài văn mẫu lớp 12: Phân tích tính sử thi trong
Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu đến tất cả các bạn một số bài văn mẫu lớp 12: Phân tích tính sử thi trong Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình, đã được chúng tôi đăng tải tại đây.
Rừng Xà Nu và Những đứa con trong gia đình đều là hai tác phẩm nổi bật của nhà văn Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi, hai tác phẩm đều đã bộc lộ rõ tình yêu nước mãnh liệt của nhân dân Việt Nam. Sau đây chúng tôi xin mời các bạn cùng tham khảo dàn ý và một số bài văn mẫu Phân tích tính sử thi trong Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình.
Dàn ý chi tiết
I. Mở Bài:
– Giới thiệu về hai tác phẩm và tác giả.
– Giới thiệu về tính sử thi.
II. Thân Bài:
a. Khái quát chung nội dung của hai tác phẩm:
– Rừng xà nu: Viết về người dân Xô Man ở Tây Nguyên kháng chiến chống Mỹ, nổi bật là người anh hùng Tnú.
– Những đứa con trong gia đình: Viết về một gia đình có truyền thống yêu nước ở Nam Bộ kháng chiến chống Mỹ với hai đứa con là Chiến và Việt – hai chiến sĩ Cách mạng ưu tú.
– Tính sử thi được thể hiện ở trong cả hai tác phẩm này.
b. Tính sử thi là gì?
– Là tính chất thường được biểu hiện trong những sự kiện trọng đại, quan trọng của đất nước, mang tính tồn vong của dân tộc.
– Kể về những người anh hùng, kết tinh phẩm chất cao đẹp của cộng đồng (Tnú, Chiến, Việt).
– Giọng điệu tự hào, trang trọng, hào hùng.
c. Tính sử thi trong tác phẩm Rừng xà nu:
– Được viết trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ -> sự kiện trọng đại, mang tính sống còn của đất nước.
– Thể hiện trong hình ảnh cánh rừng xà nu – thiên nhiên hùng vĩ ( mở ra bằng hình ảnh “rừng xà nu nối nhau hút tận chân trời, kết lại cũng bằng hình ảnh ấy).
– Thể hiện trong hình ảnh người anh hùng Tnú: kết tinh phẩm chất cao đẹp:
+ Tnú là một người gan dạ, dũng cảm: từ bé làm liên lạc cho cán bộ, dù bị giặc đe dọa “giết bà Nhan, anh Xút” để thị uy. Băng rừng, vượt suối đi “băng băng như con cá kình”.
+ Tnú là người yêu vợ thương con.
+ Tnú là chiến sĩ cách mang với tình yêu nước sâu sắc: không lo tính mạng mình, chỉ lo “ai sẽ là người lãnh đạo dân làng đánh giặc”.
-> Tnú là kết tinh của cộng đồng, mang những phẩm chất cao đẹp nhất của cộng đồng.
– Giọng điệu kể chuyện vừa hào hùng, lại trang trọng, mang tính phóng đại (cụ Mết “tiếng nói ồ ồ, vang dội lồng ngực”, tay như gọng kìm”,…)
-> Rừng xà nu là một tác phẩm mang đậm tính sử thi.
d. Tính sử thi trong Những đứa con trong gia đình:
– Được viết trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, về một gia đình Nam Bộ có truyền thống Cách mạng.
– Thể hiện qua hình ảnh hai đứa con Việt và Chiến:
+ Chiến: Người chị gái – người con gái Nam Bộ vừa đảm đang, tháo vát lại yêu nước, căm thù giặc.
– Xin đi lính khi vừa đủ tuổi.
– Đảm đang, thay mẹ nuôi em khi mẹ mất.
– Lo lắng cho em, thu xếp cho gia đình trước khi ra đi (hình ảnh mang bàn thờ mẹ đi gửi…).
+ Việt: Người em trai thông minh, gan dạ.
– Xin đi lính dù chưa đủ tuổi để đi.
– Khi chiến đấu “bắn cháy xe bọc thép” bị thương “cả người đau nhức vì vết thương”, vẫn luôn gan dạ, quyết tâm đánh kẻ thù.
