Soạn bài Đại từ, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu bài Soạn văn 7: Đại từ. Kính mời quý bạn đọc cùng tham khảo.
Đại từ là một kiến thức về từ vựng mới mẻ đối với học sinh trong chương trình Ngữ Văn lớp 7.
Chính vì vây, cúng tôi xin giới thiệu tài liệu Soạn văn 7: Đại từ, kính mời quý bạn đọc cùng tham khảo.
Soạn văn Đại từ
I. Thế nào là đại từ
1.
– Từ “nó” ở đoạn văn đầu trỏ: nhân vật “em”.
– Từ “nó” ở đoạn văn thứ hai trỏ “con gà của anh Bốn Linh”.
– Nhờ vào nội dung của các câu văn phía trước.
2.
– Từ thế ở đoạn văn thứ ba chỉ việc mẹ bảo đem chia đồ chơi ra.
– Nhờ vào nội dung của câu nói phía trước.
3.
Từ ai trong bài ca dao dùng để hỏi.
4.
– Các từ nó, ai: chủ ngữ.
– Từ thế: phụ ngữ của động từ.
=> Tổng kết:
– Đại từ là những từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
– Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ…
II. Các loại đại từ
1. Đại từ để trỏ
a. Các đại từ tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, chúng mày, nó, hắn, chúng nó, họ… dùng để trỏ người.
b. Các từ bấy, bấy nhiêu trỏ số lượng.
c. Các đại từ vậy, thế trỏ hoạt động hoặc tính chất của sự việc.
=> Tổng kết: Đại từ dùng để trỏ dùng để:
– Trỏ người sự vật (gọi là đại từ xưng hô);
– Trỏ số lượng
– Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc
2. Đại từ để hỏi
a. Các đại từ ai, gì… hỏi về người, sự vật.
b. Các đại từ bao nhiêu, mấy hỏi về số lượng
c. Các đại từ sao, thế nào hỏi về hoạt động, tính chất.
=> Tổng kết: Đại từ để hỏi dùng để:
– Hỏi về người, sự vật
– Hỏi về số lượng
– Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc
III. Luyện tập
Câu 1.
a.
– Ngôi số 1:
- Số ít: mình, tôi, ta, tao, tớ…
- Số nhiều: chúng ta, chúng tôi, chúng tớ, chúng mình…
– Ngôi số 2:
- Số ít: bạn, cậu…
- Số nhiều: các bạn, các cậu…
– Ngôi số 3:
- Số ít: hắn, nó…
- Số nhiều: bọn nó, chúng nó…
b. Nghĩa của đại từ mình trong câu “Cậu giúp đỡ mình với nhé!” khác với đại từ mình trong câu: “Mình về mình có nhớ ta/Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”:
– Mình 1: dùng để trỏ ngôi thứ nhất số ít – người nói.
– Mình 2: dùng để trỏ ngôi thứ hai số ít – người nghe.
Câu 2. Khi xưng hô, một số danh từ chỉ người như ông, bà, cha, mẹ chú, bác, cô, dì, con, cháu… cũng được sử dụng như đại từ xưng hô.
Một số từ tương tự: cậu, mợ, u, thầy, anh, chị, em, má, ba, bố, nội, ngoại, tía, bầm, thím, già…
Câu 3.
– Ai cũng đồng lòng quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh.
– Mọi người trông như làm sao ấy.
– Bao nhiêu năm xa cách, cô ấy mới gặp được anh trai.
Câu 4.
– Đối với bạn cùng lớp cùng lứa tuổi, cách xưng hô lịch sự nhất là: gọi cậu, bạn xưng tớ, mình.
– Ở trường thường xảy ra hiện tượng xưng hô thiếu lịch sự. Những trường hợp đó cần phải phê bình và điều chỉnh kịp thời.
Câu 5.
*Trong tiếng Việt các từ xưng hô tiếng Việt thường đa dạng và mang sắc thái biểu cảm cao
Đa dạng số lượng:
– Ngôi số 1:
- Số ít: mình, tôi, ta, tao, tớ…
- Số nhiều: chúng ta, chúng tôi, chúng tớ, chúng mình…
– Ngôi số 2:
- Số ít: bạn, cậu…
- Số nhiều: các bạn, các cậu…
– Ngôi số 3:
- Số ít: hắn, nó…
- Số nhiều: bọn nó, chúng nó…
Sắc thái khác nhau:
– Sắc thái trang trọng, lịch sự: ông, bà, ngài…
– Thân mật: mày, tao…
* Còn tiếng Anh, số lượng đại từ xưng hô không nhiều (gồm có I, You, We, They, He, She, It…) và mang sắc thái trung tính.
* Bài tập ôn luyện: Tìm và phân loại đại từ trong các câu sau:
a.
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu…
(Việt Bắc, Tố Hữu)
b.
Anh đi đấy, anh về đâu?
Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm.
(Nguyễn Bính)
c.
Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!
(Bếp lửa, Bằng Việt)
d.
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(Ánh trăng, Nguyễn Duy)
e.
“Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:
– Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
– Cụ bán rồi?
– Bán rồi? Họ vừa bắt xong.”
(Lão Hạc, Nam Cao)
g.
“Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời, có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!””
(Chí Phèo, Nam Cao)
Gợi ý:
a.
– Đại từ trỏ người: mình
– Đại từ trỏ số lượng: bao nhiêu, bấy nhiêu
b. Đại từ trỏ người: anh
c. Đại từ trỏ người: bố, mày
d. Đại từ trỏ người: người, ta
e.
– Đại từ trỏ người: tôi, lão, họ, ông giáo
– Đại từ trỏ vật: cậu Vàng
g. Đại từ trỏ người: hắn, ai, nó, mình