Soạn bài Con hổ có nghĩa, Tài Liệu Học Thi xin được giới thiệu tài liệu Soạn văn 6: Con hổ có nghĩa, có thể giúp cho học sinh chuẩn bị bài một cách đầy đủ nhất.
Con hổ có nghĩa là một trong những văn bản hướng dẫn đọc thêm trong chương trình Ngữ Văn lớp 6. Đối với văn bản này, giáo viên thường yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu tài liệu Soạn văn 6: Con hổ có nghĩa, kính mời quý bạn đọc cùng tham khảo.
Xem Tắt
Soạn văn Con hổ có nghĩa chi tiết
I. Một vài nét về thể loại: Truyện trung đại Việt Nam
– Trung đại là một thuật ngữ có tính chất quy ước, để chỉ một giai đoạn trong lịch sử, đó là thời kì từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX
– Truyện trung đại thuộc loại truyện nói chung nhưng nó có những đặc điểm riêng. Ở đây vừa có loại truyện hư cấu (tưởng tượng nghệ thuật) vừa có loại truyện gần với ký (ghi chép sự việc), với sử (ghi chép truyện thật). Cốt truyện hầu hết còn đơn giản. Nhân vật thường được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. Sự phân tích nội tâm, ngôn ngữ độc thoại của nhân vật rất hiếm được biểu hiện.
II. Đôi nét về tác phẩm
1. Tóm tắt
Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều. Một đêm nọ bà nghe tiếng gõ cửa, mở cửa nhìn ra không thấy ai, bỗng nhiên có một con hổ lao tới cõng bà đi. Ban đầu bà rất hoảng sợ. Tới nơi, hổ đực cầm tay bà và nhìn hổ cái, nhỏ nước mắt. Bà nhìn kĩ hổ cái như có cái gì động đậy, biết ngay là hổ sắp sinh. Bà đỡ Trần liền giúp đỡ hổ cái đẻ con. Hổ đực tặng bà một cục bạc và tiễn bà về nhà. Nhờ có số bạc đo mà năm ấy mất mùa đói kém bà mới sống được.
Người kiếm củi tên mỗ ở huyện Lạng Giang đang bổ củi ở sườn núi, thấy dưới thung lũng phía xa, cây cỏ lay động không ngớt mới vác búa đến xem. Thì ra một con hổ trắng đang bị mắc xương, bác liền giúp nó gỡ chiếc xương ra giúp hổ. Sáng sớm hôm sau, bác tiều thức dậy đi ra cửa thì thấy một con nai chết nằm ở đó. Hơn mười năm sáu bác tiều chết, khi chôn cất con hổ ngày nào bỗng xuất hiện trước mộ nhảy nhót. Mọi người thấy vậy chạy mất, từ xa họ nhìn thấy con hổ dụi đầu vào quan tài, gầm lên, chạy vài vòng quanh quan tài rồi đi.
Xem thêm tại Tóm tắt truyện Con hổ có nghĩa
2. Bố cục
Gồm 2 phần:
Phần 1: Từ đầu đến “nhờ có số bạc ấy bà mới sống qua được”. Bà đỡ Trần giúp hổ cái đẻ và được hổ trả ơn một cục bạc.
Phần 2: Còn lại. Bác tiều phu giúp hổ lấy khúc xương mắc trong cổ họng và được hổ trả ơn.
III. Đọc – hiểu văn bản
1. Bà đỡ Trần giúp hổ cái đẻ và được hổ trả ơn một cục bạc
* Hoàn cảnh:
– Một đêm nọ, hổ cái sắp sinh con nhưng lại bị khó sinh.
– Hổ đực liền chạy đến nhà bà đỡ Trần để nhờ giúp đỡ.
* Diễn biến:
– Ban đầu, bà đỡ Trần sợ chết khiếp và ngất đi.
– Khi tỉnh dậy, thấy hổ dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay, hễ gặp bụi rậm gai góc thì dùng chân trước rẽ lối chạy vào rừng sâu.