– Thể hiện qua giọng văn mộc mạc nhưng trang trọng, hào hùng, đầy tự hào.
e. Kết luận chung:
– Cả hai tác phẩm đều được viết trên nền cảm hứng sử thi dào dạt.
– Thể hiện qua hoàn cảnh sáng tác, qua nhân vật, giọng văn.
III. Kết bài:
– Khẳng định lại vấn đề.
– Nguyễn Trung Thanh. Nguyễn Thi là hai nhà văn xuất sắc trong dòng văn học này.
Bài văn mẫu số 1
Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã đi qua, để lại cho dân tộc Việt Nam biết bao hy sinh, mất mát. Đối với nền văn học nước nhà, đây là thời đại của các tác phẩm văn xuôi và thơ ca mang đậm màu sắc sử thi. Nào ai có thể quên hình ảnh về người lính, về tinh thần đấu tranh và bản lĩnh kiên cường của dân tộc ta qua những vần thơ của Tố Hữu. Nhiều bản trường ca oai hùng của Nguyễn Khoa Điềm, Thu Bồn, Hữu Thỉnh cũng góp phần làm nên mảng thi ca sử thi Việt Nam. Trong thể loại văn xuôi ta không thể không nhắc tới hai tác giả lớn là Nguyễn Thi và Nguyễn trung thành. Hai ngòi bút với hai phong cách khác nhau đã cùng tạo nên những trang sử thi hào hùng cho dân tộc. Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình” (Nguyễn Thi) và Rừng Xà nu” (Nguyễn Trung Thành) là hai tác phẩm tiêu biểu xuất sắc, hai bức tranh về dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt. Ở đó ta thấy được lòng yêu nước, yêu gia đình, trung thành với Cách Mạng của nhân dân ta từ miền xuôi đến miền ngược, từ Nam Bộ đến Tây Nguyên. Trong cùng bối cảnh lịch sử, Những đứa con trong gia đình” và Rừng Xà nu” không chỉ là câu chuyện viết về một gia đình, một bản làng mà là câu chuyện chung của Tổ quốc. Màu sắc sử thi trong hai tác phẩm đã để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc.
Khuynh hướng sử thi rất phổ biến trong văn học giai đoạn kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ. Đó là một khuynh hướng trong sáng tác nghệ thuật thiên về việc phản ánh những sự kiện có ý nghĩa lịch sử và mang tính toàn dân. Nhân vật trung tâm trong những tác phẩm viết theo khuynh hướng sử thi thường là những con người đại diện cho giai cấp, cho dân tộc với những phẩm chất cao cả, kết tinh những gì cao đẹp nhất của cộng đồng. Và khi khẳng định, ngợi ca những anh hùng, những kỳ tích sáng chói, người cầm bút không nhân danh cá nhân mà nhân danh dân tộc, nhân danh cộng đồng. Đặc biệt trong nền văn học kháng chiến chống Mỹ, khuynh hướng sử thi là lối viết phổ biến và mang nhiều màu sắc phong phú. Đọc tác phẩm mang khuynh hướng sử thi trong giai đoạn này, ta thường thấy một nhiệt huyết sục sôi, một tinh thần đấu tranh ngoan cường của nhân vật mà họ đã trở thành biểu tượng cho tất cả con người yêu nước Việt Nam.
