Soạn bài Bức tranh của em gái tôi của Tạ Duy Anh, Soạn bài văn 6 Bức tranh của em gái tôi là một tài liệu rất hữu ích mà chúng tôi muốn gửi tới cho các thầy (cô)
Để có thể học môn Ngữ văn lớp 6 một cách hiệu quả thì các bạn học sinh nên soạn văn trước ở nhà. Soạn văn sẽ giúp cho việc học Văn trên lớp của mình trở nên dễ dàng hơn và nhanh chóng tiếp thu những kiến thức mà thầy (cô) giáo giảng.
Hôm nay, Tài Liệu Học Thi sẽ gửi tới cho các bạn tài liệu Soạn văn bài Bức tranh của em gái tôi. Chúng tôi hi vọng rằng tài liệu này sẽ giúp cho các bạn có thể dễ dàng soạn bài, ôn tập và hiểu một phần nội dung của bài học trước khi đến lớp. Sau đây, mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.
Xem Tắt
Soạn bài Bức tranh của em gái tôi đầy đủ
I. Một số nét về tác giả
– Nhà văn Tạ Duy Anh (các bút danh khác: Lão Tạ, Chu Quý, Bình Tâm) tên khai sinh là Tạ Viết Đãng, sinh năm 1959; quê quán: Hoàng Diệu, Chương Mỹ, Hà Tây; Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; hiện công tác tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn.
– Tác phẩm đã xuất bản: Bước qua lời nguyền (tập truyện, 1990), Khúc dạo đầu (tiểu thuyết, 1991), Lão Khổ (tiểu thuyết, 1992), Hiệp sĩ áo cỏ (truyện vừa cho thiếu nhi, 1993), Luân hồi (tập truyện, 1994); ánh sáng nàng (tập truyện, 1997); Quả trứng vàng (tập truyện thiếu nhi, 1998); Vó ngựa trở về (tập truyện thiếu nhi, 2000)…
– Nhà văn đã được nhận: Giải thưởng truyện ngắn nông thôn (báo Văn nghệ, báo Nông nghiệp và Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức); Giải thưởng truyện ngắn của tạp chí Văn nghệ quân đội; Giải thưởng truyện ngắn trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên Tiền phong; Hai giải thưởng của Nhà xuất bản Kim Đồng cho hai tập truyện: Quả trứng vàng và Vó ngựa trở về.
II. Kiến thức cơ bản về tác phẩm
1. Xuất xứ:
“Bức tranh của em gái tôi” là truyện ngắn đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên tiền phong.
2. Tóm tắt tác phẩm:
Em gái tôi tên là Kiều Phương, hiếu động và nghịch ngợm em luôn tự làm bẩn mình, đặc biệt em rất thích vẽ, em đã tự lấy nhọ nồi trộn với thuốc vẽ, anh có biết cũng không la mắng mà cũng không mách mẹ.
Chú Tiến Lê chính là người phát hiện ra tài năng hội họa của em, mỗi người ai cũng vui mừng và tập trung mọi điều kiện để em phát triển tài năng của mình. Thấy vậy, người em rất buồn bởi mọi người không còn quan tâm mình như trước và đôi chút cảm thấy vô dụng. Cảm giác ghen tị và bắt đầu sắc nét em gái bất kỳ lỗi nhỏ nào.
Với tài năng đó em được tham gia cuộc thi vẽ thiếu nhi, trong lần dự thi đó em đạt giải nhất và thật bất ngờ khi em gái đã vẽ chân dung người anh hoàn hảo. Từ giây phút đó người anh cảm thấy mình thật nhỏ nhen, ích kỷ, bức tranh đó cũng chính là tâm hồn cô em gái hồn nhiên, yêu đời.
3. Bố cục:
– Phần 1 (từ đầu đến “phát huy tài năng”): Tài năng của em gái được phát hiện.
– Phần 2 (tiếp đó đến “anh cùng đi nhận giải”): Lòng ghen tị và mặc cảm của người anh.
– Phần 3 (còn lại): Người anh nhận ra sai lầm của mình và tấm lòng của em gái.
4. Nhân vật người anh trai:
– Từ trước cho đến lúc nhìn thấy em gái tự chế màu vẽ: nhìn bằng cái nhìn kẻ cả, xem thường.
– Khi tài năng của em gái được phát hiện: cảm thấy buồn và thất vọng về mình, cảm thấy mặc cảm vì bản thân mình không có tài năng gì, khó chịu và hay gắt gỏng với em, không thể chơi thân với em như trước.
– Khi lén xem những bức tranh em gái vẽ: thầm cảm phục tài năng của em gái mình.
– Khi đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em gái trong phòng trưng bày: ngạc nhiên, hãnh diện rồi xấu hổ.
→ Người anh vừa đáng trách nhưng đồng thời cũng đáng cảm thông vì đã nhận ra tấm lòng trong sáng, nhân hậu của em gái, biết nhận ra sai lầm của bản thân và sửa chữa nó.
5. Nhân vật người em gái Kiều Phương:
– Say mê hội họa: mặt luôn bị bôi bẩn, hay lục lọi các đồ vật, tự chế thuốc vẽ, vẽ đẹp.
– Hồn nhiên, trong sáng, hiếu động.
– Độ lượng, nhân hậu.
– Giúp người anh nhận ra lỗi lầm của mình bằng tài năng và tấm lòng.
6. Giá trị nội dung:
– Câu chuyện về người anh và cô em gái có tài năng hội họa, truyện “Bức tranh của em gái tôi” cho thấy: Tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình.
