Soạn bài Cây tre Việt Nam, Download.com.vn, xin giới thiệu đến tất cả các bạn soạn văn lớp 6: Cây tre Việt Nam, đây là tài liệu vô cùng hữu ích giúp cho mọi người
Hôm nay, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu đến tất cả các bạn tài liệu soạn văn 6: Cây tre Việt Nam, đây là tài liệu vô cùng hữu ích được chúng tôi đăng tải tại đây.
Chúng tôi hy vọng rằng với soạn văn đầy đủ và soạn văn ngắn gọn, thì sẽ giúp cho việc chuẩn bị nội dung bài học trước khi đến lớp của mọi người sẽ trở nên dễ dàng hơn. Sau đây chúng tôi, xin mời tất cả các bạn cùng tham khảo tài liệu soạn văn lớp 6: Cây tre Việt Nam.
Xem Tắt
Soạn văn Cây tre Việt Nam đầy đủ
I. Một vài nét về tác giả
Thép Mới tên khai sinh là Hà Văn Lộc, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1925 tại thành phố Nam Định. Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, và Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957). Ông tham gia cách mạng từ trước năm 1945, trải qua nhiều công tác và chức vụ quan trọng: Phó Tổng biên tập báo Nhân dân, Tổng biên tập báo Giải phóng, Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa I và II. Ông đã được tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì và nhiều huân chương khác. Ông mất ngày 28/8/1991 tại thành phố Hồ Chí Minh.
“Nói đến Thép Mới người ta thường nghĩ anh là một nhà báo, một nhà báo lớn được công chúng mến mộ, được bạn bè đồng nghiệp trong và ngoài nước đánh giá cao… Nhưng Thép Mới còn là một nhà văn hay đúng hơn là nhà báo đậm chất văn trong tư duy sáng tạo, trong cách diễn đạt và sử dụng ngôn từ… Chất lăn toát ra từ tâm hồn, suy nghĩ đến cách viết đã thấm đượm trong nội dung tận văn cần chuyển tải… Văn phong và tâm huyết của Thép Mới gắn liền với một thời hào sáng nhất của làng báo và làng văn cách mạng nước ta”. (Trích “Ngọn lửa trong ngòi bút Thép Mới” của Lê Quang Trang, báo Văn nghệ số 37 ngày 14 tháng 9 năm 1991).
Các tác phẩm chính: “Cây tre Việt Nam” (thuyết minh phim, 1958); “Hiên ngang Cu Ba” (bút ký, 1962); “Điện Biên Phủ, một danh từ Việt Nam” (bút bi, 1965); “Trường Sơn hùng tráng” (bút bí, 1967), “Nguyễn Ái Quốc đến với Lê Nin” (thuyết minh phim, 1980); “Đường về Tổ quốc” (thuyết minh phim, 1980).
II. Kiến thức cơ bản về tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
Bài “Cây tre Việt Nam” sáng tác năm 1955, là lời bình cho bộ phim cùng tên của nhà điện ảnh Ba Lan. Bộ phim thông qua hình ảnh cây tre, bộ phim thể hiện vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam, ca ngợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta.
2. Bố cục
– Phần 1 (từ đầu đến “chí khí con người”): Giới thiệu chung về cây tre.
– Phần 2 (tiếp đó đến “tiếng hát giữa trời của trúc, của tre”): Sự gắn bó của cây tre với con người trong lao động sản xuất và chiến đấu.
– Phần 3 (còn lại): Tre vẫn còn mãi với đất nước trong tương lai.
3. Tóm tắt tác phẩm
Cây tre là người bạn thân thiết của con người Việt Nam bao đời. Tre mộc mạc, nhũn nhặn, dẻo dai, cứng cáp. Tre bao trùm, che chắn cho làng xóm, quê hương. Tre vừa là nguồn vui cho tuổi thơ bao thế hệ đi qua. Là người bạn năm tháng kháng chiến gian khổ cùng dân tộc. Tre gắn với khúc nhạc làng quê thanh bình. Như con người Việt Nam, Tre là biểu tượng của đức tính ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm.
4. Đọc – Hiểu văn bản
a. Giới thiệu khái quát về cây tre
– Là người bạn thân của nông dân, nhân dân Việt Nam.
– Đặc điểm của cây tre:
+ Vào đâu tre cũng sống, cũng xanh tốt.
+ Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn.
+ Tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.
→ Nghệ thuật nhân hóa.
→ Tre thanh cao, giản dị, chí khí như con người.
b. Sự gắn bó của cây tre với con người trong lao động sản xuất và trong chiến đấu
– Trong lao động, sản xuất:
+ Tre trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn.
+ Dưới bóng tre, giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.
+ Tre là cánh tay của người nông dân.
+ Tre vất vả mãi với người: cối xay tre nặng nề quay.
+ Tre là người nhà, khăng khít với đời sống hằng ngày.
+ Tre buộc chặt những tình cảm chân quê.
+ Tre là niềm vui của tuổi thơ, của người già.
+ Tre chung thủy.
– Trong chiến đấu: tre là tất cả, tre là vũ khí – tre xung phong vào xe tăng, đại bác, tre giữ làng, giữ nước, tre hi sinh để bảo vệ con người.
→ Tre gần gũi, gắn bó với đời sống con người.
c. Vị trí của tre đối với đất nước trong tương lai
– Tre vẫn còn nguyên vị trí trong tương lai khi đất nước đi vào công nghiệp hóa: tre vẫn là bóng mát, tre mang khúc nhạc tâm tình,….
– Tre mang những đức tính của người hiền, là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.
5. Giá trị nghệ thuật
– Sử dụng chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng.
– Sử dụng rộng rãi và thành công phép nhân hóa.
– Lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu.
6. Giá trị nội dung
– Cây tre là người bạn thân thiết, lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
Soạn văn Cây tre Việt Nam ngắn gọn
I. Trả lời câu hỏi trong sgk
Câu 1 (trang 99 sgk Ngữ văn 6 tập 2)
Đại ý của bài văn: sự gắn bó thân thiết và lâu đời của cây tre và con người Việt Nam trong đời sống, sản xuất, chiến đấu. Cây tre sẽ đồng hành với người Việt Nam đi tới tương lai.
Bố cục:
– Đoạn 1: Từ đầu đến Tiếng hát giữa trời cao của trúc, của tre: Cây tre là bạn thân của người nông dân và nhân dân Việt Nam.
– Đoạn 2: Còn lại: Vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nước ta đi vào công nghiệp hóa. Tre là biểu tượng cho dân tộc Việt Nam.
Câu 2 (trang 99 sgk Ngữ văn 6 tập 2)
a. Hình ảnh, chi tiết thể hiện sự gắn bó là:
-Trẻ ở khắp nơi làng quê Việt
– Bóng tre là nơi duy trì vào sinh hoạt văn hoá lâu đời
-Tre là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ
– Tre đi cùng với nhân dân trong kháng chiến
b. Hình ảnh nhân hoá có tác dụng làm tăng thêm tính gần gũi, thân quen của trẻ với nhân dân. Đồng thời là phẩm chất ngay thẳng, cống hiến hết mình của tre đối với nhân dân, đất nước.
Câu 3 (trang 99 sgk Ngữ văn 6 tập 2)
Ở đoạn cuối, tác giả hình dung vị trí của cây tre khi đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa. Khi đó, sắt, thép và xi măng cốt sắt sẽ dần dần trở nên quen thuộc, sẽ thay thế một phần cho tre nứa. Tuy vậy, nứa tre cũng vẫn còn mãi. Nứa tre vẫn làm bóng mát, làm cổng chào, và hóa thân vào âm nhạc, vào nét văn hóa trong chiếc đu ngày xuân dướn lên bay bổng.
Câu 4 (trang 99 sgk Ngữ văn 6 tập 2)
– Bài văn miêu tả cây tre với vẻ đẹp, phẩm chất: thanh cao, giản dị, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, chí khí, bất khuất.
– Ca ngợi phẩm chất cây tre cũng chính là ca ngợi đức tính, phẩm chất con người, dân tộc Việt Nam.
II. Luyện tập
Câu hỏi bài tập trang 100 sgk Ngữ văn 6 tập 2
– Tục ngữ: tre già măng mọc.
– Ca dao: Ví cầu cầu ván đóng đinh/Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi.
– Thơ: Ở đâu tre cũng xanh tươi/Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu! (Nguyễn Duy).
– Truyện: Thánh Gióng, Cây tre trăm đốt.