ADVERTISEMENT
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Liên hệ
Thứ Năm, Tháng Hai 2, 2023
Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny
No Result
View All Result
  • Giáo Án
  • Học Tập
    • Lớp 1
    • Lớp 2
    • Lớp 3
    • Lớp 4
    • Lớp 5
    • Lớp 6
    • Lớp 7
    • Lớp 8
    • Lớp 9
    • Lớp 10
    • Lớp 11
    • Lớp 12
  • Sách Tham Khảo
    • Sách Tham Khảo Lớp 1
    • Sách Tham Khảo Lớp 2
    • Sách Tham Khảo Lớp 3
    • Sách Tham Khảo Lớp 4
    • Sách Tham Khảo Lớp 5
    • Sách Tham Khảo Lớp 6
    • Sách Tham Khảo Lớp 7
    • Sách Tham Khảo Lớp 8
    • Sách Tham Khảo Lớp 9
    • Sách Tham Khảo Lớp 10
    • Sách Tham Khảo Lớp 11
    • Sách Tham Khảo Lớp 12
  • Ôn Thi
    • Thi THPT Quốc Gia
    • Địa Lý
    • Giáo Dục Công Dân
    • Hóa Học
    • Lịch Sử
    • Ngoại Ngữ
    • Ngữ Văn
    • Sinh Học
    • Vật Lý
    • Toán Học
  • Sách Kinh Tế
  • Sách Ngoại Ngữ
    • Tiếng Nhật
    • Tiếng Pháp
    • Tiếng Trung
  • Biểu mẫu
    • Giáo dục – Đào tạo
  • Sách Văn Học
  • Sách Y Học
  • Tài Liệu
    • Thủ tục hành chính
    • Việc làm – Nhân sự
    • Y học
    • Bộ đội – Quốc phòng – Thương binh
    • Doanh nghiệp
    • Giáo dục – Đào tạo
    • Giao thông vận tải
    • Hôn nhân – Gia đình
    • Quyền Dân sự
    • Tin Tức
  • Tâm Lý & Kỹ Năng
  • Giáo Án
  • Học Tập
    • Lớp 1
    • Lớp 2
    • Lớp 3
    • Lớp 4
    • Lớp 5
    • Lớp 6
    • Lớp 7
    • Lớp 8
    • Lớp 9
    • Lớp 10
    • Lớp 11
    • Lớp 12
  • Sách Tham Khảo
    • Sách Tham Khảo Lớp 1
    • Sách Tham Khảo Lớp 2
    • Sách Tham Khảo Lớp 3
    • Sách Tham Khảo Lớp 4
    • Sách Tham Khảo Lớp 5
    • Sách Tham Khảo Lớp 6
    • Sách Tham Khảo Lớp 7
    • Sách Tham Khảo Lớp 8
    • Sách Tham Khảo Lớp 9
    • Sách Tham Khảo Lớp 10
    • Sách Tham Khảo Lớp 11
    • Sách Tham Khảo Lớp 12
  • Ôn Thi
    • Thi THPT Quốc Gia
    • Địa Lý
    • Giáo Dục Công Dân
    • Hóa Học
    • Lịch Sử
    • Ngoại Ngữ
    • Ngữ Văn
    • Sinh Học
    • Vật Lý
    • Toán Học
  • Sách Kinh Tế
  • Sách Ngoại Ngữ
    • Tiếng Nhật
    • Tiếng Pháp
    • Tiếng Trung
  • Biểu mẫu
    • Giáo dục – Đào tạo
  • Sách Văn Học
  • Sách Y Học
  • Tài Liệu
    • Thủ tục hành chính
    • Việc làm – Nhân sự
    • Y học
    • Bộ đội – Quốc phòng – Thương binh
    • Doanh nghiệp
    • Giáo dục – Đào tạo
    • Giao thông vận tải
    • Hôn nhân – Gia đình
    • Quyền Dân sự
    • Tin Tức
  • Tâm Lý & Kỹ Năng
No Result
View All Result
Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny
No Result
View All Result
ADVERTISEMENT

Trang chủ » Học Tập » Các Lớp Học » Soạn Văn 6 » Soạn bài Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ

Soạn bài Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ

Tiny Edu by Tiny Edu
27 Tháng Mười, 2020
in Các Lớp Học, Học Tập, Soạn Văn 6
0
Soạn bài Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ
ADVERTISEMENT

Notice: Trying to get property 'child' of non-object in /home/quatangtiny/htdocs/quatangtiny.com/wp-content/themes/jnews/class/ContentTag.php on line 45

Notice: Trying to get property 'child' of non-object in /home/quatangtiny/htdocs/quatangtiny.com/wp-content/themes/jnews/class/ContentTag.php on line 25
ADVERTISEMENT

Soạn bài Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ, Soạn bài Đêm nay Bác không ngủ là một tài liệu vô cùng hữu ích giúp cho việc chuẩn bị bài trước ở nhà của bạn trở nên

Hi vọng rằng có thể giúp đỡ cho việc chuẩn bị trước nội dung bài học khi ở nhà của các bạn trở nên dễ dàng hơn, thì sau đây chúng tôi xin giới thiệu tài liệu soạn văn 6: Đêm nay Bác không ngủ.

Với liệu này sẽ bao gồm hai phần chính là: soạn văn đầy đủ và soạn văn ngắn gọn. Sau đây chúng tôi xin mời tất cả thầy cô và các bạn cùng tham khảo nội dung của soạn bài Đêm nay Bác không ngủ.

