Soạn bài Bánh chưng bánh giầy, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu đến tất cả các bạn bài soạn văn lớp 6: Bánh chưng bánh giầy, đây là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các bạn
Hiện nay, để có thể tiếp thu kiến thức Ngữ văn lớp 6 ở trên lớp một cách nhanh chóng hiệu quả, học sinh thường chuẩn bị bài trước ở nhà.
Chính vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu tài kiệu soạn văn 6: Bánh chưng bánh giầy. Tài liệu này gồm hai phần chính là soạn văn chi tiết và soạn văn ngắn gọn, mời các bạn cùng tham khảo.
Xem Tắt
Soạn văn Bánh chưng bánh giầy chi tiết
I. Đôi nét về tác phẩm
1. Tóm tắt
Hùng Vương thứ sáu muốn truyền ngôi cho một trong số những người con trai nên đã đưa ra điều kiện: “Không nhất định phải là con trưởng, chỉ cần làm vừa ý vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi cho”. Các hoàng tử thi nhau chuẩn bị mọi của ngon vật lạ đem lên dâng vua, riêng Lang Liêu chỉ quen với việc “chăm lo đồng áng, trồng khoai trồng lúa” nên không biết phải chuẩn bị lễ vật gì. Một đêm nọ, Lang Liêu nằm mơ được thần báo mộng: “Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo”. Chàng bèn lấy thứ gạo nếp vốn quen thuộc, làm ra hai loại bánh hình vuông hình tròn để dâng lên vua cha. Bánh hình vuông tượng trưng cho Trời đặt tên là bánh chưng, còn bánh hình tròn tượng trưng cho Đất đặt tên là bánh giầy. Vua rất vừa ý và quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu. Ngày nay, bánh chưng bánh giầy là hai món ăn không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc.
2. Bố cục
Gồm ba phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “… chứng giám”. Vua Hùng đưa ra điều kiện để truyền ngôi.
- Phần 2: Tiếp theo đến “… hình tròn”. Lang Liêu và các hoàng tử thi nhau tìm kiếm lễ vật để dâng lên vua cha.
- Phần 3: Còn lại. Ý nghĩa và phong tục làm bánh chưng bánh giầy của người Việt.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Vua Hùng đưa ra điều kiện để truyền ngôi
– Hoàn cảnh để vua hùng truyền người nối ngôi: Nhà vua tuổi đã cao nhưng lại có tới hai mươi người con trai nên không biết chọn ai.
– Điều kiện: Người nối ngôi phải phù hợp với trí hướng của vua: “… người nối ngôi ta phải nối được trí ta, không nhất thiết phải là con trưởng.”
– Hình thức: Thông qua việc làm lễ cùng Tiên vương.
2. Lang Liêu và các hoàng tử thi nhau tìm kiếm lễ vật
– Các hoàng tử cho người đi đến khắp nơi tìm kiếm những của ngon vật lạ để đem về dâng lên vua cha.
– Lang Liêu là người chịu nhiều thiếu thốn thiệt thòi, lớn lên chỉ quen với công việc ngoài đồng áng.
– Một đêm nọ, Lang Liêu nằm mơ, được thần mách bảo hãy dùng thứ gạo nếp quen thuộc làm thành lễ vật dâng vua cha.
- Chàng lấy gạo nếp vo sạch, lấy đậu xanh thịt lợn làm nhân, gói bằng lá dong thành hình vuông, đem luộc một ngày một đêm.
- Cũng thứ gạo nếp ấy đồ lên, đem giã nhuyễn rồi nặn thành hình tròn.
3. Ý nghĩa và phong tục làm bánh chưng bánh giầy
– Lang Liêu đem hai loại bánh dâng lên cúng Tiên vương. Vua Hùng rất hài lòng và quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu.
– Ý nghĩa của bánh chưng, bánh giầy:
- Bánh hình tròn tượng trưng cho trời, được đặt tên là bánh giầy.
- Bánh hình vuông tượng trưng cho đất nên được đặt tên là bánh chưng
- Lá bọc bên ngoài ngụ ý đùm bọc lẫn nhau giống với truyền thống thương người như thể thương thân của dân tộc ta.
– Tục lệ của dân tộc ta: Hàng năm, mỗi khi Tết đến, bánh chưng bánh giầy là món ăn không thể thiếu.
Soạn văn Bánh chưng bánh giầy ngắn gọn
I. Trả lời câu hỏi:
Câu 1.
– Hoàn cảnh: đất nước thanh bình, nhân dân ấm no và nhà vua tuổi đã cao không thể tiếp tục trị vì đất nước.
– Ý định: Người nối ngôi phải là người nối được trí vua, không nhất thiết phải là con trưởng.
– Hình thức: thử tài các hoàng tử ( Nhân lễ Tiên Vương, các hoàng tử dâng lễ vật, nếu vừa ý vua sẽ được truyền ngôi).
Câu 2.
– Mẹ của Lang Liêu trước kia bị vua cha ghẻ lạnh, sau đó mất đi để lại một mình chàng. So với các anh em, chỉ có Lang Liêu là thiệt thòi nhất.
– Lang Liêu là con vua, nhưng lại sống giản dị quen với việc “ chăm lo đồng áng, trồng lúa trồng khoai.”
– Chính vì vậy, chàng là người hiểu được ý của thần: “Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo”. Từ đó mà chàng đã tự mình sáng tạo ra hai loại bánh làm lễ vật cúng Tiên vương.
Câu 3.
– Hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên vương vì: Ý nghĩa của hai loại bánh: Bánh giầy tượng trưng cho Trời, bánh chưng tượng trưng cho Đất. Lá bọc bên ngoài ngụ ý đùm bọc lẫn nhau.
=> Vua cha thấy rằng Lang Liêu đã nối được trí mình: muốn đất nước phát triển nhân dân ấm no phải lấy phát triển nông nghiệp làm cốt lõi.
– Lang Liêu được chọn để nối ngôi vì lễ vật của chàng đã:
- Đề cao được sự tôn kính với Trời và Đất.
- Thể hiện ý đồ phát triển nông nghiệp, mang lại ấm no thái bình cho nhân dân.
Câu 4.
Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy: Qua việc giải thích nguồn gốc bánh chưng bánh giầy – hai thứ bánh tiêu biểu cho truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam trong dịp tết cổ truyền Việt Nam, truyện đề cao trí thông minh, khả năng sáng tạo và vai trò của người nông dân. Đồng thời qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi, truyện còn đề cao phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt.
II. Luyện tập
Câu 1.
Phong tục gói bánh chưng bánh giầy vào ngày Tết có ý nghĩa:
- Đề cao vai trò của lao động trong cuộc sống.
- Sự tôn thờ Trời Đất của nhân dân ta.
- Cho thấy phong tục thờ cúng tổ tiên là một nét đẹp thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam.
Câu 2.
Gợi ý:
Đọc truyện Bánh chưng bánh giầy em thích nhất là chi tiết: Lang Liêu giải thích ý nghĩa của bánh chưng bánh giầy. Vì qua chi tiết này em không chỉ thấy được sự sáng tạo của con người (sáng tạo ra hai loại bánh tiêu biểu cho truyền thống văn hóa ẩm thực của người Việt) mà còn thấy được lòng tôn kính của nhân dân ta đối với tổ tiên.