Soạn bài Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng, Tài Liệu Học Thi xin được giới thiệu tài liệu Soạn văn 6: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng giúp cho học sinh chuẩn bị bài một cách đầy
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là một trong những văn bản hướng dẫn đọc thêm trong chương trình Ngữ Văn lớp 6 tập Một. Khi học văn bản này, học sinh thường phải chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu tài liệu Soạn văn 6: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng, kính mời quý bạn đọc cùng tham khảo.
Xem Tắt
Soạn văn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng chi tiết
I. Đôi nét về tác phẩm
1. Tóm tắt
Từ rất lâu, cô Mắt cậu Chân, cậu Tay, bác Tai và lão Miệng vẫn sống với nhau rất thân thiết. Nhưng vì Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai vì ghen tị với lão Miệng chỉ ăn mà không làm gì cả nên bàn nhau để mặc lão Miệng, không cho lão ăn gì nữa. Mặc cho lão Miệng rất lấy làm ngạc nhiên và sửng sốt, cả bọn vẫn kéo nhau ra về. Từ đó, cô Mắt cậu Chân, cậu Tay, bác Tai không lầm gì cả. Chỉ vài ngày sau, cả bọn đã thấy mệt mỏi rã rời, không ai làm được việc gì nữa. Đến ngày thứ bảy thì không ai còn chịu nổi. Bác Tai là người nhận ra sai lầm đầu tiên: lão Miệng không đi làm nhưng lão có công việc là nhai. Bác yêu cầu tất cả đến nói chuyện lại với lão Miệng. Sau khi lão Miệng ăn xong ai nấy đều khỏe trở lại. Từ đó lão Miệng, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai lại sống hoà thuận, ai làm việc nấy, không ai còn ghen tị với ai nữa.
Xem thêm tại Tóm tắt truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
2. Bố cục
Gồm 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “kéo nhau ra về”. Chân, Tay, Tai, Mắt ghen tị với lão Miệng và quyết định không làm việc nữa.
- Phần 2: Tiếp theo đến “họp nhau lại để bàn bạc”. Hậu quả của quyết định không làm việc.
- Phần 3. Còn lại. Cách giải quyết hậu quả.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Chân, Tay, Tai, Mắt ghen tị với lão Miệng và quyết định không làm việc nữa
– Hoàn cảnh:
Từ lâu, cô Mắt cậu Chân, cậu Tay, bác Tai và lão Miệng vẫn sống với nhau rất thân thiết.
Bỗng một hôm cô Mắt than thở với cậu Chân, cậu Tay rằng mình làm việc mệt nhọc, còn lão Miệng chỉ ngồi ăn không.
– Họ quyết định kéo nhau đến nhà lão Miệng và thông báo cho Lão sẽ không làm việc nữa.
2. Hậu quả của quyết định
– Cậu Chân, cậu Tay: “không còn muốn cất mình lên để chạy nhảy, vui đùa như trước”
– Cô Mắt: “ngày cũng như đêm lúc nào cũng lờ đờ, thấy hai mi nặng trĩu như buồn ngủ mà ngủ thì không được”
– Bác Tai: “nghe tiếng gì cũng không rõ, thấy lúc nào cũng ù ù như xay lúa ở trong”
=> Cả bọn lừ đừ, mệt mỏi và không thể chịu được nữa.
3. Cách giải quyết
– Bác Tai nhận ra vấn đề: lão Miệng không đi làm nhưng lão có công việc là nhai. Bác yêu cầu tất cả đến nói chuyện lại với lão Miệng.
– Cả bọn kéo đến nhà lão Miệng thì thấy lão: nhợt nhạt cả hai môi, hai hàm thì khô như rang, không buồn nhếch mép.
– Cậu Chân, cậu Tay đi tìm thức ăn, cô Mắt bác Tai vực lão miệng dậy.
– Lão miệng ăn xong thì dần tỉnh lại, còn cả bọn cũng thấy khoan khoái như trước.
– Từ đó, lão Miệng, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai lại sống hoà thuận như trước, ai làm việc nấy, không ai còn ghen tị với ai nữa.
=> Tổng kết: Truyện nêu ra bài học rằng trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau gắn bó với nhau để cùng tồn tại.
Soạn Văn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng ngắn gọn
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Vì sao cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai lại so bì với lão Miệng?
Vì:
– Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai đều cho rằng họ phải làm việc vất vả để nuôi lão Miệng.
– Còn lão Miệng thì chẳng phải làm gì cả mà chỉ ngồi ăn không
=> Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai cảm thấy ghen tị, bất bình khi bản thân phải làm việc mệt nhọc để cho lão Miệng hưởng lợi.
Câu 2. Truyện mượn các bộ phận cơ thể để nói chuyện con người. Có thể ví cơ thể người như một tổ chức, một cộng đồng… Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là những cá nhân trong tổ chức, cộng đồng nào đó. Từ mối quan hệ này, truyện nhằm khuyên nhủ điều gì?
Bài học khuyên nhủ: Truyện nêu ra bài học rằng trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau gắn bó với nhau để cùng tồn tại, do đó phải biết hợp ác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.
II. Luyện tập
Hãy nhắc lại định nghĩa truyện ngụ ngôn và nêu tên gọi những truyện ngụ ngôn đã học.
Gợi ý:
– Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn truyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
– Những truyện ngụ ngôn đã học
- Ếch ngồi đáy giếng
- Thầy bói xem voi
- Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng