Soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, Tài liệu Soạn văn 7: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, sẽ giúp học sinh chuẩn bị bài tốt nhất trước khi đến lớp. Kính mời
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca) của Đỗ Phủ thuộc phần hướng dẫn đọc thêm trong chương trình Ngữ Văn lớp 7, tập Một.
Tài Liệu Học Thi sẽ giới thiệu đến bạn đọc bài Soạn văn 7: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, mời các bạn cùng tham khảo.
Xem Tắt
Soạn văn Bài ca nhà tranh bị gió thu phá chi tiết
I. Tác giả
– Đỗ Phủ (712 – 770), tự Tử Mĩ, hiệu Thiếu Lăng, là một nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc thời nhà Đường.
– Ông làm quan trong một thời gian rất ngắn nhưng gần như sống trong cảnh đau khổ, bệnh tật.
– Năm 755, tướng An Lộc Sơn nổi dậy chống lại triều đình. Vì không được trọng dụng và cũng muốn tránh khỏi hiểm họa, ông cáo quan về quê ở cùng tây Nam.
– Đỗ Phủ cùng với Lý Bạch là hai nhà thơ vĩ đại và có ảnh hưởng nhất trong lịch sử Trung Quốc.
– Một số sáng tác tiêu biểu như:
- Tập thơ Ngao du nam bắc (731 – 745)
- Tập thơ Trường An khốn đốn (746 – 755)
- Tập thơ Lưu vong làm quan (756 – 759)
- Tập thơ Phiêu bạc tây nam (760 – 770)
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
– Năm 760, được bạn bè và người thân giúp đỡ, Đỗ Phủ dựng được một ngôi nhà tranh bên cạnh Cán Hoa ở phía Tây Thành Đô.
– Ông vừa ở chẳng được bao lâu thì căn nhà bị gió phá nát. Chính vì vậy, ông đã sáng tác bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá để thuật lại sự kiện này.
– Đây là một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông. Bút pháp hiện thực và tinh thần nhân đạo của bài thơ có ảnh hưởng sâu rộng đến thơ ca Trung Hoa sau này.
2. Bố cục
– Gồm 4 phần:
- Phần 1. Khổ thơ thứ nhất: Cảnh nhà tranh bị gió thu phá.
- Phần 2. Khổ thơ thứ 2: Cảnh lũ trẻ trong thôn đến ăn cắp tranh.
- Phần 3. Khổ thơ thứ 3: Cuộc sống của gia đình trong đêm nhà tranh bị phá.
- Phần 4. Khổ thơ thứ 4. Mong muốn của nhà thơ về tương lai.
III. Đọc – hiểu văn bản
1. Khổ thơ thứ nhất: Cảnh nhà tranh bị gió thu phá
– Thời gian: vào tháng 8 – vào mùa thu, có gió rét
– Sự kiện: Gió cuộn mắt ba lớp tranh của ngôi nhà.
– Hình ảnh ngôi nhà tranh khi bị gió cuộn mất:
- “Gió thét già” – sự dữ dằn, mạnh mẽ của thiên nhiên.
- Những mái tranh bị gió cuốn đi khắp nơi: bay sang sông rải khắp bờ sông, mảnh treo ở ngọn rừng, mảnh quay vào mương sa.
=> Hình ảnh chân thật khắc họa sự dữ dội, khắc nghiệt của thiên nhiên. Qua đó tái hiện được khung cảnh ngôi nhà tranh tiêu điều xơ xác. Đồng thời bộc lộ sự lo lắng buồn bã của tác giả.
2. Khổ thơ thứ 2: Cảnh lũ trẻ trong thôn đến ăn cắp tranh
– Hình ảnh những đứa trẻ ăn cắp tranh:
- Khinh thường người già yếu đuối.
- Xô đẩy, cướp giật những bức tranh.
- Cắp tranh đi tuốt vào lũy tre.
=> Tác giả đã khắc họa hình ảnh những đứa trẻ vô cùng xấu tính với hành động cướp giật. Chúng chính là biểu hiện cho một xã hội loạn lạc, nghèo khổ lúc bấy giờ.
– Hình ảnh nhân vật trữ tình:
- Môi khô miệng cháy gào chẳng được.
- Chống gậy quay về nhà mà trong lòng đầy ấm ức.
=> Một ông lão yếu đuối tội nghiệp và bất lực. Đây chính là hình ảnh tượng trưng cho lớp người nghèo khổ, hiền lành ở xã hội bấy giờ luôn bị áp bức, bóc lột.
3. Khổ thơ thứ 3: Cuộc sống của gia đình trong đêm nhà tranh bị phá
– Hình ảnh thiên nhiên:
- “gió lặng, mây tối mực”
- “trời thu mịt mịt đêm đen đặc”
- “mưa chẳng dứt”
=> Một đêm thu lạnh lẽo, trời lại còn mưa khiến con người thấy mệt mỏi.
– Cuộc sống gia đình:
- “Mền vải lâu năm lạnh tựa sắt”: Chăn đệm trong nhà đã cũ không đủ để sưởi ấm trong đêm lạnh.
