Soạn bài Câu trần thuật không có từ là, Sau đây, chúng tôi xin mời các thầy cô và những bạn học sinh cùng tham khảo soạn văn 6: Câu trần thuật không có từ là, đây
Sau đây xin mời, quý thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo tài liệu Soạn văn lớp 6: Câu trần thuật không có từ là được Tài Liệu Học Thi đăng tải sau đây.
Tài liệu này sẽ gồm 2 phần chính là: soạn văn chi tiết và soạn văn ngắn gọn. Tài liệu này, đã được đội ngũ chúng tôi biên soạn theo sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 tập 2. Mời tất cả các bạn cùng tham khảo.
Xem Tắt
Soạn văn Câu trần thuật không có từ là đầy đủ
I. Kiến thức cơ bản
A. Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là
1. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau :
a. Phú ông mừng lắm.
(Sọ Dừa)
b. Chúng tôi tụ hội ở góc sân.
(Duy Khán)
Trả lời:
a.
CN: Phú ông
VN: mừng lắm
b.
CN: Chúng tôi
VN: tụ hội ở góc sân
2. Vị ngữ của các câu trên do những từ hoặc cụm từ loại nào tạo thành?
Trả lời:
– Vị ngữ ở câu a do cụm tính từ tạo thành.
– Vị ngữ ở câu b do cụm động từ tạo thành.
3. Chọn những từ hoặc cụm từ phủ định thích hợp cho sau đây điền vào trước vị ngữ của các câu trên : không, không phải, chưa, chưa phải.
Trả lời:
a. Phú ông (không) mừng lắm
b. Chúng tôi (không/chưa) tụ hội ở góc sân
B. Câu miêu tả và câu tồn tại
1. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau :
a. Đằng cuối bãi, hai cậu bé con tiến lại.
b. Đằng cuối bãi, tiến lại hai cậu bé con.
Trả lời: Chủ ngữ và vị ngữ trong từng câu :
a.
– Chủ ngữ : hai cậu bé con
– Vị ngữ : tiến lại
b.
– Chủ ngữ : hai cậu bé con.
– Vị ngữ : tiến lại.
– Ở câu b chủ ngữ đã bị đảo ngược lại đứng sau vị ngữ.
2. Chọn trong hai câu đã dẫn một câu thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn dưới đây. Giải thích vì sao em chọn câu này mà không chọn câu khác.
Ấy là vào đầu mùa hè một năm kia. Buổi sáng, tôi đang đứng ngoài cửa gặm mấy nhánh cỏ non ăn điểm tâm. Bỗng (…) tay cầm que, tay xách cái ống bơ nước. Thấy bóng người, tôi vội lẩn xuống cỏ, chui nhanh về hang.
(Tô Hoài)
Trả lời:
Ở đây ta nên chọn câu b “Đằng cuối bãi, tiến lại hai cậu bé con” sẽ hợp lý hơn vì câu này nhấn mạnh hoạt động tiến lại gần, tạo sự bất ngờ, gay cấn.
II. Rèn luyện kỹ năng
1. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau. Cho biết những câu nào là câu miêu tả và những câu nào là câu tồn tại.
a. Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời.
(Thép Mới)
b. Bên hàng xóm tôi có cái hang của Dế Choắt. Dế Choắt là tên tôi đã đặt cho nó một cách chế giễu và trịnh thượng thế.
(Tô Hoài)
c. Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy.
(Ngô Văn Phú)
Trả lời:
a.
– CN: bóng tre / VN: trùm lên âu yếm làng, bản, xóm thôn => câu miêu tả.
– VN: dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng / CN: mái đình, mái chùa cổ kính. => câu tồn tại.
– CN: Dưới bóng tre xanh, ta / VN: gìn giữ một nền văn hóa lâu đời => câu miêu tả.
b.
– CN: bên hàng xóm tôi có / VN: cái hang của Dế Choắt => câu tồn tại.
– CN: Dế Choắt / VN: là tên tôi đặt cho nó một cách giễu nại và trịch thượng thế => câu miêu tả.
c.
– VN: dưới gốc tre, tua tủa / CN:những mầm măng => câu tồn tại.
– CN: măng / VN: trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy => câu miêu tả.