=> Hổ đực luôn bảo vệ bà đỡ Trần khỏi những nguy hiểm trong rừng.
– Khi đến nơi, bà đỡ Trần nhìn thấy một con hổ cái đang lăn lộn, cào đất; bà cho là hổ định ăn thịt mình thì run sợ không dám nhúc nhích.
– Lúc sau, hổ đực cầm tay bà nhìn hổ cái, nhỏ nước mắt.
– Bà nhìn kỹ bụng hổ cái thì thấy động đậy, biết là hổ sắp sinh đẻ. Sẵn có thuốc, bà liền hòa với nước suốt cho uống, lại xoa bóp bụng hổ.
* Kết quả:
– Hổ cái đẻ được, hổ đực mừng rỡ chơi đùa với con.
– Cách trả ơn của hổ đực: tiễn bà ra khỏi rừng sâu nguy hiểm và tặng bà một cục bạc. Nhờ đó mà năm ấy mất mùa đói kém bà đỡ mới sống sót.
=> Cách trả ơn của hổ: cung kính, lưu luyến.
2. Bác tiều phu giúp hổ lấy khúc xương mắc trong cổ họng và được hổ trả ơn
* Hoàn cảnh: Người kiếm củi ở huyện Lạng Giang đang bổ củi ở sườn núi thấy dưới thung lũng phía xa, cây cỏ lay động không ngới mới vác búa đến xem.
* Diễn biến:
– Thấy một con hổ trắng, cúi đầu cào bới đất, nhảy lên vật xuống thỉnh thoảng lấy chân móc họng, mở miệng nhe răng, máu me, nhớt dãi trào ra. Nhìn kỹ thì thấy khúc xương mắc ngang họng.
– Bác tiều uống rượu say mạnh bạo tiến đến bảo hổ: “Cổ họng người đau lắm đúng không, đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương cho”.
– Hổ nằm xuống, há miệng và nhìn bác tiều cầu cứu. Bác tiều thò tay vào lấy xương khỏi cổ họng.
* Kết quả:
– Một đêm nọ nghe ở ngoài có tiếng gầm mà sắc. Sáng hôm sau lại thấy một con nai chết ở đó.
=> Sự báo đáp của con hổ.
– Nhưng không chỉ vậy, khi bác tiều phu chết, nó còn đến bên mộ dụi đầu vào quan tài và gầm lên đau đớn.
=> Đề cao ân nghĩa thủy chung, con hổ không chỉ mang ơn bác sau khi được bác cứu mà còn mang ơn cả đời.
3. Bài học
Truyện Con hổ có nghĩa thuộc loại truyện hư cấu, trong đó dùng một biện pháp nghệ thuật quen thuộc là mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người nhằm nâng cao ân nghĩa trong đạo làm người.
Soạn văn Con hổ có nghĩa ngắn gọn
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Văn bản này thuộc thể văn gì? Có mấy đoạn? Mỗi đoạn nói gì?
– Văn bản này thuộc thể loại truyện trung đại Việt Nam, vì nó có cốt truyện và nhân vật.
– Văn bản có hai đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “nhờ có số bạc ấy bà mới sống qua được”. Bà đỡ Trần giúp hổ cái đẻ và được hổ trả ơn một cục bạc.
- Đoạn 2: Còn lại. Bác tiều phu giúp hổ lấy khúc xương mắc trong cổ họng và được hổ trả ơn.
Câu 2. Với văn bản này, biện pháp nghệ thuật cơ bản, bao trùm được sử dụng là biện pháp gì? Tại sao lại dựng lên truyện “Con hổ có nghĩa” mà không phải là “Con người có nghĩa”?
– Biện pháp nghệ thuật cơ bản: biện pháp nhân cách hóa làm cho hình tượng con hổ trở nên như con người.
– Dựng nên truyện “Con hổ có nghĩa” chứ không phải “Con người có nghĩa” là vì hổ là một loại động vật ăn thịt tàn ác và hung dữ, có thể ăn thịt con người. Nhưng trong truyện con hổ lại không ăn thịt mà con biết báo đáp con người. Ở đây, người kể muốn mượn hình tượng con khuyên răn, dạy bảo con người. Sống ở đời phải có tình có nghĩa, mắc ơn phải trả ơn.
