Soạn bài Chương trình địa phương (phần Văn, trang 141), Sau đây, Tài Liệu Học Thi sẽ giới thiệu bài Soạn văn 8: Chương trình địa phương (phần Văn, trang 141), mời bạn
Trong chương trình Ngữ Văn lớp 8, học sinh sẽ được tìm hiểu những về kiến thức văn học xoay quanh địa phương của mình.
Tài Liệu Học Thi sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Chương trình địa phương (phần Văn, trang 141), được đăng tải dưới đây.
Soạn bài Chương trình địa phương (phần Văn) – Mẫu 1
Câu 1. Lập bảng danh sách các nhà văn, nhà thơ quê ở thành phố, tỉnh (hoặc quận, huyện) nơi em đang sinh sống theo trình tự: họ tên, bút danh (nếu có), năm sinh, năm mất (nếu đã mất) và tác phẩm chính. Chú ý: chỉ thống kê những tác giả sinh có sáng tác trước năm 1975.
Họ tên |
Bút danh |
Năm sinh – năm mất |
Tác phẩm chính |
Nguyễn Đình Lễ |
Thế Lữ |
1907 – 1989 |
Mấy vần thơ (tập thơ, 1935), Vàng và máu (truyện, 1934)… |
Nguyễn Tuân |
Nhất Lang, Thanh Thủy… |
1910 – 1987 |
Vang bóng một thời (1940), Sông Đà (1960), Cô Tô (1965)… |
Nguyễn Huy Tưởng |
1912 – 1960 |
Đêm hội Long Trì (tiểu thuyết, 1942), Vũ Như Tô (kịch, 1941)… |
|
Nguyễn Đình Thi |
1924 – 2003 |
Xung kích (văn xuôi, 1951), Đất nước (thơ) |
|
Nguyễn Sen |
Tô Hoài |
1920 – 2014 |
Đề Mèn phiêu lưu kí (1941), Truyện Tây Bắc (1953)…. |
Câu 2. Sưu tầm và chép lại một bài thơ hoặc một bài văn (khoảng vài trang có thể là đoạn trích) mà em thấy hay viết về phong cảnh thiên nhiên, con người, sinh hoạt văn hóa, truyền thống lịch sử của quê hương em.
Gợi ý:
* Văn xuôi:
– Tác phẩm “Một thứ quà của lúa non: Cốm”, trong tập tùy bút “Hà Nội băm sáu phố phường” của nhà văn Thạch Lam (1943). Đây là tập sách chủ yếu viết về những món ăn và sự gắn bó giữa ẩm thực với đời sống văn hoá xã hội của người Hà Nội.
– Nội dung tác phẩm:
Cơn gió mùa thu hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúc càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.
Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được, người ta gặt mang về. Rồi đến một loạt cách chế biến, những cách thức làm, truyền tự đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn, các cô gái Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy. Tất nhiên là nhiều nơi cũng biết cách thức làm cốm, nhưng không có đâu làm được cốm dẻo, thơm và ngon được ở làng Vòng, gần Hà Nội. Tiếng cốm Vòng đã lan khắp tất cả ba kỳ, và đến mùa cốm, các người ở Hà Nội 36 phố phường vẫn thường ngóng trông cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ, với cái dấu hiệu đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng …
Cốm là thức quà đặc biệt riêng của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam. Ai nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà siêu tết? Không có gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi… Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền. (Thật đáng tiếc khi chúng ta thấy những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần, và những thức quý của đất mình thay dần bằng những thức bóng bẩy hào nháng và thô kệch bắt chước nước ngoài: những kẻ mới giàu vô học có biết đâu thưởng thức được những vẻ cao quý kín đáo và nhũn nhặn?)
Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một, còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may chút bụi nào. Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve… Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm.
* Thơ:
Hàng Buồm chẳng còn cánh buồm
Thuyền đậu nơi nào em đến
Sông Hồng cách xa biền biệt
Bãi ngô cát trắng mùa xuân.
Hàng Chuối
Đâu còn có chuối
Vài cây cơm nguội trăm tuổi
Lác đác những chú chim sâu.
Hàng Nâu
Rồi sang hàng Lược
Lược chải tóc em ngày xưa.
Áo trắng tóc dài trên phố.
Hương chanh hương cốm mùa thu.
Hàng Đào hoa đào mấy độ?
Hàng Bạc tìm thợ làm vàng.
Hàng Cót rẽ về hàng Than.
Hàng Da em tìm giầy dép.
Hàng Nón nón trắng dập dờn
Hàng Bông nào còn bông vải
Hàng Gai đàn ai đêm tối
Văng vẳng mấy giọng hát đào
Hàng Mã chợ hoa ngày Tết
Hoa hồng đào thế Nhật Tân.
Run run rét về trong mắt
Mê hồn những sắc những hoa
Ta yêu mái nhà phố Phái
Nguệch ngoạc đơn sơ tài hoa.
Ta yêu hàng cây bờ cỏ
Tháp Bút viết suốt ngàn năm.
Hồ Gươm Rùa vàng đã nổi
Mùa xuân em có về không?
Ba sáu phố phường Hà Nội.
(Thái Thăng Long, Ba mươi sáu phố phường)
Soạn bài Chương trình địa phương (phần Văn) – Mẫu 2
Câu 1.
Họ tên |
Bút danh |
Năm sinh – năm mất |
Tác phẩm chính |
Bế Kiến Quốc |
Thế Lữ |
1949 |
Những dòng sông chung (1979), Chú ngựa mã sao (1979), Dòng suối thần kì (1984)… |
Phan Thị Thanh Nhàn |
1943 |
Tháng giêng hai (1970), Hương thầm (1973), Chân dung người chiến thắng 1977)… |
Câu 2.
“Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”
(Đất nước, Nguyễn Đình Thi)
“Hà Nội có chong chóng
Cứ tự quay trong nhà
Không cần trời thổi gió
Không cần bạn chạy xa”
…
(Hà Nội, Trần Đăng Khoa)