Soạn bài Danh từ, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu cho bạn đọc bài Soạn Văn lớp 6: Danh từ. Tài liệu trên sẽ giúp ích cho bạn đọc chuẩn bị bài trước khi đến lớp một cách
Hiện nay, quỹ thời gian học trên lớp khá hạn hẹp nên đối với môn Ngữ Văn lớp 6 học sinh thường phải chuẩn bị bài trước ở nhà để có tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất.
Tài Liệu Học Thi xin cung cấp là tài liệu học tập Soạn Văn 6: Danh từ, hi vọng tài liệu này có thể giúp ích cho học sinh trong việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp một cách nhanh chóng nhất.
Xem Tắt
Soạn văn Danh từ
I. Đặc điểm của danh từ
1. Dựa vào kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy xác định danh từ trong cụm danh từ in đậm dưới đây.
Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con […].
(Em bé thông minh)
– Các danh từ trong cụm danh từ “ba con trâu ấy” là: con, trâu
2. Xung quanh danh từ trong cụm danh từ nói trên có những từ nào?
– Xung quanh từ con trâu có từ: ba, ấy.
3. Tìm thêm các danh từ khác trong câu đã dẫn.
– Một số danh từ khác: vua, làng, thúng, gạo nếp, con.
4. Danh từ biểu thị những gì?
– Danh từ biểu thị sự vật, khái niệm.
5. Đặt câu với các sanh từ em vừa tìm được
– Vua hết mực yêu thương Mị Nương.
– Làng em nằm ở ngoại thành Hà Nội.
– Nhà em có năm thúng thóc.
– Xôi được nấu từ gạo nếp.
– Con gà cất tiếng gáy gọi mọi người thức dậy.
=> Tổng kết:
– Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khá niệm…
– Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ này, ấy, đó… ở phía sau và một số từ ngữ khác để tạo thành cụm danh từ.
– Chức vụ của danh từ trong câu là chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng phía trước.
II. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật
1. Nghĩa của các danh từ in đậm dưới đây có gì khác các danh từ đứng sau?
– ba con trâu: con là danh từ chỉ đơn vị, còn trâu là danh từ chỉ sự vật
– một viên quan: viên là danh từ chỉ đơn vị, còn quan là danh từ chỉ sự vật
– ba thúng gạo: thúng là danh từ chỉ đơn vị, gạo là danh từ chỉ sự vật
– sáu tạ thóc: tạ là danh từ chỉ đơn vị, thóc là danh từ chỉ sự vật
2.
– Thử thay thế các danh từ in đậm bằng những từ khác: ba chú trâu, một vị quan, ba nồi gạo, sáu tấn thóc.
– Những từ thúng, tạ là đơn vị quy ước khi thay bằng một từ khác đơn vị tính đếm đo lường sẽ thay đổi. Những từ viên, con là đơn vị tự nhiên khi thay bằng một từ khác đơn vị tính đếm đo lường không thay đổi.
3. Vì sao có thể nói nhà có ba thúng thóc rất đầy nhưng không thể nói nhà có sáu tạ thóc rất nặng?
– Tạ là đơn vị quy ước chính xác, đơn vị quy ước chính xác không thể miêu tả về số lượng.
– Thúng là đơn vị quy ước ước chừng, có thể được miêu tả bổ sung bằng lượng.
=> Tổng kết:
– Danh từ tiếng Việt được chia thành hai loại: danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.
– Danh từ chỉ đơn vị nêu tên đơn vị hoặc dùng để đo lường sự vật. Danh từ chỉ sự vật nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng…
– Danh từ đơn vị gồm: danh từ chỉ đơn vị tự nhiên và danh từ chỉ đơn vị quy ước.
III. Luyện tập
Bài 1. Liệt kê một số danh từ chỉ sự vật mà em biết. Đặt câu với một trong các danh từ ấy.
– Một số danh từ chỉ sự vật mà em biết: chó, mèo, hoa, lá, cây, xe, đàn, bút, điện thoại, máy tính…
– Đặt câu:
- Con chó nhà em có bộ lông màu trắng tinh.
- Cây đàn ghi-ta này là của anh trai em.
- Chiếc bút này vẫn còn mới.
- Điện thoại của bố em rất đắt.
- Em muốn mua một chiếc máy tính mới.
