Soạn bài Cha con nghĩa nặng, Tài Liệu Học Thi sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 11: Cha con nghĩa nặng, đến các bạn học sinh ngay sau đây.
Cha con nghĩa nặng là tác phẩm sẽ được hướng dẫn đọc thêm trong chương trình Ngữ văn lớp 11.
Chính vì vậy, Tài Liệu Học Thi sẽ giới thiệu bài Soạn văn 11: Cha con nghĩa nặng, mời bạn đọc tham khảo sau đây.
Soạn bài Cha con nghĩa nặng
I. Tác giả
– Hồ Biểu Chánh (1885 – 1958), tên thật là Hồ Văn Trung.
– Quê ở làng Bình Thành (nay là xã Thành Công, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang).
– Thử nhỏ học chữ Nho, sau đó được học chữ quốc ngữ, ông từng làm công chức ở nhiều địa phương.
– Năm 1909, Hồ Biểu Chánh sáng tác U tình lục – là tác phẩm đầu tay được viết bằng thơ lục bát.
– Các tác phẩm của ông thuộc nhiều thể loại, nhưng thành công hơn cả là ở lĩnh vực tiểu thuyết, với 64 cuốn tiểu thuyết mang đậm dấu ấn tính cách và cuộc sống của con người Nam Bộ.
– Hồ Biểu Chánh là một trong những nhà văn đầu tiên đặt nền móng cho sự xuất hiện và phát triển tiểu thuyết hiện đại Việt Nam.
– Một số tác phẩm:
- Thơ: U tình lục (1909)…
- Hồi ký: Ký ức cuộc đi Bắc Kỳ (1941), Mấy ngày ở Bến Súc (1944)…
- Truyện ngắn: Chuyện trào phúng tập I, II (Sài Gòn, 1935), Chuyện lạ trên rừng (Bến Súc, 1945)…
- Tiểu thuyết: Cay đắng mùi đời (Sài Gòn, 1923, phỏng theo Không Gia đình của Hector Malot), Cha con nghĩa nặng (1929), Con nhà nghèo (1930)…
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
– “Cha con nghĩa nặng” là tác phẩm thứ 15 của Hồ Biểu Chánh, xuất bản năm 1929.
– Đoạn trích trong SGK thuộc chương IX, kể lại sự việc Sửu bỏ đi sau khi về thăm con, thằng Tí chạy theo, hai cha con gặp lại nhau trên cầu Mê Tức.
2. Tóm tắt
Trần Văn Sửu là một người nông dân hiền lành, lại chăm chỉ. Sửu lấy thị Lựu sinh được ba người con: Tí, Quyên và Sung. Sửu hết mực yêu thương vợ con nhưng vợ Sửu lại có tính xấu. Một hôm, Sửu bắt gặp vợ mình ngoại tình với hương hào Hội. Thị Lưu không những không hối cải, mà còn để cho nhân tình chạy thoát. Trong lúc tức giận, Sửu không may xô ngã vợ, khiến vợ chết ngay tại chỗ. Sửu bỏ trốn, còn mọi người tưởng anh đã nhảy xuống sông tự tử. Anh em Tí về ở với ông ngoại. Sung ốm chết, còn Quyên và Tí thì đi ở cho bà Hương quản Tồn, được bà yêu thương và gây dựng gia đình cho. Sau nhiều năm trốn tránh, Sửu lẻn về thăm con nhưng rồi sợ liên lụy tới con lên đã định nhảy sông tự tự. Nhưng lại gặp lại thằng Tí, hai cha con gặp gỡ bịn rịn không nỡ rời. Sau đó, Trần Văn Sửu được xóa án, cha con đoàn tụ.
3. Bố cục
Gồm 2 phần:
- Phần 1. Từ đầu đến “chết đặng hết buồn rầu cực khổ nữa”: Tâm trạng tuyệt vọng của Trần Văn Sửu trên cầu Mê Tức.
- Phần 2. Còn lại. Cuộc gặp gỡ cảm động của hai cha con.
III. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Đọc kĩ đoạn trích, gắn phần tóm tắt truyện ở trên với diễn biến sự việc trong đoạn trích thành một mạch truyện xuyên suốt.