Trong hai tác phẩm Rừng Xà nu của Nguyễn trung thành và Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, khuynh hướng sử thi thể hiện trước hết là ở đề tài sáng tác. Nguyễn trung thành viết về câu chuyện của một ngôi làng người dân tộc-làng Xô man. Cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm là hình tượng cây Xà nu. Tác giả đã lấy ngọn đồi Xà nu làm biểu tượng cho những con người làng Xô man anh dũng kiên cường trước bom đạn của giặc Mỹ. Cũng giống như người Nam Bộ gắn bó với cây dừa xanh tỏa nhiều tàu”, người Bắc Bộ quen thuộc với hình ảnh tre xanh, xanh tự bao giờ”, người dân Tây Nguyên không thể tách rời khỏi cây Xà nu. Loài cây này ăn đời ở kiếp với dân làng. Không chỉ trong cuộc sống hằng ngày mà cây Xà nu còn đứng bên họ trong chiến đấu, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng..”. Ngọn đồi xà nu vì nằm trong tầm đại bác của đồn giặc” nên đêm ngày phải gánh chịu bao trận mưa bom bão đạn. Do vậy mà Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương” Nguyễn Trung Thành xây dựng hình ảnh đồi xà nu với nhiều tổn thương mất mát nhưng nổi bật hơn cả chính là tố chất của loài cây này. Xà nu là thứ cây luôn mọc san sát cạnh nhau, có sức sống mãnh liệt và ham ánh sáng mặt trời”. Qua đó, tác giả ứng chiếu cây xà nu với những con người làng Xô man. Cả ngôi làng chẳng khác chi ngọn đồi xà nu đó, biết bao người đã ngã xuống và biết bao người vẫn tiếp tục kiên cường chống chọi với giặc Mỹ. Cả tác phẩm là câu chuyện kể về cuộc đấu tranh của Tnú cùng người dân làng Xô man. Ngôi làng anh hùng giàu truyền thống Cách Mạng cũng giống như làng Cát Bay, làng Đồng Khởi, và trăm nghìn ngôi làng khác đã trải qua cuộc thảm sát, càn quét của quân giặc. Người dân làng Xô man cũng là một nhóm cộng đồng trong cả dân tộc Việt Nam. Nguyễn Trung Thành viết chuyện về một ngôi làng nhưng qua đó đã nói lên cuộc kháng chiến trường kỳ của cả dân tộc. Màu sắc sử thi chi phối toàn bộ tác phẩm, biến câu chuyện riêng thành câu chuyện chung mà qua đó người đọc phần nào hình dung được tính ác liệt, những tổn thất về người và của cùng một ý chí kiên cường, tấm lòng yêu nước nồng nàn, trung thành với Cách Mạng của người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Nếu Rừng xà nu kể chuyện về làng Xô man thì Những đứa con trong gia đình lại là câu chuyện khác về một gia đình Nam Bộ giàu truyền thống Cách Mạng. Giống như vùng Tây Nguyên, Nam Bộ cũng là nơi diễn ra cuộc chiến chống Mỹ ác liệt. Câu chuyện xoay quanh các thành viên trong một gia đình có truyền thống yêu nước, căm thù giặc. Từ đời bố mẹ chết dưới bom đạn của Mỹ cho tới đời con cháu quyết chí ra đi trả thù nước, thù nhà. Nhân vật trung tâm của tác phẩm là Việt và Chiến. Họ là hai người con trong gia đình. Họ được sinh ra trong bối cảnh đất nước loạn lạc, trãi qua một tuổi thơ khó khăn, chứng kiến bố rồi cả mẹ đều bị giặc giết. Mối thù sâu sắc đã được hun đúc từ thuở ấu thơ nên khi trưởng thành hai chị em quyết ra đi đánh giặc. Một câu chuyện như thế là rất bình thường vào giai đoạn ấy. Chiến tranh đi đôi với mất mát về con người. Không chỉ gia đình của hai chị em Việt-Chiến mà có rất nhiều gia đình Việt Nam khác cũng có người thân bị chết vì bom đạn. Không phải chỉ có Việt và Chiến mang trong lòng mối thù giặc Mỹ mà tất cả những người con khác, ai từng chứng kiến sự tàn ác của chúng gây ra cho gia đình, cho dân tộc mình đều biết căm thù. Gia đình bé nhỏ của hai chị em là một đại diện cho tất cả các gia đình Việt Nam thời bấy giờ. Qua Những đứa con trong gia đình, Nguyễn Thi đã vẽ nên một bức tranh chân thật về cuộc kháng chiến chống Mĩ và số phận của những người con trong gia đình Cách Mạng. Câu chuyện tuy riêng mà mang một tinh thần chung. Chính điều này đã mang tới màu sắc sử thi cho tác phẩm.