Bài 2. Liệt kê các loại từ:
a. Chuyên đứng trước danh từ chỉ người, ví dụ: ông, vị, cô
– Một số từ như: anh, chị, ngài, vị,
b. Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật
– Một số từ như; cái, chiếc, bông, cành, lọ, hộp…
Bài 3. Liệt kê các danh từ
a. Chỉ đơn vị quy ước chính xác: tấn, tạ, yến, ki-lô-gam, lạng, lít, mét…
b. Chỉ đơn vị quy ước ước chừng: vài, đàn, mớ, nắm, bồ, bát…
Bài 4. Chính tả nghe – viết Cây bút thần (từ đầu đến: dày đặc các hình vẽ)
– Học sinh tự viết.
– Chú ý trình bày đoạn văn, các lỗi chính tả.
Bài 5. Lập danh sách các danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật trong bài chính tả trên.
– Danh từ chỉ đơn vị: em, que, con, bức, ngày
– Danh từ chỉ sự vật: người ta, Mã Lương, cha mẹ, củi, cỏ, tiền, bút, núi, đất, chim, đầu, sông, nước, tôm, cá, đá, nhà, đồ đạc,tường, hình vẽ.
* Bài tập ôn luyện
Bài 1. Xác định danh từ trong các câu sau:
a. Lang Liêu đã dâng lễ vật hợp với ý ta.
(Bánh chưng, bánh giầy)
b. Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn.
(Sơn Tinh, Thủy Tinh)
c. Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng.
(Sự Tích Hồ Gươm)
d. Đến ngày thứ mười, hắn bỗng gặp Thạch Sanh đi xem hội.
(Thạch Sanh)
e. Viên quan sung sướng, vội vã trở về tâu vua.
(Em bé thông minh)
g. Hai vợ chồng Sọ Dừa ở với nhau rất hạnh phúc.
(Sọ Dừa)
h. Mã Lương nhìn cây bút bằng vàng sáng lấp lánh, em sung sướng reo lên.
(Cây bút thần)
Bài 2. Thi tìm nhanh các danh từ theo yêu cầu sau:
a. Danh từ chỉ đồ dùng học tập
b. Danh từ chỉ các loại quả
Bài 3. Đặt câu với các danh từ sau:
a. Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh
b. chiến tranh – hòa bình
c. mùa xuân – mùa đông
d. con chó – con mèo
Gợi ý:
Bài 1.
a. Lang Liêu đã dâng lễ vật hợp với ý ta.
– Các danh từ là: Lang Liêu, lễ vật, ý
b. Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn.
– Các danh từ là: hôm, chàng, trai
c. Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng.
– Các danh từ: vua, gươm, phía, Rùa Vàng
d. Đến ngày thứ mười, hắn bỗng gặp Thạch Sanh đi xem hội.
– Các danh từ: ngày, hắn, Thạch Sanh, hội
e. Viên quan sung sướng, vội vã trở về tâu vua.
– Các danh từ: viên, quan, vua
g. Hai vợ chồng Sọ Dừa ở với nhau rất hạnh phúc.
– Các danh từ: vợ, chồng, Sọ Dừa
h. Mã Lương nhìn cây bút bằng vàng sáng lấp lánh, em sung sướng reo lên.
– Các danh từ: Mã Lương, cây, bút, vàng, em
Bài 2.
a. Danh từ chỉ đồ dùng học tập: bút chì, thước kẻ, bút xóa, bút mực, bút bi, cặp sách, bàn học, que tính, vở, sách, com-pa, tẩy…
b. Danh từ chỉ các loại quả: đào, lê, táo, mận, đu đủ, chôm chôm, dưa hấu, chanh, ổi, mít, sầu riêng, măng cụt…
Bài 3.
a. Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh
– Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam.
– Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố sôi động.
b. chiến tranh – hòa bình
– Chiến tranh đã tàn phá cuộc sống của con người.
– Chúng ta hãy cùng chung tay bảo vệ hòa bình.
c. mùa xuân – mùa đông
– Mùa xuân là mùa có nhiều lễ hội nhất trong năm.
– Mùa đông, cây cối xác xơ.
d. lũ lụt – hạn hán
– Vào mùa mưa, ở miền Trung nước ta thường xảy ra lũ lụt.
– Hạn hán kéo dài khiến cho cây cối khô héo.