Trần Văn Sửu là một người nông dân hiền lành, lại chăm chỉ. Sửu lấy thị Lựu sinh được ba người con: Tí, Quyên và Sung. Sửu hết mực yêu thương vợ con nhưng vợ Sửu lại có tính xấu. Một hôm, Sửu bắt gặp vợ mình ngoại tình với hương hào Hội. Thị Lưu không những không hối cải, mà còn để cho nhân tình chạy thoát. Trong lúc tức giận, Sửu không may xô ngã vợ, khiến vợ chết ngay tại chỗ. Sửu bỏ trốn, còn mọi người tưởng anh đã nhảy xuống sông tự tử. Anh em Tí về ở với ông ngoại. Sung ốm chết, còn Quyên và Tí thì đi ở cho bà Hương quản Tồn, được bà yêu thương và gây dựng gia đình cho. Sau nhiều năm trốn tránh, Sửu lẻn về thăm con nhưng rồi sợ liên lụy tới con lên đã định nhảy sông tự tự. Nhưng lại gặp lại thằng Tí, hai cha con gặp gỡ bịn rịn không nỡ rời. Sau đó, Trần Văn Sửu được xóa án, cha con đoàn tụ.
Câu 2. Phân tích, làm rõ tĩnh nghĩa cha con trong đoạn trích.
* Tình cha với con:
– Suốt mười mấy năm trốn tránh, Trần Văn Sửu vẫn nhớ về các con.
– Không ngại nguy hiểm, trốn về thăm con.
– Khi được cha vợ cho biết các con đều ổn định và hạnh phúc, Trần Văn Sửu vô cùng sung sướng, mãn nguyện: “Miễn là con được sung sướng”; “ Bây giờ mình còn sống nữa làm gì. Bấy lâu nay mình lăn lóc chịu cực khổ mà sống, ấy là vì thương con…”.
– Gặp lại thằng Tí: “cảm động đến mất trí khôn, đứng xui xị xui lơ, không nói được chi hết”.
– Anh còn có ý định tự tử vì sợ liên lụy tới cuộc sống các con.
=> Trần Văn Sửu là một người cha yêu thương con, sống vì con.
* Tình con với cha:
– Tình cờ nghe được cuộc trò chuyện của cha và ông ngoại, Tí hiểu ra và càng thêm trân trọng cha.
– Lo lắng cho cha: Sẵn sàng bỏ cả hạnh phúc sắp đến để đuổi theo cha: “Thằng Tí chạy riết lại nắm tay cha! Cha chạy đi đâu dữ vậy? …”
– Nhất quyết đi theo để lo cho cha: “Đi theo đặng làm mà nuôi cha, chừng nào cha chết rồi con sẽ về…”.
=> Tí là người con hiểu chuyện, hiếu thảo.
Câu 3. Để thể hiện chủ đề cha con nghĩa nặng, tác giả đã tạo ra những tình huống nghệ thuật có kịch tính cao. Hãy tìm hiểu và làm rõ tình huống giàu kịch tính đó.
– Tình huống đặt ra căng thẳng: Cuộc đối thoại của hai cha con sau mười mấy năm xa cách. Tí bày tỏ mong muốn đưa cha về nhà. Nhưng người cha nói rằng nếu trở về sẽ bị làng bắt, sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc của anh em Tí. Điều đó khiến nhân vật Tí phân vân, mâu thuẫn: “Bây giờ biết làm sao?”.
– Cách giải quyết của Tí vô cùng cảm động, đó là sẵn sàng hy sinh hạnh phúc của mình: “Bây giờ một mình cha nghèo khổ, vậy con phải làm mà nuôi cha chứ”.
=> Thể hiện tình cảm cha con thiêng liêng, sâu sắc.
Câu 4. Qua nhân vật Trần Văn Sửu và thằng Tí, hãy nêu lên vài cảm nhận về tính cách con người Nam Bộ.
Qua nhân vật Trần Văn Sửu và thằng Tí, có thể cảm nhận về tính cách con người Nam Bộ: trọng tình nghĩa, thẳng thắn bộc trực và không chịu khuất phục trước hoàn cảnh.
Câu 5. Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện, miêu tả nhân vật, sử dụng ngôn ngữ trong đoạn trích.
- Nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn.
- Nhân vật hiện lên gần gũi, giản dị.
- Ngôn ngữ đậm chất Nam bộ.
- Tình huống nghệ thuật giàu kịch tính, hấp dẫn.
Tổng kết:
- Nội dung: Đoạn trích đã cho thấy tình cảm phụ tử thiêng liêng, sâu nặng.
- Nghệ thuật: nghệ thuật kể chuyện sinh động, ngôn ngữ đậm chất Nam bộ…