Bài văn mẫu lớp 12: So sánh ba bản tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam, Mời các bạn cùng tham khảo bài văn mẫu lớp 12: So sánh ba bản tuyên ngôn độc lập của nước
Sau đây là bài văn mẫu lớp 12: So sánh ba bản tuyên ngôn của nước Việt Nam, đây là tài liệu đã được chúng tôi sưu tầm và đăng tải tại đây.
Nước Việt Nam đã phải trải qua rất nhiều rất nhiều lần bị các nước khác xâm lược, vì vậy mà chúng ta đã có ba bản tuyên ngôn độc lập: Sông núi nước nam (Lý Thường Kiệt), Bình Ngô Đại Cáo (Nguyễn Trãi) và Tuyên Ngôn Độc Lập (Hồ Chí Minh). Dưới đây là một số bài văn mẫu lớp 12: So sánh ba bản tuyên ngôn của nước Việt Nam, mời các bạn cùng tham khảo.
So sánh ba bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam – Mẫu 1
Trong tiến trình phát triển của lịch sử, hầu như dân tộc nào cũng có những văn kiện có tính chất tuyên ngôn về độc lập, chủ quyền được công bố rộng rãi trong một hoàn cảnh nhất định. Tầm vóc, sức hấp dẫn và lôi cuốn của một bản Tuyên ngôn phụ thuộc vào hai điều kiện chính: truyền thống văn hóa, văn hiến kết tinh trong mỗi chiến công, kỳ tích; tài năng của người khởi thảo, tạo lập. Lịch sử dân tộc Việt Nam với truyền thống hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước đã từng được chứng kiến sự ra đời của nhiều bản Tuyên ngôn độc lập.
Trong đó có ba bản Tuyên ngôn tiêu biểu, tương ứng với mỗi giai đoạn khác nhau, qua đó khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập, tự chủ của dân tộc. Bao gồm: Nam quốc sơn hà (1076) của Lý Thường Kiệt; Bình Ngô đại cáo (1428) của Nguyễn Trãi; Tuyên ngôn độc lập (1945) của Hồ Chí Minh.
Bản Tuyên ngôn lịch sử bằng thơ này ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt. Năm 1076, 30 vạn quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy tràn sang xâm chiếm nước ta. Lý Thường Kiệt là tổng chỉ huy quân ta đã kiên cường chống lại đội quân xâm lược đến từ phương Bắc. Ông cho lập phòng tuyến sông Như Nguyệt (còn gọi là sông Cầu) để chặn giặc, Sau đó, cho quân vây đánh chúng ở vùng biển Quảng Ninh. Nhiều trận quyết đấu đã xảy ra, do chênh lệch về lực lượng, quân Tống có thời điểm đã chọc thủng được phòng tuyến sông Như Nguyệt.
Trước tình thế khó khăn, nhằm khích lệ tinh thần của binh sỹ và tỏ rõ chí khí của ta, Lý Thường Kiệt đã đọc bài thơ “thần”:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”.
Dịch thơ:
“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”
Nếu như trong hai câu đầu, tác giả khẳng định dứt khoát về chủ quyền dân tộc như là một chân lý thiêng liêng, bất di bất dịch thì hai câu sau là lời quyết chiến, quyết thắng kẻ tầu xâm lược. Trong “Nam quốc sơn hà” Lý Thường Kiệt đã thể hiện rất rõ lòng tự tin, tự hào dân tộc. Điều này được thể hiện qua giọng điệu hào sảng và việc tác giả sử dụng từ “đế” trong nguyên tác.
Từ thời Tần Thủy Hoàng, các hoàng đế Trung Quốc cho mình là chủ thiên hạ, được trời giao cho sứ mệnh trông nom muôn dân. Các nước khác chỉ là chư hầu, người đứng đầu chỉ được xưng Vương.
Lý Thường Kiệt đã không thừa nhận trật tự áp đặt đó, mà khảng khái chỉ ra rằng cũng có một hoàng đế phương Nam sánh ngang hàng với hoàng đế phương Bắc.
Như vậy, với tầm vóc của một bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên, “Nam quốc sơn hà” vừa khẳng định chủ quyền lãnh thổ vừa thể hiện niềm tin tất thắng dựa vào chân lý và chính nghĩa. Đó cũng chính là sự thăng hoa của tâm hồn dân tộc được hun đúc nên từ lịch sử của những cuộc chiến đấu chống xâm lăng.
Còn “Bình Ngô đại cáo” được Nguyễn Trãi viết bằng chữ Hán vào mùa xuân năm 1428. Tác giả đã thay lời Lê Lợi tuyên cáo với muôn dân về việc kết thúc cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, giành lại độc lập cho nước Đại Việt.