Những đứa con trong gia đình và Rừng Xà nu là hai đại diện tiêu biểu cho thể loại sử thi hiện đại. Bên cạnh lối chọn đề tài, cách xây dựng nhân vật cũng góp phần thành công cho tác phẩm. Trong Rừng Xà nu, Nguyễn trung thành vẽ nên hình tượng Tnú là một anh hùng Cách Mạng chân chính. Tnú mang trong người tố chất của một cán bộ anh dũng kiên cường. Ngay từ nhỏ anh đã tỏ ra hơn người ở sự gan dạ, bản lĩnh. Khi giặc Mỹ giết hết thanh niên tới ông bà già thì lũ trẻ trong làng như Tnú và Mai đã thay họ đi nuôi cán bộ. Cậu bé Tnú vừa thông minh lại gan dạ. Đi làm liên lạc Tnú không bao giờ đi đường mòn. Nó cứ xé rừng mà đi”. Để không bị giặc bắt, Tnú còn dám liều mình chọn chỗ thác dữ mà bơi ngang, nó cưỡi lên thác băng băng như một con cá kình”. Hình ảnh cậu bé người dân tộc băng rừng lội suối để thực hiện nhiệm vụ làm ta liên tưởng tới chú bé Lượm mà qua ngòi bút của Tố Hữu đã trở thành biểu tượng cho những thiếu niên anh hùng:
Một hôm nào đó
Như bao hôm nào
Chú đồng chí nhỏ
Bỏ thư vào bao
Vụt qua mặt trận
Thư đề Thượng khẩn
Sợ chi hiểm nghèo!
Khi đã trưởng thành, Tnú vẫn là một người con của Cách Mạng. Anh đã cùng dân làng quyết tâm đánh Mỹ. Cuộc đời anh bất hạnh vì cả gia đình đều bị giặc giết. Đau đớn hơn hết là chính mắt anh trông ảnh vợ con bị chúng đánh đập, hành hạ mà không làm được gì. Con người ấy bị số phận trêu đùa, phải nếm trải hết mọi cay đắng, phải vượt qua và vươn lên từ đáy sâu địa ngục. Mất Mai, mất đứa con bé bỏng rồi lại bị bắt, bị đốt mười đầu ngón tay bằng chính thức nhựa Xà nu thơm ngào ngạt, Tnú phải có một ý chí sắt đá và một bản lĩnh phi thường mới có thể tiếp tục sống, tiếp tục chiến đấu vì Tổ quốc. Vượt lên tất cả, Tnú vẫn là một người con trung thành với Đảng, vẫn tiếp tục xông pha trận mạc giành nhiều chiến công, ngón tay còn hai đốt cũng bắn súng được”. Con người đó, số phận đó thật quá bi ai. Nhìn lại toàn cảnh cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, ta mới thấy không phải chỉ riêng Tnú mà còn biết bao người cũng mang một quá khứ, một gia cảnh như anh. Tnú không còn là một nhân vật cá biệt mà đã là hình tượng, đại diện cho các anh hùng chiến sĩ Việt Nam. Tnú hiện lên với nhiều mất mát cả về tâm hồn và thể xác nhưng trên hết là tinh thần chiến đấu kiên cường, là một nhân cách, một bản lĩnh mà ai ai cũng phải ngưỡng mộ. Phẩm chất đáng quý ấy đã được cụ Mết nhận định: Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta” Anh đã trở thành một nhân vật oai hùng như thần thoại, mang đầy đủ tinh hoa của tinh thần dân tộc. Hình tượng Tnú đẹp đẽ, dũng mãnh, gan dạ là sản phẩm tạo ra từ chất sử thi trong Rừng xà nu.
