Soạn bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (Tiếp theo) trang 15, Soạn bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (Tiếp theo) trang 15 giúp các em dễ dàng chuẩn bị trước 4 câu hỏi bài tập đọc
Soạn bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (Tiếp theo) trang 15 giúp các em dễ dàng chuẩn bị trước 4 câu hỏi bài tập đọc Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo), cũng như hiểu hơn được ý nghĩa của bài tập đọc lớp 4 tuần 2 sách Tiếng Việt 4 tập 1.
Bên cạnh đó, còn có thể tham khảo bài kể chuyện Dế Mèn bênh vực kể yếu. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Tài Liệu Học Thi:
Xem Tắt
Tập đọc Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Bài đọc
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
(Tiếp theo)
Bọn nhện chăng từ bên nọ sang bên kia đường biết bao tơ nhện. Lại thêm sừng sững giữa lối đi một anh nhện gộc. Nhìn vào các khe đá chung quanh, tôi thấy lủng củng những nhện là nhện. Chúng đứng im như đá mà coi vẻ hung dữ. Tôi cất tiếng hỏi lớn:
– Ai đứng chóp bu bọn mày? Ra đây ta nói chuyện.
Từ trong hốc đá, một mụ nhện cái cong chân nhảy ra, hai bên có hai nhện vách nhảy kèm. Dáng đây là vị chúa trùm nhà nhện. Nom cũng đanh đá, nặc nô lắm. Tôi quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách ra oai. Mụ nhện co rúm lại rồi cứ rập đầu xuống đất như cái chày giã gạo. Tôi thét:
– Các người có của ăn của để, béo múp béo míp mà cứ đòi mãi một tí tẹo nợ đã mấy đời rồi. Lại còn kéo bè kéo cánh đánh đập một cô gái yếu đuối như thế này. Thật đáng xấu hổ! Có phá hết các vòng vây đi không?
Bọn nhện sợ hãi, cùng dạ ran. Cả bọn cuống cuồng chạy dọc chạy ngang, phá hết các dây tơ chăng lối. Con đường về tổ Nhà Trò quang hẳn.
Theo Tô Hoài
Từ khó
- Chóp bu: đứng đầu, cầm đầu (ý nhạo báng)
- Nặc nô: (đàn bà) hung dữ, táo tợn
Hướng dẫn đọc
- Đọc trôi chảy được toàn bài.
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Đọc đúng các câu hỏi, câu cảm.
- Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung, nhân vật theo từng phần.
Hướng dẫn giải phần Tập đọc SGK Tiếng Việt 4 tập 1 trang 15
Câu 1
Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào?
Trả lời:
Trận địa mai phục của bọn nhện thật đáng sợ. Chúng giăng tơ phong tỏa tất cả lối đi lại. Chăng từ bên nọ sang bên kia biết bao tơ nhện. Lại thêm sừng sững giữa lối đi một anh nhện gộc. Chung quanh đầy rẫy những lũ nhện hung dữ
Câu 2
Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ?
Trả lời:
Để làm bọn nhện phải sợ, trước hết Dế Mèn cất tiếng hỏi lớn: Ai đứng chóp bu bọn này?” Ra đây ta nói chuyện” Lời lẽ cao ngạo, thách thức, dọa dẫm, oai phong muốn nói chuyện với kẻ đứng đầu bọn. Dùng từ ngữ nói chuyện với đối phương thì xưng “ta”, gọi “bọn mày”
– Về hành động “quay” phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách” Nhằm bộc lộ sức mạnh ghê gớm của mình để thị uy, áp đảo vị chúa trùm nhà nhện ngay từ đầu giáp mặt
Câu 3
Dế Mèn đã nói như thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải?
Trả lời:
Không chỉ bằng hành động bộc lộ sức mạnh của mình để áp đảo đối phương. Dế Mèn còn dùng lời lẽ phải trái thiệt hơn, để vừa phân tích làm cho lũ nhện thấy xấu hổ vô lí mà chúng đã gây ra cho chị Nhà Trò (một cô gái yếu ớt) vừa bộc lộ thái độ đe nạt, bắt buộc bọn nhện phải thực hiện những gì Dế Mèn đưa ra.
Bọn nhện giàu có, béo múp >< Món nợ của mẹ Nhà Trò bé tẹo đã mấy đời.
Bọn nhện béo tốt, kéo bè kéo cánh >< Đánh đập một Nhà Trò yếu ớt.
Vì vậy, bọn nhện đã sợ hãi, cùng dạ rau, cuống cuồng chạy dọc, ngang, phá hết các dây tơ chăng lối nhằm mai phục Nhã Trò.
Câu 4
Em thấy có thể tặng cho Dế Mèn danh hiệu nào trong số các danh hiệu sau đây: Võ sĩ, tráng sĩ, chiến sĩ, dũng sĩ, anh hùng?
Trả lời:
Theo em những từ đã cho, từ nào cũng có thể tặng cho Dế Mèn được. Tuy nhiên từ hợp nhất với tính cách và hành động vì nghĩa của Dế Mèn là từ “hiệp sĩ”. Vì từ ” hiệp sĩ” có nghĩa là: người có sức mạnh và lòng hào hiệp, sẵn sàng làm việc nghĩa” rất đúng với tính cách và hành động của Dế Mèn.
Ý nghĩa bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Ca ngợi Dế Mèn, một hiệp sĩ thấy chuyện” bất bình chẳng tha” đã ra bênh vực kẻ yếu, chống lại áp bức bất công. Thực hiện công bằng bác ai trong xã hội.