- “Con nằm xấu nết đạp lót nát”: Miếng lót cho đứa con cũng đã cũ nát.
- “Đầu giường nhà dột chẳng thừa đâu”: Gió cuốn mái tranh bay đi khiến cho đêm mưa xuống nhà bị dột.
– Hình ảnh của nhân vật trữ tình:
“Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê
Đêm dài ướt át sao cho trót?”
=> Không ngủ được vì lo cho người dân cũng đang phải chịu nỗi cực khổ giống như mình, nhưng lại bất lực vì không thể giúp được họ vì mình cũng như vậy.
Qua đây cho thấy một tấm lòng cao cả, một lòng nghĩ cho thiên hạ của nhà thơ. Ông đã quên đi nỗi khổ của bản thân để nghĩ đến cái khổ của nhân dân, đó là một tấm lòng nhân đạo cao cả.
4. Khổ thơ thứ 4. Mong muốn của nhà thơ về tương lai
– Nhà rộng muôn ngàn gian để có thể che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo. Đây là một ước nguyện thiết thực, phù hợp với tấm lòng của nhà thơ.
– Để ước mơ ấy thành hiện thực, ông tình nguyện một mình chịu cảnh nghèo khổ.
=> Thể hiện tinh thần tương thân tương ái, tấm lòng nhân đạo cao cả của Đỗ Phủ.
IV. Tổng kết
– Nội dung: Bài thơ đã thể hiện được nỗi khổ của nhà thơ vì căn nhà tranh bị gió thu phá. Đồng thời bộc lộ khát vọng cao cả đó là có một ngôi nhà vững chắc để che chở cho tất cả người nghèo trong thiên hạ.
– Nghệ thuật: Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt, hình ảnh chân thực…
Soạn văn Bài ca nhà tranh bị gió thu phá ngắn gọn
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Tìm hiểu và phân tích bố cục của bài thơ:
– Bài thơ gồm 4 phần:
- Phần 1. Khổ thơ thứ nhất: Cảnh nhà tranh bị gió thu phá.
- Phần 2. Khổ thơ thứ 2: Cảnh lũ trẻ trong thôn đến ăn cắp tranh.
- Phần 3. Khổ thơ thứ 3: Cuộc sống của gia đình trong đêm nhà tranh bị phá.
- Phần 4. Khổ thơ thứ 4. Mong muốn của nhà thơ về tương lai.
– Số câu trong mỗi phần: Phần 1 (5 câu), phần 2 (5 câu), phần 3 (8 câu), phần 4 (5 câu).
– Lý do các phần có sự khác nhau về số câu: phụ thuộc vào nội dung, tình cảm nhà nhà thơ muốn trình bày.
Câu 2.
– Phần 1: Miêu tả kết hợp tự sự
– Phần 2: Tự sự kết hợp biểu cảm
– Phần 3: Miêu tả kết hợp biểu cảm
– Phần 4: Biểu cảm trực tiếp
Câu 3. Những nỗi khổ nào của nhà thơ đã được đề cặp trong bài thơ? Tác giả đã miêu tả và thể hiện sinh động, khúc chiết những nỗi khổ đó như thế nào?
* Nỗi khổ cả về thể chất lẫn tinh thần:
– Vật chất:
Thiên nhiên khắc nghiệt không thương xót con người: mái tranh bị gió thu cuốn đi mất.
- Con người thay đổi trong thời loạn lạc: lũ trẻ cướp mái tranh.
- Gia đình đã thiếu thốn, nghèo khổ lại càng khổ hơn vì đêm mưa lạnh.
– Tinh thần: Thương xót cho bản thân, gia đình và cả những kiếp người nghèo khổ trong xã hội.
* Tác giả đã miêu tả sinh động và khúc triết nỗi khổ đó qua việc khắc họa hình ảnh cuộc sống của con người và thiên nhiên khắc nghiệt.
Câu 4. Giả thử không có năm dòng thơ cuối thì ý nghĩa, giá trị biểu cảm của bài thơ sẽ giảm đi như thế nào? Phân tích tình cảm cao quý của nhà thơ được biểu hiện qua phần cuối.
– Trong năm dòng thơ cuối, nhà thơ mong muốn cho tương lai:
- Nhà rộng muôn ngàn gian để có thể che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo. Đây là một ước nguyện thiết thực, phù hợp với tấm lòng của nhà thơ.
- Để ước mơ ấy thành hiện thực, ông tình nguyện một mình chịu cảnh nghèo khổ.
=> Thể hiện tinh thần tương thân tương ái, tấm lòng nhân đạo cao cả của Đỗ Phủ.
II. Luyện tập
Dùng hai câu để nêu lên ý chính của đoạn văn sau đây bàn về Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ:
Gợi ý:
Qua Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, Đỗ Phủ khôn chỉ nêu lên nỗi thống khổ của bản thân mà còn là của “kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ”. Qua đó thể hiện nỗi lòng yêu nước thương dân sâu nặng của nhà thơ.