2. Viết một đoạn văn từ năm đến bảy câu tả cảnh trường em, trong đó có sử dụng ít nhất một câu tồn tại.
Trả lời:
Mới ngày nào còn bỡ ngỡ đứng trước ngôi trường mới, giờ đây ngôi trường đã trở thành ngôi nhà thứ hai thân thiết của em. Bao phủ quanh ngôi trường của em là một màu xanh trong lành, mát mẻ bởi những hàng cây đã được trồng không biết từ bao giờ. Ngoài những dãy lớp học ba tầng thẳng tắp đã nhuốm màu năm tháng là tòa nhà hiệu bộ uy nghiêm tạo thành một tổng thể hài hòa. Nhà trường còn mới xây lại dãy nhà để xe cho giáo viên và học sinh, trông thật khang trang. Khu sân trường rộng rãi cho học trò chúng em thoải mái vui đùa sau những giờ học căng thẳng. Nhưng em vẫn thích nhất sân vận động của trường mình, ở đó chúng em được học những tiết thể dục bổ ích như cầu lông, đá bóng, nhảy xa…
3. Chính tả (nghe – viết) : Cây tre Việt Nam (từ nước Việt Nam xanh đến chí khí như người).
Trả lời: Học sinh tự thực hiện.
Soạn văn Câu trần thuật không có từ là ngắn gọn
I. Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là
Câu 1 (trang 118 sgk Ngữ văn lớp 6 tập 2)
a. Phú ông mừng lắm.
CN VN
b. Chúng tôi tụ hội ở góc sân
CN VN
Câu 2 (trang 119 sgk Ngữ văn lớp 6 tập 2)
– Vị ngữ câu a do cụm tính từ tạo thành.
– Vị ngữ câu b do cụm động từ tạo thành.
Câu 3 (trang 119 sgk Ngữ văn lớp 6 tập 2)
– Phú ông không (chưa) mừng lắm.
– Chúng tôi không tụ hội ở góc sân.
II. Câu miêu tả và câu tồn tại
Câu 1 (trang 119 sgk Ngữ văn lớp 6 tập 2)
a.
TN: Đằng cuối bãi.
CN: hai cậu bé con.
VN: tiến lại.
→ Câu miêu tả.
b. (Cấu trúc đảo ngữ)
TN: Đằng cuối bãi.
VN: tiến lại.
CN: hai cậu bé con.
→ Câu tồn tại.
Câu 2 (trang 119 sgk Ngữ văn lớp 6 tập 2)
Chọn câu “đằng cuối bãi, tiến lại hai cậu bé con”. Vì câu này sẽ nhấn mạnh hành động “tiến lại” của các nhân vật, tạo câu văn có sức lôi cuốn, gây hấn
III. Luyện tập
Câu 1 (trang 120 sgk Ngữ văn 6 tập 2)
Câu | Chủ ngữ | Vị ngữ | Thể loại câu |
Bóng tre trùm lên …thôn. | Bóng tre | chùm lên | Câu miêu tả |
Dưới bóng tre… cổ kính. | Mái đình | thấp thoáng | Câu tồn tại |
Dưới bóng tre xanh… lâu đời. | Ta | gìn giữ | Câu miêu tả |
Bên hàng xóm… Dế Choắt. | Cái hang của Dế Choắt | bên hàng xóm tôi | Câu tồn tại |
Dế Choắt là… trịnh thượng thế. | Dế Choắt | là tên tôi đặt | Câu miêu tả |
Dưới gốc tre… mầm măng. | Những mầm măng | tua tủa | Câu tồn tại |
Măng trồi… trỗi dậy. | Măng | trồi lên nhọn hoắt | Câu miêu tả |
Câu 2 (trang 120 sgk Ngữ văn 6 tập 2)
Nhà ngoại em có nuôi một chú chó đặt tên là Sam. Ai nhìn Sam cũng rất yêu thích bởi chú có bộ lông trắng mượt và dày, đôi mắt tinh nhanh và rất nhanh nhẹn. mỗi lần em sang chơi chú đều vui mừng quấn quýt quanh chân em ngay chỗ cổng nhà ngoại. chú rất nhanh nhẹn và thông minh. Có một lần nhà ngoại em ngủ trưa, sơ ý lại không khóa cửa, tên trộm kia định đột nhập vào nhà để lấy trộm thì dường như bị Sam phát hiện. nghe tiếng sửa của Sam khiến hai bà cháu giật mình tỉnh giấc thì thấy Sam đang cắn một người đàn ông lạ bịt mặt, hai bà cháu liền hô toáng gọi mọi người đến. cũng nhờ chú mà bắt được tên trộm của khu phố bấy lâu nên Sam càng được yêu quý hơn.
Câu 3 (trang 120 sgk Ngữ văn lớp 9 tập 2)
Học sinh tự thực hiện.