Tnú là anh hùng của làng Xô man, của tác phẩm Rừng xà nu; còn Việt và Chiến cũng là những anh hùng trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình. Nguyễn Thi đặc biệt thành công trong nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật. Chiến là một cô gái người Nam Bộ, trẻ trung và bản lĩnh. Từ ngày mẹ mất, cô đã thay mẹ quán xuyến gia đình, chăm sóc hai em. Nổi bật ở chị chính là sự đảm đang, tháo vát, tính gan góc, dũng cảm. Điều đó thể hiện rõ qua cách thức Chiến thu xếp chuyện nhà cửa trước khi lên đường đánh giặc. Từ những vật dụng trong nhà cho tới thằng Út em, bàn thờ ba má và căn nhà, Chiến đều tính toán đâu ra đấy. Chính chú Năm đã nhận xét về chị: Khôn! Việc nhà nó thu gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non.” Chiến lớn lên đã thừa hưởng nhiều tính cách từ người mẹ nhất là ở cái đảm đang. Nghe chị tính toán chuyện nhà, Việt đã nhiều lần phải thốt lên nghe in như má vậy”. Bên cạnh sự đảm đang, Chiến còn là cô gái kiên trung, gan góc, dũng cảm. Chị đã quyết tâm ra đi đánh giặc, không quản nguy hiểm khó khăn. Đã là thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à!” Hình ảnh cô gái trẻ với một ý chí đánh giặc thà chết không lui” trở thành hình tượng chung cho biết bao người con gái khác trong thời kháng chiến chống Mỹ. Chiến cũng như các cô gái trẻ Nho, Thao, Phương Định bước ra từ truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. Họ là các cô gái mở đường, cũng như Chiến, là những bông hoa dũng cảm kiên cường trên chiến trường ác liệt. Chiến xứng đáng với danh hiệu một nữ anh hùng Cách Mạng mà chúng ta phải kính trọng và ngưỡng mộ. Chợt nhớ tới một thiếu nữ vừa tròn mười tám đôi mươi mà nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn đã biến cô thành một thiên thần anh hùng bất khuất trước nòng súng của giặc:
Người con gái trẻ măng
Giặc đem ra bãi bắn
Đi giữa hai hàng lính
Vẫn ung dung mỉm cười
Ngắt một đóa hoa tươi
Chị cài lên mái tóc
Đầu ngẩng cao bất khuất
Ngay trong phút hy sinh
Bây giờ dưới gốc dương
Chị nằm nghe biển hát
Đẹp làm sao những cô gái Việt Nam, những nữ anh hùng Việt Nam. Họ thật xứng đáng với tám chữ vàng mà Bác Hồ trao tặng: Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”
Cùng với người chị anh hùng, Việt cũng là một thiếu niên anh hùng. Cậu mang theo những nét cá tính riêng nhưng cũng như chị, Việt có một lòng căm thù giặc sâu sắc và một ý chí chiến đấu không ngừng nghỉ. Là một chàng trai vừa mới lớn, anh vẫn còn rất hồn nhiên vô tư, trẻ con. Mọi việc lớn bé trong nhà, Việt đều để chị Chiến lo liệu. Lúc bàn tính chuyện nhà, Việt lăn kềnh ra ván cười khì khì” rồi ngủ quên lúc nào không biết”. Đi đánh giặc, anh còn mang theo cái ná thun và lại rất sợ ma. Việt lúc nào cũng háo thắng, muốn giành phần hơn với chị. Một cậu trai trẻ con như thế nhưng không ngờ lại là một người dũng cảm, kiên trung. Dù còn trẻ nhưng anh đã lập được chiến công, một mình diệt được xe bọc thép của địch. Trong một trận đánh lớn, Việt bị thương phải nằm lại chiến trường. Giữa hoàn cảnh bấp bênh, cận kề lằn ranh sống chết mà anh vẫn giữ được chí ý chiến đấu không mỏi mệt. Việt đã gắn sức bò đi khi nghe tiếng súng đạn và bom nổ hụp hùm, anh chỉ có một suy nghĩ duy nhất: Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng. Các anh chờ Việt một chút”. Việt chiến đấu quên bản thân, mặc kệ thân thể đầy thương tích anh cũng muốn tiếp tục đứng lên, chiến đấu với đồng đội. Anh tuy đã kiệt sức không bò đi được nữa, nhưng một ngón tay Việt vẫn còn nhúc nhích được đặt ở cò súng, đạn đã lên nòng”. Một chàng trai anh dũng kiên cường như thế làm người đọc phải khâm phục cùng ngưỡng mộ. Việt là một nhân vật anh hùng, mang trong mình kết tinh của lòng dũng cảm, ý chí bất khuất của nhiều thanh niên khác. Hình tượng anh dũng, hào hùng của Việt và Chiến đã góp phần làm nên sắc màu sử thi cho tác phẩm.
