Soạn bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu cho bạn đọc bài soạn văn lớp 6: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự. Tài liệu trên sẽ giúp
Hiện nay, quỹ thời gian học trên lớp khá hạn hẹp nên đối với môn Ngữ Văn lớp 6 học sinh thường phải chuẩn bị bài trước ở nhà để có tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất.
Tài Liệu Học Thi xin cung cấp là tài liệu học tập Soạn văn 6: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự, hi vọng tài liệu này có thể giúp ích cho học sinh trong việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Soạn văn Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
I. Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
1. Đọc bài văn sau đây để trả lời câu hỏi:
– Đọc bài văn trong SGK.
2. Câu hỏi:
a. Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị thuốc cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi đã nói lên phẩm chất gì của người thầy thuốc?
Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị thuốc cho chú bé con trong nhà nông dân bị gãy đùi đã nói lên ông là một người thầy thuốc có tấm lòng lương thiện, không phân biệt giàu nghèo. Ông đã làm đúng trách nhiệm của một người thầy thuốc, thấy ai bị nguy hiểm hơn thì cứu chữa trước.
b. Chủ đề là vấn đề chủ yếu, là ý chính mà người muốn kể thể hiện trong văn bản. Vậy chủ đề của câu chuyện trên có phải là ca ngợi lòng thương người của Tuệ Tĩnh không? Em hãy tìm xem chủ đề của bài văn được thể hiện trực tiếp trong những câu văn nào? Hãy gạch dưới câu văn đó.
– Chủ đề của câu chuyện: Thái độ hết lòng cứu giúp người bệnh của nhà danh y lỗi lạc Tuệ Tĩnh.
– Câu văn thể hiện chủ đề: “hết lòng thương yêu, cứu giúp người bệnh” , “người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn, sao ông lại nói chuyện ơn huệ”.
c. Tên nhan đề của bài văn thể hiện chủ đề của bài văn. Cho các nhan đề như trong SGK, hãy chọn nhan đề nào thích hợp và nêu lí do:
– Nhan đề có thể lựa chọn: (2): Tấm lòng thương người của thầy Tuệ Tĩnh. Nhan đề trên đã nêu bật chủ đề của văn bản đó là lòng thương người của Tuệ Tĩnh.
– Tên khác cho tác phẩm: Một tấm lòng cao quý, Người thầy thuốc hết lòng, Y đức của người thầy thuốc Tuệ Tĩnh…
d. Các phần mở bài, thân bài, kết bài trên đây thực hiện những yêu cầu gì của bài văn tự sự?
– Mở bài: Giới thiệu về nhà danh y lỗi lạc đời Trần Tuệ Tĩnh.
– Thân bài: Công việc và phẩm chất cao đẹp của Tuệ Tĩnh.
– Kết bài: Ca ngợi tấm lòng trách nhiệm của Tuệ Tĩnh.
=> Tổng kết:
– Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản
– Dàn bài bài văn tự sự thường gồm ba phần:
- Phần mở bài: giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.
- Phần thân bài: kể về diễn biến của sự việc.
- Phần kết bài: kể về kết thúc của sự việc.
II. Luyện tập
Bài 1. Đọc truyện sau đây và trả lời câu hỏi?
a. Chủ đề của truyện này nhằm biểu dương và chế giễu điều gì? Sự việc nào thể hiện tập trung cho chủ đề?
– Chủ đề: Tố cáo tên quan tham lam và ca ngợi lòng trung thực, không ham của cải của người nông dân.
– Sự việc thể hiện tập trung cho chủ đề: “Xin bệ hạ hãy thưởng cho hạ thần năm mươi roi, hạ thần không muốn gì hơn cả. Chỉ có điều là hạ thần đã đồng ý chia cho viên quan đã đưa thần vào đây một nửa số phần thưởng của bệ hạ. Vậy xin bệ hạ hãy thưởng cho mỗi người hai mươi nhăm roi”.
=> Qua câu nói của người nông dân ta thấy được sự trung thực, thẳng thắn và không ham của cải của ông ta. Đồng thời bộ mặt của tên quan tham lam, vụ lợi đã bị vạch trần một cách hài hước.
b. Hãy chỉ ra ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài
– Mở bài: Từ “một người nông dân… nhà vua”. Giới thiệu trực tiếp sự việc.
