Soạn bài Con rồng cháu tiên, Tài Liệu Học Thi, xin giới thiệu đến tất cả các bạn bài soạn văn lớp 6: Con Rồng cháu Tiên, đây là tài liệu tham khảo vô cùng hữu ích giúp
Hiện nay, để có thể tiếp thu kiến thức Ngữ Văn lớp 6 ở trên lớp một cách nhanh chóng hiệu quả, học sinh thường chuẩn bị bài trước ở nhà.
Chính vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu tài liệu soạn văn 6: Con Rồng cháu Tiên. Tài liệu này gồm hai phần chính là soạn văn chi tiết và soạn văn ngắn gọn, mời các bạn cùng tham khảo.
Xem Tắt
Soạn văn Con Rồng cháu Tiên chi tiết
I. Một vài nét về thể loại văn học: Truyền thuyết
* Khái niệm:
– Truyền thuyết là loại truyện dân gian, kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các nhân vật và sự kiện lịch sử được kể đến.
* Đặc trưng
– Thường kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử.
– Sử dụng nhiều yếu tố tưởng tượng, kì ảo.
II. Kiến thức chung về tác phẩm
1. Tóm tắt:
Con rồng cháu tiên kể về câu chuyện giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ tại vùng đất Lạc Việt. Trong một lần lên cạn giúp nhân dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng Âu Cơ. Ít lâu sau, Âu Cơ mang thai và đẻ ra bọc trăm trứng, từ bọc trăm trứng nở ra một trăm người con. Vì Lạc Long quân không quen sống trên cạn nên hai người quyết định chia tay nhau, để năm mươi người con lên rừng theo mẹ, năm mươi người con xuống biển theo cha. Người con cả lên ngôi vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở đất Phong Châu ngày nay.
2. Bố cục:
Gồm 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “cung điện Long Trang.” Giới thiệu về nguồn gốc của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Phần 2: Tiếp theo đến “rồi chia tay nhau lên đường”. Cuộc sống của Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng với cuộc chia tay lịch sử.
- Phần 3: Còn lại. Việc thành lập nước Văn Lang và nguồn gốc ra đời của dân tộc Việt Nam.
III. Đọc – hiểu văn bản
1. Giới thiệu về Lạc Long Quân và Âu Cơ
-Về Lạc Long Quân:
- Thần vốn thuộc nòi Rồng, là con trai của thần Long Nữ.
- Có sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ.
- Thần thường sống ở dưới nước, chỉ thỉnh thoảng mới lên bờ giúp đỡ nhân dân tiêu diệt yêu quái, dạy họ cách trồng trọt và văn nuôi.
– Còn Âu Cơ: Sống ở vùng núi cao Phương Bắc, thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần.
– Trong một lần lên bờ tiêu diệt yêu quái, Lạc Long Quân gặp được Âu Cơ. Hai người nảy sinh tình cảm với nhau, rồi kết thành vợ chồng cùng chung sống trên cạn.
=> Sự gặp gỡ của những con người phi thường giống như một mối nhân duyên tiền định.
2. Cuộc sống của Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng với cuộc chia tay lịch sử.
Một thời gian sau, Âu Cơ mang thai và đẻ ra một bọc trăm trứng. Bọc trăm trứng nở ra một trăm người con đẹp đẽ, hồng hào lạ thường.
Đàn con lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh là thường.
=> “Bọc trăm trứng” chính là biểu tượng cho nguồn gốc của dân tộc Việt Nam.
Cuộc chia tay lịch sử của dân tộc: Lạc Long Quân vốn quen sống dưới nước, còn Âu Cơ vốn quen sống trên cạn. Hai người quyết định sẽ chia tay nhau, năm mươi người con theo mẹ lên rừng năm mươi người con theo cha xuống biển.
3. Việc thành lập nước Văn Lang và nguồn gốc ra đời của dân tộc Việt Nam.
– Người con trai trưởng theo Âu Cơ lên rừng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở vùng đất Phong Châu ngày nay.
Soạn văn Con rồng cháu tiên ngắn gọn
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1.
Nguồn gốc:
– Lạc Long Quân: con trai thần Long Nữ, thuộc nòi Rồng, sống dưới nước, thỉnh thoảng mới lên trên cạn.
– Âu Cơ: thuộc họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc.
Hình dạng:
– Lạc Long Quân: sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ, thường lên bờ giúp nhân dân tiêu diệt yêu quái, dạy họ trồng trọt chăn nuôi.
– Âu Cơ: xinh đẹp tuyệt trần.
Câu 2.
– Việc kết duyên của Lạc Long Quân và Âu Cơ có điểm kì lạ: hai người vốn sống ở hai nơi khác nhau (Lạc Long Quân sống ở miền biển, Âu Cơ sống trên rừng) lại gặp gỡ nảy sinh tình cảm rồi trở thành vợ chồng.
– Chuyện sinh nở của Âu Cơ có điểm kì lạ: Âu Cơ mang thai bọc trăm trứng, bọc trăm trứng nở ra một trăm người con. Đàn con không cần chăm sóc tự lớn lên, khỏe mạnh lạ thường.
– Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con: năm mươi người con theo mẹ lên rừng, năm mươi người con theo mẹ xuống biển. Việc chia con như vậy để cùng nhau cai quản các phương, giúp đỡ lẫn nhau.
– Theo truyện này thì người Việt là con cháu của vua Hùng, là con Rồng cháu Tiên.
Câu 3.
– Chi tiết tưởng tượng kì ảo là những chi tiết không có thật, do các tác giả dân gian sáng tạo ra nhằm đem lại mục đích nhất định cho câu chuyện.
– Vai trò của chi tiết này trong truyện:
- Tô đậm tính chất kì ảo cho nhân vật trong câu chuyện.
- Thần thánh hóa nguồn gốc của dân tộc.
- Khiến cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, thú vị.
Câu 4.
– Giải thích nguồn gốc của dân tộc Việt Nam.
– Khẳng định tinh thần đoàn kết và tình yêu thương của dân tộc ta là truyền thống có từ ngàn đời xưa.
II. Luyện tập
Câu 1.
Ngoài Con Rồng cháu Tiên, các dân tộc khác ở Việt Nam cũng có rất nhiều truyện giải thích nguồn gốc như:
- Đẻ đất đẻ nước (dân tộc Mường)
- Quả bầu mẹ (dân tộc Khơ Mú)…
Câu 2.
– Đầu tiên, học sinh cần nắm rõ bố cục của truyện Con Rồng cháu Tiên.
– Muốn kể diễn cảm truyện Con Rồng cháu Tiên, phải bám sát các chi tiết chính để xác định giọng kể:
- Từ “Ngày xưa” kể bằng giọng trầm.
- Từ “Bấy giờ… điện Long Trang” kể lại bằng giọng hồi tưởng.
- Các lời thoại thì chú ý diễn đạt đúng chất giọng của nhân vật.
- Đoạn cuối kể chậm lại và rõ ràng để thể hiện niềm tự hào về nguồn gốc dân tộc.