Bài văn mẫu số 2
Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Thi là những nhà văn lớn trong nền văn học Cách mạng của Việt Nam. Các tác phẩm của hai ông là những tác phẩm thực sự xuất sắc khi đã dựng lại được bức tranh về cuộc sống của những người dân dưới khói lửa của chiến tranh. Hai tác phẩm tiêu biểu nhất của Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi phải kể đến là Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình. Hai tác phẩm này đã dựng lên bức tranh toàn cảnh về những người dân, những người con Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Cả hai được viết trong giai đoạn lịch sử hào hùng nhất của dân tộc thế nên nó đã tạo nên một không gian đậm đà tính sử thi, bao trùm toàn bộ tác phẩm.
Rừng xà nu được viết vào những năm tháng khói lửa của chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Tác phẩm nói về một bản làng người Xô Man, nằm giữa một khu rừng xà nu ở đất Tây Nguyên, đang cùng nhau đứng lên chống lại giặc Mỹ xâm lược. Trong cuộc chiến chẳng hề cân sức đó, người dân làng Xô Man cũng như người dân Việt Nam phải chịu bao mất mát đau thương, thế nhưng họ vẫn đứng lên, chiến đấu đến cùng để có thể giành lại tự do, độc lập. Cũng cùng một cảm hứng như thế, Nguyễn Thi lại viết về một gia đình người Nam Bộ trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Gia đình ấy có truyền thống cách mạng khi cả ba thế hệ trong nhà đều là những người cầm súng chống lại kẻ thù cướp nước. Mặc dù trong những năm tháng đó, lũ giặc cướp nước đã giết chết ông, bà, cha, mẹ của những đứa trẻ trong gia đình ấy, nhưng chúng vẫn quyết đứng lên chống lại kẻ thù, trả thù cho người thân của mình. Hai tác phẩm tuy được viết ở hoàn cảnh, địa điểm khác nhau nhưng đều chung yếu tố là cuộc kháng chiến của người dân chống lại quân thù. Thế nên, chúng đều mang trong mình chất sử thi quen thuộc mà mỗi tác phẩm được sáng tác trong thời kì này đều có.
Tính sử thi là tính chất thường được thể hiện trong những vấn đề lớn lao của dân tộc, có ý nghĩa sống còn đối với quốc gia, sự tồn vong của Tổ quốc. Nó thường biểu hiện trong những sự kiện trọng đại của dân tộc và cũng thường dùng để ca ngợi những người anh hùng có công lao với đất nước. Tính sử thi còn được thể hiện qua nhân vật của các tác phẩm mang khuynh hướng này bởi đó thường là những người anh hùng mang phẩm chất cao đẹp của cả dân tộc, kết tinh của cả một cộng đồng. Đồng thời, chất sử thi còn được thể hiện trong từng câu từ, ngôn ngữ của tác phẩm bởi chúng đều mang một vẻ hào hùng, trang trọng, ngợi ca.
Cả hai tác phẩm Rừng xà nu, Những đứa con trong gia đình đều được sáng tác trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đó là một sự kiện vô cùng trọng đại của dân tộc, mang tính sống còn của đất nước. Nó cũng viết về những người anh hùng, chiến sĩ yêu nước bằng lời ca hào hùng, trang trọng, đầy tự hào. Thế nên, có thể nói, hai tác phẩm này đều mang tính sử thi thật đậm đặc.