So sánh ba bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam – Mẫu 2
Với triệu triệu người dân Việt Nam, ngày 2/9/1945 là ngày trọng đại trong lịch sử khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trên lễ đài, tuyên bố khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) với cả thế giới. Kể từ thời khắc đó, lịch sử dân tộc ta đã bước sang một trang mới. Những người con Việt Nam lần đầu tiên được ngẩng đầu, tự hào với thế giới vì mình đã trở thành công dân của một nước tự do và độc lập. Nhưng ít ai biết rằng, trong hơn 4.000 năm lịch sử gìn nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã ghi nhận 3 bản Tuyên ngôn Độc lập.
Mặc dù ra đời vào những thời điểm khác nhau nhưng đó đều là những mốc thời gian trọng đại của đất nước, và chính là lời khẳng định giá trị, tinh thần độc lập tự cường của dân tộc, của nhân dân Việt Nam.
Đầu tiên là bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”
“Nam quốc sơn hà, Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên tư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”.
Khi được hỏi, hẳn nhiều người sẽ ngay lập tức nói rằng, đây là bài thơ có tên là Nam quốc sơn hà – tác phẩm được cho là của danh tướng Lý Thường Kiệt. Tuy nhiên, cần phải khẳng định rằng, bài thơ này không có tên. Tên “Nam Quốc Sơn Hà” là do đời sau mượn bốn chữ ở câu thơ đầu và cũng là tinh thần của cả bài thơ để đặt tên cho bài thơ mà thôi. Dẫu chỉ vỏn vẹn 4 câu nhưng bài thơ đã thể hiện một cách hoàn hảo chân lý toàn vẹn lãnh thổ, bất di bất dịch của dân tộc Việt Nam trong bối cảnh lịch sử là đánh đuổi giặc ngoại xâm mà cụ thể ở đây là giặc Tống. Nghe thơ, tướng sĩ ta đều phấn chấn, hừng hực khí thế nhưng bên kia sông Cầu, quân nhà Tống hoang mang, rồi đại bại dưới tay ta.
Ý thơ đơn giản nhưng chặt chẽ, ngắn gọn nhưng đĩnh đạc, nghiêm trang – như một lời tuyên ngôn, khẳng định sự tồn tại của nước Nam với tư cách là một nước độc lập, có chủ quyền, lãnh thổ, đồng thời đanh thép cảnh cáo quân giặc sẽ bị bại vong nếu cố tình xâm phạm nước Nam. Đây cũng chính là tinh thần bất diệt của dân tộc Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, đã được thực tế lịch sử minh chứng suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước.
Bình Ngô đại cáo chính là bản bố cáo lớn do Nguyễn Trãi viết vào năm 1428, thay lời Bình Định vương Lê Lợi tuyên bố nghĩa quân Lam Sơn đã tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của quân Minh, giành lại độc lập cho nước Đại Việt. Bằng lời lẽ đanh thép, ngắn gọn thì Bình Ngô đại cáo như bản hùng ca bất tận về sự chiến đấu ngoan cường của nhân dân Đại Việt trước sự hung tàn của kẻ thù xâm lăng; qua đó khẳng định sự độc lập chủ quyền của dân tộc. Không những thế còn tố cáo âm mưu và tội ác của nhà Minh với cớ khôi phục nhà Trần.
Bình Ngô đại cáo đã khẳng định một lần nữa , chính nghĩa luôn thắng phi nghĩa. Dù đứng trước thế mạnh nào, Đại Việt dù nhỏ bé nhưng vẫn luôn đứng vững hiên ngang, ngoan cường, không chịu khuất phục. Đây là áng thiên cổ hùng văn của Nguyễn Trãi, được xem là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước Việt Nam.
Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trải qua bao nhiêu năm trôi nhưng 50 vạn nhân dân Hà Nội có mặt ở quảng trường Ba Đình lịch sử ngày ấy vẫn mãi không thể quên được hình ảnh Bác Hồ kính yêu trong bộ quần áo ka-ki giản dị đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, mở ra kỉ nguyên độc lập tự do của dân tộc. Chất giọng trầm ấm, chậm rãi ấy vang lên trong buổi sáng mùa thu rực nắng trước hàng triệu người dân đồng bào quả thực có sức thu hút kỳ lạ.
“Hỡi đồng bào cả nước.
Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”
So sánh ba bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam – Mẫu 3
Suốt dòng lịch sử, Việt Nam đã trải qua biết bao cuộc đấu tranh giữ nước để đắp xây và bảo vệ nền độc lập dân tộc. Quá trình đó đã để lại nhiều áng văn bất hủ khẳng định quyền độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam. Theo trình tự thời gian, có thể ghi nhận bài Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi và Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.
Vào cuối năm 1076, đại quân Tống do Quách Quỳ và Triệu Tiết kéo quân vào xâm lược Đại Việt lần thứ hai. Tháng 12/1077, khi quân Tống tiến đến bờ sông Như Nguyệt, Lý Thường Kiệt đem thuyền ra đánh. Để cổ vũ, động viên binh sĩ vững tin vào chiến thắng, Lý Thường Kiệt sáng tác bài thơ nổi tiếng:
Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Bài thơ chỉ vẻn vẹn có 28 chữ, nhưng thật ý nghĩa sâu xa, khẳng định ý chí độc lập dân tộc, tình cảm dân tộc mạnh mẽ. Độc lập dân tộc là ý thức về Tổ quốc Việt Nam, ý thức về sông núi, lãnh thổ nước Nam, ý thức về chủ quyền quốc gia dân tộc của nhân dân Việt Nam, mà đại diện là Hoàng đế nước Nam. Đó là chân lý do “sách trời” đã định. Giặc bên ngoài vào xâm lược là trái với “sách trời”, tức là trái với đạo lý, nên nhất định sẽ “bị đánh tơi bời”, nhất định chuốc lấy bại vong.
Phải nói thêm rằng, trong Hán văn, từ vương cũng có nghĩa là vua. Vào thời Xuân thu, Chiến quốc, từ vương chỉ những vua nước chư hầu của Thiên tử nhà Chu. Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, tự xưng là Tần Thủy Hoàng đế. Các đời sau đều xưng là đế như: Đường đế, Tống đế, Nguyên đế… Trong quan hệ bang giao, các Hoàng đế Trung Hoa chưa một lần công nhận các vua Việt ta là đế, mà chỉ là vương. Nhưng trong ý thức của các vua Việt bao giờ cũng đặt ngang hàng với Bắc đế, chứ không bao giờ chịu nhún mình là vương. Ví như Lý Nam đế, Đinh Tiên Hoàng đế, Đại Hành Hoàng đế… để khẳng định một quyền lực tối cao, độc lập hoàn toàn, không phụ thuộc vào Thiên triều Trung Hoa. Trong nhiều bài dịch “Nam đế cư” thành “vua Nam ở” là chưa sát ý, mà phải dịch là “Nam đế ở” mới đúng tư tưởng của bài thơ.
Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai vào thế kỷ thứ XI do Lý Thường Kiệt lãnh đạo là một trong những chiến công chói lọi trong trang sử vàng về bảo vệ và khẳng định chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Việt Nam. Bài thơ đã đi vào lịch sử như bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam.
Khi cuộc kháng chiến chống Minh ở thế kỷ XV kết thúc thắng lợi hoàn toàn, Đại Việt sạch bóng quân xâm lăng. Năm 1428, thay mặt vua Lê, Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo. Bài đại cáo là bản tổng kết lịch sử đất nước, dân tộc một cách hoàn chỉnh và được hậu thế xưng tụng là “thiên cổ hùng văn”.
Một đặc điểm làm nổi bật giá trị bài cáo là ý thức, lòng tự hào về quốc gia, dân tộc đã được khẳng định một cách rõ ràng, đầy đủ nhất:
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Cõi bờ sông núi đã riêng,
Phong tục Bắc, Nam cũng khác.
Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nước,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên xưng đế một phương.
Người đời sau xem đoạn văn này là tiêu biểu nhất cho ý thức về quốc gia dân tộc. Bài cáo khẳng định, Đại Việt là một nước có văn hiến, có sức mạnh trí tuệ để giữ vững nền độc lập và phát huy các giá trị của dân tộc. Nguyễn Trãi đề cập đến những cái “riêng”, cái “khác” của Đại Việt là để chỉ sự ngang hàng với Trung Hoa. Khẳng định sự thật lịch sử này là điều rất quan trọng, không phải ai cũng nhận thức được, nhất là những người xuất thân từ Nho giáo, chuyên học Bắc sử, mà trước hết là đánh vào đầu óc khinh miệt, kiêu ngạo của các triều đại Trung Hoa. Cuộc kháng chiến chống Minh kéo dài 20 năm được kết thúc thắng lợi, bài cáo cũng kết thúc bằng một lý tưởng lớn: độc lập dân tộc và thái bình lâu dài:
Xã tắc từ đây vững bền,
Giang sơn từ đây đổi mới.
Càn khôn bĩ rồi lại thái,
Nhật nguyệt mờ rồi lại trong.
Muôn thuở nền thái bình vững chắc,
Ngàn thu vết nhục nhã sạch làu.
Bình Ngô đại cáo đã khẳng định quyền độc lập dân tộc, thể hiện rõ ý thức dân tộc, lòng tự hào dân tộc, khả năng tự chủ, tự cường mà bằng chứng là biết bao chiến công vang dội trên. Có thể nói, Bình Ngô đại cáo mang đầy đủ giá trị, xứng đáng là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam.
Cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thành công. Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Mở đầu Tuyên ngôn, Người viện dẫn Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ, rằng: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Đồng thời, Người cũng viện dẫn Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền năm 1791 của nước Pháp, rằng: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.
……………
Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết tại file dưới đây!