– Thân bài: Từ “Ông ta…hai mươi nhăm roi”. Diễn biến câu chuyện.
– Kết bài: Còn lại. Kết quả của sự việc.
c. Truyện này với truyện Tuệ Tĩnh có gì giống và khác nhau về bố cục và chủ đề?
– Giống nhau: về bố cục, đều cấu tạo gồm ba phần (mở bài, thân bài, kết bài).
– Khác nhau: về chủ đề.
- Truyện Tuệ Tĩnh: Thái độ hết lòng cứu giúp người bệnh của nhà danh y lỗi lạc Tuệ Tĩnh.
- Truyện Phần thưởng: Tố cáo tên quan tham lam và ca ngợi sự trung thực, không ham của cải của người nông dân.
d. Sự việc trong thân bài thú vị ở chỗ nào?
Sự việc trong thân bài thú vị nhất ở chỗ: Khi người nông dân vào gặp được vua và được ban thưởng, lại đòi được thưởng năm mươi roi để chia một nửa số roi cho viên quan. Thông thường, khi được thưởng, ai cũng muốn được thưởng một món đồ quý giá hãy những lời khen… đều là những thứ tốt đẹp. Nhưng ở đây, người nông dân muốn được thưởng năm mươi cái roi – vốn là dùng để phạt. Chính sự trái ngược này khiến cho câu chuyện trở nên hài hước, thú vị.
Bài 2. Đọc lại các bài Sơn Tinh Thủy Tinh và sự tích Hồ Gươm xem cách mở bài đã giới thiệu được rõ câu chuyện sắp xảy ra chưa và kết bài đã kết thúc câu chuyện như thế nào?
– Sơn Tinh Thủy Tinh:
- Mở bài: Nêu thời gian, hoàn cảnh lịch sử diễn ra các sự việc trong thân bài (Hùng Vương thứ mười tám kén rể cho con gái Mị Nương, Sơn Tinh Thủy Tinh đến cầu hôn)
- Kết bài: Kết quả của sự việc xảy ra trong thân bài (Thủy Tinh thua cuộc), qua đó nêu ra ý nghĩa câu chuyện (lý giải hiện tượng lũ lụt ở nước ta).
– Sự tích Hồ Gươm:
- Mở bài: Giới thiệu thời gian, hoàn cảnh của câu chuyện (giặc Minh đô hộ, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn).
- Kết bài: Kết quả của sự việc trong thân bài (đánh thắng quân Minh, trả lại gươm thần) và lý giải tên gọi (Hồ Hoàn Kiếm hay Hồ Gươm).
=> Như vậy, phần mở bài của hai truyền thuyết trên đều giới thiệu được nhân vật và sự kiện mở đầu, còn phần kết bài đã đưa ra được kết quả của câu chuyện. Ngoài ra kết bài còn mở rộng ra lý giải ý nghĩa của câu chuyện đó.
* Bài tập ôn luyện: Đọc lại truyện Con Rồng cháu Tiên, xác định phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Em có nhận xét gì về bố cục của văn bản trên?
Gợi ý:
– Bố cục:
- Mở bài: Từ đầu đến “cung điện Long Trang.” Giới thiệu về nguồn gốc của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Thân bài: Tiếp theo đến “rồi chia tay nhau lên đường”. Cuộc sống của Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng với cuộc chia tay lịch sử.
- Kết bài: Còn lại. Việc thành lập nước Văn Lang và nguồn gốc ra đời của dân tộc Việt Nam.
– Nhận xét: Bố cục của Con Rồng cháu Tiên phù hợp với bố cục của một văn bản tự sự:
- Phần mở bài giới thiệu được hai nhân vật chính là Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Thân bài đã xây dựng diễn biến sự việc: Âu Cơ mang thai và đẻ ra bọc trăm trứng. Bọc trăm trứng nở ra một trăm người con. Cuộc chia tay của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Kết bài nêu ra kết quả: Đất nước Văn Lang được thành lập. Và nêu ý nghĩa của câu chuyện: giải thích nguồn gốc của dân tộc Việt Nam.