Đầu tiên, tính sử thi được nhắc tới trong tác phẩm Rừng xà nu, đó là một tác phẩm được sáng tác trong không gian của núi rừng Tây Nguyên, trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Chính vì được sáng tác trong giai đoạn này, thế nên nó mang trong mình tính sử thi sâu sắc. Tính sử thi ấy được thể hiện qua hình ảnh của thiên nhiên Tây Nguyên hùng vĩ, qua hình ảnh cánh rừng xà nu rộng bát ngát. Nguyễn Trung Thành đã có dụng ý khi đặt rừng xà nu lên phần mở đầu của tác phẩm rồi lại kết lại nó bằng chính hình ảnh cánh rừng đó. Ông đã mở ra hình ảnh của thiên nhiên rộng mênh mông, cánh rừng xà nu bất khuất “đến hút tầm mắt không thấy gì khác ngoài những cánh rừng xà nu nối tiếp nhau chạy đến chân trời” rồi khép lại cũng bằng hình ảnh “cánh rừng xà nu hút tận chân trời”. Đó cũng là một yếu tố tạo nên tính sử thi rất riêng của Rừng xà nu.
Không chỉ vậy, Rừng xà nu được ông viết trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh khi mà toàn thể người dân Việt Nam đều đứng dậy để chống lại kẻ thù. Một vấn đề thật lớn lao, mang tính sống còn của dân tộc. Vì đã từng gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên đầy nắng gió nên ông đã chọn nơi đây làm bối cảnh cho câu chuyện của mình. Câu chuyện kể về một bản làng người dân tộc Xôman, mỗi ngày đều bị tra tấn bởi kẻ thù bằng đạn bom “chúng nó bắn đều đã thành lệ”, bằng bạo lực “chúng giết bà Nhan, anh Xút”, vậy nên toàn thể người dân ở đây đã đồng lòng đứng lên mà đánh đuổi chúng, dù trong những lần đó đấu tranh đó, người dân làng phải chịu bao nhiêu tổn thương, đau đớn. Đây là một sự kiện trọng đại, mang ý nghĩa sống còn, tồn vong, chính vì vậy, nó đã tạo nên cho Rừng xà nu một không khí sử thi rất đậm.
Ngoài ra, Rừng xà nu cũng tái hiện ca ngợi hình ảnh một người anh hùng kết tinh những phẩm chất cao đẹp nhất của cộng đồng. Hình ảnh Tnú – người anh hùng cách mạng không chỉ dũng cảm, gan dạ, mà còn vô cùng tài giỏi, yêu thương vợ con đã làm nên biểu tượng, linh hồn cho tác phẩm. Tnú là một đứa trẻ mồ côi, “được dân làng nuôi lớn”. Anh từ bé đã được cụ Mết cũng như bản làng dạy dỗ về tinh thần cách mạng “Đảng còn thì núi nước này còn”, “chúng nó cầm súng thì mình phải cầm giáo mác”, thế nên, ngay từ khi còn nhỏ, anh đã băng rừng, vượt suối để “nuôi giấu cán bộ” cách mạng. Anh vô cùng gan dạ, khi làm liên lạc cho cán bộ, anh “xé rừng mà đi”, “băng suối như con cá kình”, dù bị giặc bắt, anh cũng chẳng hề nao núng. Ba năm bị giặc bắt, anh vượt ngục trở về lãnh đạo dân làng đánh giặc. Đến khi vợ con bị giết “Mai và đứa con chắc đã chết” rồi hai bàn tay bị giặc đốt cụt “cháy rực”, đau đớn, nhưng anh “quyết không kêu van” mà chỉ lo “mình chết đi ai sẽ lãnh đạo dân làng đánh giặc”. Anh vừa là người cán bộ Cách mạng gan dạ, lại vừa là người có lòng thương yêu vợ con. Phải nói, Tnú đã hội tụ những phẩm chất cao quý nhất, tốt đẹp nhất của cả cộng đồng. Và chính anh cũng đã làm nên một phần tính sử thi của Rừng xà nu.
Viết Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành đã sử dụng những ngôn từ với vẻ hào hùng, trang trọng nhất. Cả tác phẩm được bao trùm bằng giọng văn hào sảng, cách điệu, mang một chút phóng đại. Ông viết về một rừng xà nu “rộng bát ngát, mênh mông, hút tận chân trời”, viết về cụ Mết hơn sáu mươi tuổi mà “tiếng nói ồ ồ, vang dội lồng ngực”, với “bàn tay như gọng kìm”, viết về Tnú “băng băng như con cá kình”, toàn là những lời nói ngợi ca hoành tráng. Chính giọng văn đó đã làm nên một Rừng xà nu đầy hào hùng, khí thế, sử thi đến như vậy.
