Soạn bài Các thành phần chính của câu, Sau đây chúng tôi xin giới thiệu tài liệu soạn văn lớp 6: Các thành phần chính của câu, đây là tài liệu hữu ích giúp cho quá
Soạn văn lớp 6: Các thành phần chính của câu là tài liệu vô cùng hữu ích mà chúng tôi muốn giới thiệu đến tất cả các bạn ngay sau đây.
Với soạn văn chi tiết và soạn văn ngắn gọn thì tất cả mọi người sẽ dễ dàng và nhanh chóng chuẩn bị trước nội dung bài học trước khi đến lớp. Sau đây chúng tôi xin mời các bạn cùng tham khảo soạn văn Các thành phần chính của câu.
Xem Tắt
Soạn văn các thành phần chính của câu đầy đủ
I. Kiến thức cơ bản
A. Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu
1. Nhắc lại tên các thành phần câu em đã học ở bậc Tiểu học.
Trả lời:
Các thành phần câu đã học ở bậc Tiểu học: chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ.
2. Tìm các thành phần câu nói trên trong câu sau:
Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
(Tô Hoài)
Trả lời:
– Trạng ngữ: chẳng bao lâu
– Chủ ngữ: tôi
– Vị ngữ: đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
3. Thử lần lượt lược bỏ từng thành phần câu nói trên rồi rút ra nhận xét:
– Những thành phần nào bắt buộc phải có mặt trong câu để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn (nghĩa là có thể hiểu đầy đủ mà không cần gắn với hoàn cảnh nói năng)?
– Những thành phần nào không bắt buộc phải có mặt trong câu?
Trả lời:
– Những thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu để tạo thành câu hoàn chỉnh là thành phần chính: Chủ ngữ và Vị ngữ.
– Những thành phần không bắt buộc phải có mặt trong câu là thành phần phụ.
B. Vị ngữ
1. Đọc lại câu vừa phân tích ở phần I. Nêu đặc điểm của vị ngữ:
– Vị ngữ có thể kết hợp với những từ nào về phía trước?
– Vị ngữ trả lời cho những câu hỏi như thế nào?
Trả lời:
– Vị ngữ có thể kết hợp với các từ phía trước như: đã, đang, sẽ,…
– Vị ngữ trả lời cho những câu hỏi: Làm gì? Làm sao? Như thế nào? Là gì?
2. Phân tích cấu tạo của vị ngữ trong các câu dẫn dưới đây. Gợi ý:
– Vị ngữ là từ hay cụm từ?
– Nếu vị ngữ là từ thì từ đó thuộc từ loại nào?
– Nếu vị ngữ là cụm từ thì đó là cụm từ loại nào?
– Mỗi câu có thể có mấy vị ngữ?
a. Một buổi chiều, tôi ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống.
(Tô Hoài)
b. Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.
(Đoàn Giỏi)
c. Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam […]. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.
(Thép Mới)
Trả lời:
a. Vị ngữ: ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống.
– Vị ngữ này gồm các cụm động từ “ra đứng cửa hang” và “ xem hoàng hôn xuống”.
b. Vị ngữ: nằm sát bên bờ sông ồn ào, đông vui, tấp nập.
– Vị ngữ là cụm động từ.
c. Vị ngữ: là người bạn thân của nông dân Việt Nam.
– Vị ngữ là cụm danh từ.
→ Vị ngữ thường là từ hoặc cụm từ,
C. Chủ ngữ
1. Đọc lại các câu vừa phân tích ở phần II. Cho biết mối quan hệ giữa sự vật nêu ở chủ ngữ với hành động, đặc điểm, trạng thái,… nêu ở vị ngữ là quan hệ gì?
Trả lời:
Mối quan hệ chủ ngữ và vị ngữ: chủ ngữ nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, trạng thái, đặc điểm nêu ở vị ngữ.
2. Chủ ngữ có thể trả lời những câu hỏi như thế nào?
Trả lời:
Chủ ngữ thường trả lời cho câu hỏi Ai? Con gì? Cái gì?
3. Phân tích cấu tạo của chủ ngữ trong các câu đã dẫn ở phần I, phần II.
Trả lời:
– Những thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu để tạo thành câu hoàn chỉnh là thành phần chính: Chủ ngữ và Vị ngữ.
– Những thành phần không bắt buộc phải có mặt trong câu là thành phần phụ.
II. Rèn luyện kĩ năng
1. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau. Cho biết mỗi chủ ngữ hoặc vị ngữ có cấu tạo như thế nào.
Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.
(Tô Hoài)
Trả lời:
– Chủ ngữ là:
+ Là đại từ “tôi”
+ Là các cụm danh từ: Đôi càng tôi, những cái vuốt ở chân, ở khoeo; Những ngọn cỏ
– Vị ngữ:
+ Là tính từ: mẫm bóng
+ Là động từ: gãy rạp
+ Là cụm động từ: co cẳng lên, đạp phanh phách
+ Là cụm tính từ: cứ cứng dần, nhọn hoắt
2. Đặt ba câu theo yêu cầu sau:
a. Một câu có vị ngữ trả lời Làm gì? để kể lại một việc tốt em hoặc bạn em mới làm được.
b. Một câu có vị ngữ trả lời câu hỏi Như thế nào? để tả hình dáng hoặc tính tình đáng yêu của một bạn trong lớp em.
c. Một câu có vị ngữ trả lời câu hỏi Là gì? để giới thiệu một nhân vật trong truyện em vừa đọc với các bạn trong lớp.
Trả lời:
a. Lan Thanh dỗ em bé nín khóc.
b. Lan Thanh có khuôn mặt rất dễ thương.
c. Sơn Tinh là vị phúc thần tài giỏi phi thường.
3. Chỉ ra chủ ngữ trong mỗi câu em vừa đặt được. Cho biết các chủ ngữ ấy trả lời cho những câu hỏi như thế nào.
Trả lời:
– Câu a: Chủ ngữ Lan Thanh trả lời câu hỏi Làm gì?
– Câu b: Chủ ngữ Lan Thanh trả lời câu hỏi Như thế nào?
– Câu c: Chủ ngữ Sơn Tinh trả lời câu hỏi Là gì?
Soạn văn các thành phần chính của câu ngắn gọn
I. Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu
Câu 1 (trang 92 sgk Ngữ văn 6 tập 2)
Các thành phần câu đã học là: Chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ.
Câu 2 (trang 92 sgk Ngữ văn 6 tập 2)
Chủ ngữ: Tôi.
+ Vị ngữ: đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
+ Trạng ngữ: Chẳng bao lâu.
Câu 3 (trang 92 sgk Ngữ văn 6 tập 2)
– Khi lược bỏ các thành phần câu sẽ trở thành:
+ Chủ ngữ: Chẳng bao lâu, đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
+ Vị ngữ: Chẳng bao lâu, tôi.
+ Trạng ngữ: tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
– Để có một câu văn hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn bắt buộc phải có chủ ngữ và vị ngữ.
– Thành phần trạng ngữ không bắt buộc có trong câu.
II. Vị ngữ
Câu 1 (trang 92 sgk Ngữ văn 6 tập 2)
+ Vị ngữ có thể kết hợp với các từ: đã, được, có, lấy, làm,…
+ Vị ngữ trả lời cho những câu hỏi: Là gì? Thế nào? Làm gì?…
Câu 2 (trang 92 sgk Ngữ văn 6 tập 2)
a. Vị ngữ là: ra đứng cửa hang như mọi khi xem hoàng hôn xuống.
-> Câu có 2 vị ngữ là cụm động từ.
b. Vị ngữ là: nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.
-> Câu 1 vị ngữ là cụm động từ.
c. Vị ngữ 1: là người bạn thân của nông dân Việt Nam.
-> Vị ngữ là cụm danh từ.
– Vị ngữ 2: giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.
-> Vị ngữ là cụm động từ.
III. Chủ ngữ
Câu 1 (trang 93 sgk Ngữ văn 6 tập 2)
Chủ ngữ nêu lên sự vật, hiện tượng; mối quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ là mối quan hệ giữa sự vật, hiện tượng và hành động, đặc điểm, tính chất… của sự vật ấy.
Câu 2 (trang 93 sgk Ngữ văn 6 tập 2)
Chủ ngữ thường trả lời cho câu hỏi Ai?, Con gì?, hoặc Cái gì?
Câu 3 (trang 93 sgk Ngữ văn 6 tập 2)
Phân tích cấu tạo của chủ ngữ ở phần I và II.
– Tôi: đại từ làm chủ ngữ.
– Chợ Năm Căn: cụm danh từ làm chủ ngữ.
– Cây tre: cụm danh từ làm chủ ngữ.
– Tre, nứa, mai, vầu: danh từ làm chủ ngữ.
IV. Luyện tập
Câu 1 (trang 94 sgk Ngữ văn 6 tập 2)
– Chủ ngữ là:
+ Là đại từ “tôi”.
+ Là các cụm danh từ: Đôi càng tôi, những cái vuốt ở chân, ở khoeo; Những ngọn cỏ.
– Vị ngữ:
+ Là tính từ: mẫm bóng.
+ Là động từ: gãy rạp.
+ Là cụm động từ: co cẳng lên, đạp phanh phách.
+ Là cụm tính từ: cứ cứng dần, nhọn hoắt.
Câu 2 (trang 94 sgk Ngữ văn 6 tập 2)
a. Hôm qua, em giúp mẹ nấu cơm và dọn dẹp nhà cửa.
b. Hải là cậu bạn thông minh, hài hước nhất lớp em.
c. Dế Mèn là nhân vật em yêu thích nhất trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.
Câu 3 (trang 94 sgk Ngữ văn 6 tập 2)
a. Chủ ngữ: em trả lời cho câu hỏi: Ai giúp mẹ nấu cơm và dọn dẹp nhà cửa?
b. Chủ ngữ: Hải- trả lời cho câu hỏi: Ai là cậu bạn thông minh, hài hước nhất lớp em.
c. Chủ ngữ: Ai là nhân vật em yêu thích trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.