Câu 3. Chuyện gì đã xảy ra giữa bà đỡ Trần và con hổ thứ nhất, và giữa bác tiều phu với con hổ thứ hai? Trong mỗi truyện chi tiết nào em cho là thú vị? Chuyện con hổ với bác tiều phu so với con hổ với bà đỡ Trần có thêm ý nghĩa gì?
* Câu chuyện 1:
– Chuyện con hổ với bà đỡ Trần: Hổ xông vào nhà cõng bà đỡ đi giữa đêm khuya để đỡ đẻ cho hổ cái. Cuối cùng, con hổ đền ơn cho bà một cục bạc giúp bà sống qua một năm mất mùa đói kém.
– Chi tiết thú vị:
- Hổ đực cầm tay bà đỡ nhìn hổ cái chảy nước mắt.
- Hổ đực mừng rỡ vui đùa với con.
- Hổ đực cúi đầu vẫy đuôi, làm ra vẻ tiễn biệt.
=> Hổ đực không chỉ biết đền ơn đáp nghĩa mà nó còn có những đức tình thật đáng quý: Hết lòng với hổ cái lúc nó sinh đẻ, yêu thương hổ cái và con của nó và có tình cảm lưu luyến khi chia tay với ân nhân (giống như một con người).
* Câu chuyên 2:
– Chuyện con hổ với bác tiều là chuyện hổ bị học xương bò được bác tiều cứu sống, hổ biết ơn và trả ơn bác. Đến khi bác tiều qua đời hổ đến thăm và tỏ ra đau lòng.
– Chi tiết thú vị:
- Bác tiều uống rượu say trèo lên cây.
- Hổ nằm phục xuống cầu cứu.
- Hổ đứng trước mộ nhảy nhót.
- Hộ quỳ xuống dụi đầu vào quan tài và gầm lên đau đớn.
– Sự đền ơn của hai con hổ: Con hổ trong truyện bà đỡ Trần chỉ đền ơn một lần.
Con hổ trong truyện bác tiều phu đền ơn mãi mãi.
Câu 4. Truyện: Con hổ có nghĩa đề cao khuyến khích điều gì cần có trong cuộc sống con người?
Chuyện Con hổ có nghĩa đề cao ân nghĩa trọng đạo làm người. Có ơn phải biết ơn và báo đáp.
II. Luyện tập
Em hãy kể về một con chó có nghĩa với chủ. Nếu chưa biết kể gì thì hãy nhờ bố mẹ hoặc ai đó kể cho nghe và từ đó viết vài lời cảm nghĩ.
Gợi ý:
* Hoàn cảnh: Ngày xưa có một bác tiều phu trên đường đi vào rừng kiếm củi thì nhìn thấy một con chó bị thương nằm ven đường. Bác thấy nó đáng thương liền đem về nhà, băng bó và cho nó ăn.
* Diễn biến:
– Khi đã khỏe mạnh, hằng ngày con chó đều theo bác vào rừng đốn củi.
– Một hôm, trong lúc đang mải mê với công việc của mình thì bỗng nhiên xuất hiện một con chó sói to lớn xông vào định vồ lấy bác để ăn thịt.
– Chó đang đào bới giật mình khi nghe thấy tiếng kêu của chủ. Nó lao tới, nhảy lên người con chó sói và cắn nó nhiều phát liên tiếp.
* Kết quả:
– Sau một hồi vật lội, con chó sói bị thương khá nặng nên liền bỏ chạy. Còn con chó của bác tiều phu thì nằm bất động một chỗ.
– Bác tiều phu chạy lại nâng con chó lên nhưng nó đã bị thương rất nặng, chảy rất nhiều máu.
– Bác bế nó về nhà hằng ngày vào rừng tìm lá thuốc chữa trị cho nó.
– Ít lâu sau, nó khỏe lại và tiếp tục sống cùng bác tiều phu.