Có thể nói, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành là một tác phẩm mang đậm tính sử thi. Bởi nó được viết lên trong hoàn cảnh đất nước đang đặt trong sự kiện trọng đại, mang tính tồn vong, đó là chiến tranh chống giặc ngoại xâm. Thứ hai, nó viết về người anh hùng – người mang những phẩm chất kết tinh của cả cộng đồng, ở đây là Tnú – người anh hùng của dân làng Xô Man. Tất cả những điều đó được thể hiện trên nền chất giọng hào hùng, đầy khí thế, trang trọng và hào sảng.
Đến với Những đứa con trong gia đình, chúng ta lại bước vào một không gian hoàn toàn khác. Không còn không khí của bếp lửa, nhà sàn với những cánh rừng xà nu nữa, chúng ta bước chân đến với mảnh đất Nam Bộ anh hùng, nơi có những người con kiên cường, anh dũng nhất.
Những đứa con trong gia đình cũng được sáng tác trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chính vì vậy, nó cũng mang tính chất sử thi hoành tráng như Rừng xà nu. Cũng viết về những cuộc đấu tranh của người dân Việt Nam, tác phẩm là lời khẳng định ý chí đấu tranh đến cùng của con người nơi đây trước sự xâm lược của bè lũ cướp nước. Đây hoàn toàn là một sự kiện trọng đại, mang ý nghĩa rất lớn, tác động tới cả dân tộc. Nếu như bên trên, Nguyễn Trung Thành khai thác sự đấu tranh ở Tây Nguyên, thì ở đây, Nguyễn Thi lại chọn khai thác ở vùng đất Nam Bộ – một vùng đất mà chiến tranh ác liệt nhất. Những đứa con trong gia đình viết về một gia đình có truyền thống yêu nước, bị giặc Mỹ cướp đi hết người thân, vậy nên hai chị em trong gia đình ấy quyết tâm đi theo cách mạng để trả thù cho gia đình mình.
Tác phẩm cũng viết về những người anh hùng, những chiến sĩ Cách mạng anh dũng với những phẩm chất cao quý nhất. Đó là Chiến – người chị, người con gái Nam Bộ kiên cường. Bị giặc sát hại cả cha cả mẹ thế nên vừa đủ tuổi, Chiến quyết tâm ra đi để trả thù nhà. Trong đêm trước khi ra đi, Chiến đã mượn lời chú Năm, nhắc nhở đứa em của mình, cũng là tự nhắc chính mình rằng: “Chú Năm nói đứa nào bỏ về thì chú chặt đầu”. Không chỉ vậy, Chiến còn tự khẳng định với chính mình rằng: “Ra đi, giặc còn thì tao mất”. Những lời nói ấy chứa chan ý chí quyết tâm sắt đá cũng chứa chan lòng dũng cảm, gan dạ tới tận cùng của người con gái – người chiến sĩ Cách mạng Nam Bộ. Ở Chiến, người đọc chúng ta không chỉ thấy hiện lên sự gan dạ, sự quyết tâm quyết chí ra đi chống kẻ thù mà còn thấy được một tinh thần trách nhiệm đối với gia đình. Bởi khi mẹ ra đi, Chiến đã thay má nuôi dạy đàn em của mình, cô vừa đảm đang lại vừa tháo vát. Rồi trước đêm ra đi, Chiến cũng đã thu xếp việc nhà vô cùng chu đáo, đã cùng em kề vai khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm “nào chị em mình cùng đưa má đi”. Đó là hình ảnh cho thấy Chiến không chỉ là một người con gái kiên cường mà còn là một người vô cùng có trách nhiệm với gia đình. Đó là sự kết tinh phẩm chất anh hùng của những người con dân tộc ta.
…………………
Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết tại file dưới đây!