7. Giá trị nghệ thuật:
– Ngôi kể thứ nhất tự nhiên, chân thật.
– Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sắc sảo.
Soạn bài Bức tranh của em gái tôi (Ngắn gọn)
I. Trả lời câu hỏi trong SGK
Câu hỏi 1: Kể tóm tắt lại tác phẩm Bức tranh của em gái tôi.
– Truyện “Bức tranh của em gái tôi” kể về hai nhân vật là bé Phương – thường được gọi là Mèo và người anh trai.
– Người anh cảm thấy thất vọng vì mình không có tài năng gì và cảm thấy như cả nhà đang lãng quên mình.
– Cậu ta rất khó chịu và hậm hực với bé Phương.
– Bức tranh đạt giải Nhất của cô em gái bé bỏng lại vẽ chính mình. Đứng trước bức tranh đó, người anh nhận ra những yếu kém của mình và hiểu được tâm hồn cũng như tấm lòng nhân hậu của cô em gái.
Câu hỏi 2 (trang 34 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
a. Nhân vật chính trong truyện là hai anh em Kiều Phương. Người anh trai là nhân vật chính vì nhân vật này thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác giả: thái độ và cách ứng xử trước thành công của người khác.
b. Truyện được kể theo ngôi kể thứ nhất, người anh kể lại truyện. Cách kể này có ý nghĩa tạo ra sự gần gũi tâm lí của nhân vật người anh Kiều Phương. Giúp cho nhân vật kể chuyện tự soi xét tính cách, hành động của mình.
Câu hỏi 3 (trang 34 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
a. Diễn biến tâm trạng của người anh qua các thời điểm:
– Lúc đầu, khi em gái thích vẽ và tự chế màu vẽ, người anh chỉ coi đó là trò đùa nghịch ngợm của trẻ con.
– Khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện, người anh cảm thấy buồn và thất vọng.
– Khi lén xem những bức tranh do em gái vẽ, người anh thầm cảm phục tài năng của em gái.
– Khi đứng trước bức tranh được tặng giải Nhất của em gái, tâm trạng của người anh lúc đầu là ngỡ ngàng đến hãnh diện và cuối cùng là xấu hổ.
b. Khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện, người anh lại có tâm trạng không thể thân với em gái là vì người anh cảm thấy mình bất tài, vô dụng và mặc cảm khi thấy người khác có tài hơn mình.
c. Tâm trạng của người anh đi từ ngỡ ngàng đến hãnh diện và cuối cùng là xấu hổ bởi vì: Ngỡ ngàng bởi bức tranh đó em gái vẽ chính mình. Tiếp đến tâm trạng từ ngỡ ngàng chuyển sang hãnh diện bởi cậu thấy mình hiện ra với những nét quá đẹp. Nhưng cuối cùng cậu lại xấu hổ vì cậu thấy mình không xứng đáng với những gì em gái dành cho mình.
Câu hỏi 4 (trang 34 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
Đoạn kết của truyện người anh cảm động, muốn khóc không thể thốt ra những suy nghĩ trong đầu “không phải con đâu”
– Đoạn kết người anh cảm thấy mình không xứng đáng đẹp như hình em gái vẽ.
– Người anh cảm động bởi vừa kịp nhận ra sự hồn nhiên, nhân hậu của cô em gái
=> Người anh vượt lên chính mình, nhìn thấy những thiếu hụt trong nhân cách và chính sự nhân hậu của cô em gái đã cảm hóa được sự yêu thương, hối lỗi của người anh.
Câu hỏi 5 (trang 34 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
Nhân vật người em trong truyện:
+ Là một cô bé hồn nhiên, kiên trì theo đuổi đam mê vẽ tranh.
+ Luôn yêu thương và muốn gần gũi với người anh.
+ Chọn vẽ anh vì anh là “người thân thuộc nhất”, luôn yêu thương anh trai.
+ Là cô bé nhân hậu, vị tha, tình cảm trong sáng.
=> Tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của cô em gái giúp cho người anh nhận ra sự hạn chế, thiếu hụt về tình cảm của mình.
II. Luyện tập
Câu 1 (trang 35 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
Người anh trai sau khi nhìn thấy bức tranh đạt giải nhất của cô em gái thì ngỡ ngàng, hãnh diện rồi cảm thấy xấu hổ. Thoạt đầu ngỡ ngàng bởi người anh không hề biết trong lòng cô em gái mình lại là người hoàn hảo đến thế, sau tất cả những sự thờ ơ, vô tâm với em. Tiếp đó là sự hãnh diện vì được em gái vẽ rất đẹp, một người anh mơ mộng, suy tư chứ không phải người anh nhỏ nhen, ghen tị. Tất cả sự hãnh diện đó tiếp nối là sự xấu hổ với em, với bản thân. Người anh dằn vặt chính mình và cảm thấy không xứng đáng với vị trí đặc biệt trong lòng người em. Chính sự nhân hậu, hồn nhiên của người em đã giúp người anh tỉnh thức, nhìn nhận đúng về bản thân mình.
Câu 2 (trang 35 sgk Ngữ văn 6 tập 2:
Khi em gái của em đạt được giải nhất cuộc thi “Tiếng hát hoa phượng đỏ” thành phố:
– Bố mẹ em đều rất vui mừng và hãnh diện, còn chuẩn bị cả phần thưởng cho em gái.
– Bản thân em cảm thấy tự hào, vui sướng vì có em gái tài năng.