Soạn bài Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh, Hôm nay, Tài Liệu Học Thi sẽ cung cấp đến các bạn học sinh tài liệu Soạn văn 10: Các hình thức kết cấu của văn
Tài Liệu Học Thi sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh, nhằm giúp các bạn học sinh chuẩn bị bài.
Mời các bạn học sinh lớp 10 tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu sẽ được chúng tôi giới thiệu dưới đây.
Soạn bài Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
I. Kết cấu của văn bản thuyết minh
Kết cấu của văn bản là sự tổ chức, sắp xếp các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa. Người viết có thể chọn các hình thức kết cấu khác nhau nhưng dù cách nào cũng phải phù hợp với mối liên hệ bên trong của các đối tượng, quan hệ giữa đối tượng với môi trường xung quanh và quá trình nhận thức của con người.
Đọc văn bản trong SGK và trả lời câu hỏi:
a. Xác định đối tượng và mục đích thuyêt minh của từng văn bản.
– Đối tượng:
- Văn bản “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân”: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.
- Văn bản “Bưởi Phúc Trạch”: bưởi Phúc Trạch.
– Mục đích:
- Văn bản “Hội thi thổi cơm ở làng Đồng Vân”: Giới thiệu về thời gian, địa điểm và diễn biến của hội thổi cơm thi cũng như ý nghĩa của hội thi trong đời sống tinh thần của người dân.
- Văn bản “Bưởi Phúc Trạch”: Giới thiệu đặc điểm (hình dáng, màu sắc, hương vị hấp dẫn, giá trị bổ dưỡng) của bưởi Phúc Trạch.
b. Tìm các ý chính tạo thành nội dung thuyết minh của từng văn bản:
– Hội thi thổi cơm ở làng Đồng Vân:
- Thời gian tổ chức.
- Diễn biến và cách thức tiến hành các đối tượng tham gia hội thi.
- Cách đánh giá và kết quả của các nồi cơm tham gia hội thi.
- Ý nghĩa của hội thi.
– Bưởi Phúc Trạch:
- Giới thiệu các loại bưởi nổi tiếng trên khắp đất nước.
- Đặc điểm hình dáng, màu sắc của bưởi Phúc Trạch.
- Cách gọt bưởi và đặc điểm của những múi bưởi Phúc Trạch.
- Giá trị của bưởi Phúc Trạch.
c. Phân tích cách sắp xếp các ý trong từng văn bản. Giải thích cơ sở của cách sắp xếp ấy.
– Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân”:
- Trình tự thời gian, từ quá trình bắt đầu cho đến khi kết thúc cuộc thi thổi cơm.
- Cơ sở: Nội dung của văn bản. Cách sắp xếp này giúp người đọc hình dung được toàn bộ diễn biến của quá trình thi thổi cơm.
– Bưởi Phúc Trạch:
- Trình tự quan hệ không gian (từ ngoài vào trong), trình tự quan hệ lô-gíc (các phương diện khác nhau của quả bưởi: hình dáng, màu sắc, hương vị, giá trị bổ dưỡng).
- Cơ sở: Dựa vào nội dung của văn bản. Cách sắp xếp này giúp người đọc hiểu đầy đủ về loại bưởi Phúc Trạch.
d. Nêu các hình thức kết cấu chủ yếu của văn bản thuyết minh.
- Kết cấu theo trình tự thời gian.
- Kết cấu theo trình tự không gian.
- Kết cấu theo trình tự logic.
- Kết cấu theo trình tự hỗn hợp.
Tổng kết: Khi viết bài văn thuyết minh, có thể lựa chọn nhiều hình thức kết cấu khác nhau:
- Theo trình tự thời gian: trình bày sự vật theo quá trình hình thành, vận động và phát triển.
- Theo trình tự không gian: trình bày sự vật theo tổ chức vốn có của nó (bên trên bên dưới, bên trong bên ngoài hoặc theo trình tự quan sát).
- Theo trình tự lô-gíc: trình bày sự vật theo các mối quan hệ khác nhau (nguyên nhân – kết quả, chung – riêng, liệt kê các mặt, các phương diện…)
- Theo trình tự hỗn hợp: trình bày sự vật với sự kết hợp nhiều trình tự khác nhau.
II. Luyện tập
Câu 1. Nếu cần thuyết minh bài “Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão, anh (chị) định chọn hình thức kết cấu nào?
Nếu cần thuyết minh bài “Tỏ lòng”, có thể chọn hình thức kết cấu theo trình tự lô-gíc. Liệt kê các phương diện của bài thơ “Tỏ lòng: Giới thiệu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, bố cục, nội dung và nghệ thuật, giá trị của tác phẩm.
Câu 2. Nếu phải thuyết minh một di tích, một thắng cảnh của đất nước thì anh (chị) sẽ giới thiệu những nội dung nào? Sắp xếp chúng ra sao?
– Nếu phải thuyết minh một di tích, một thắng cảnh đất nước, có thể dựa trên các nội dung sau:
- Vị trí địa lí của di tích, thắng cảnh.
- Nguồn gốc lịch sử của di tích, thắng cảnh.
- Đặc điểm của di tích, thắng cảnh.
- Giá trị của di tích, thẳng cảnh.
– Có thể sắp xếp các nội dung trên theo tự hỗn hợp:
- Nội dung toàn bài sử dụng kết cấu theo trình tự lô-gíc: Liệt kê các phương diện khác nhau của di tích, thắng cảnh (vị trí, nguồn gốc, đặc điểm, giá trị…).
- Trong phần nguồn gốc lịch sử của di tích thắng cảnh sẽ sử dụng kết cấu theo trình tự thời gian.
- Phần đặc điểm của di tích, thẳng cảnh lại sử dụng kết cấu không gian (miêu tả từ trong ra ngoài, từ xa đến gần…)