Xem Tắt

  • 1 Soạn văn Đêm nay Bác không ngủ đầy đủ
    • 1.1 I. Một vài nét về tác giả
    • 1.2 II. Kiến thức cơ bản về tác phẩm
  • 2 Soạn văn Đêm nay Bác không ngủ ngắn gọn
    • 2.1 I. Trả lời câu hỏi trong sgk
    • 2.2 II. Luyện tập

Soạn văn Đêm nay Bác không ngủ đầy đủ

I. Một vài nét về tác giả

Minh Huệ (1927-2003) tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái, sinh ngày 3 tháng 10 năm 1927[1], quê tại Bến Thủy, nay thuộc phường Quang Trung, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Ông hoạt động cho Việt Minh từ tháng 5 năm 1945 và tham gia giành chính quyền ở Nghệ An trong Cách mạng tháng 8 năm 1945. Khi quân Pháp nổ súng tái chiếm Đông Dương, ông hoạt động tuyên truyền, văn nghệ tuyên huấn, báo chí ở Nghệ An, khu ủy khu Bốn và một số nơi.

Ông bắt đầu viết năm 1951, khi mới 24 tuổi. Ông từng là Hội trưởng Hội sáng tác Văn nghệ liên khu IV,Trưởng ban thơ, lý luận, phê bình; Văn học dịch Nhà xuất bản văn học,Ủy viên Ủy ban hành chính kiêm Trưởng ty Văn hóa Nghệ An. Sau khi chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát hoàn toàn miền Bắc, ông tiếp tục đi học và tốt nghiệp đại học Văn, được kết nạp làm Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957), Chủ tịch Hội văn nghệ Nghệ Tĩnh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam (1984-1991).

Trong suốt những năm tháng cầm bút của mình ông đã để lại nhiều tác phẩm như: Dòng máu Việt Hoa (1954); Tiếng hát quê hương (1959); Rừng xưa rừng nay (bút ký, 1962); Đất chiến hào (1970); Mùa xanh đến (1972); Ngọn cờ Bến Thủy (truyện ký, 1974-1979); Người mẹ và mùa xuân (truyện ký, 1981); Đêm nay Bác không ngủ (1976); Phút bi kịch cuối cùng (1990); Thưởng thức thơ viết về Bác Hồ (1992)…. Ông được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật với 3 tập thơ: Đêm nay Bác không ngủ (1985); Tiếng hát quê hương (1959) và Đất chiến hào (1970).

II. Kiến thức cơ bản về tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ được sáng tác dựa trên sự kiện: trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân.

2. Bố cục

– Phần 1 (từ đầu đến “Lấy sức đâu mà đi”): Lần thứ nhất thức dậy của anh đội viên.

– Phần 2 (tiếp đó đến “Anh thức luôn cùng Bác”): Lần thứ ba thức dậy của anh đội viên.

– Phần 3 (còn lại): Hình tượng Bác Hồ.

3. Đọc – Hiểu văn bản

a. Lần thứ nhất thức dậy của anh đội viên

– Hoàn cảnh sống: trời khuya, giữa núi rừng, trời mưa lâm thâm.

– Ngạc nhiên, băn khoăn đến khắc khoải khi thấy Bác vẫn ngồi bên bếp lửa.

– Nhìn, dõi theo những hành động, cử chỉ, việc làm của Bác:

+ Đốt lửa.

+ Dém chăn cho từng người một.

+ Nhón chân nhẹ nhàng.

→ Yêu thương, quan tâm, lo lắng cho các chiến sĩ, các đội viên.

– Mơ màng như nằm trong một giấc mộng đẹp.

– Thổn thức, thì thầm, lo Bác ốm.

⇒ Thương yêu, cảm phục trước những hành động của Bác.

b. Lần thứ ba thức dậy của anh đội viên

– Hốt hoảng, giật mình, nằng nặc mời Bác đi ngủ.

→ Từ láy “nằng nặc”cùng nghệ thuật đảo trật tự từ diễn tả tăng dần mức độ bồn chồn, tình cảm lo lắng chân thành của anh đội viên dành cho Bác.

– Lòng vui sướng mênh mông, anh thức luôn cùng Bác: niềm vui vì hiểu được nỗi lòng của Bác- tình thương, sự lo lắng cho đoàn dân công.

⇒ Qua diễn biến tâm trạng của anh đội viên đã cho thấy tình cảm của anh đội viên nói riêng, của những người lính và nhân dân Việt Nam nói chung đối với Bác. Đó là sự yêu kính, biết ơn và niềm hạnh phúc trước tình yêu thương và sự quan tâm của Bác.

c. Hình tượng Bác Hồ

– Anh đội viên cho rằng việc Bác không ngủ là “lẽ thường tình” – đó là phát hiện mang tính chân lý: tình yêu thương, sự bao dung của Người không chỉ là biểu hiện đơn lẻ, đó là nhân cách của Người- nhân cách vĩ đại, ngời sáng.

– Cuộc đời cách mạng Người trải qua nhiều sóng gió, nhiều đêm không ngủ:

+ Thời kì bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm: “ Một canh… hai canh… lại ba canh/ Trằn trọc suốt đêm giấc chẳng lành”.

+ Khi tham gia chiến dịch Việt Bắc- Thu Đông: “ Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ/ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.

⇒ Sự hy sinh thầm lặng của Hồ Chí Minh cho dân tộc Việt Nam.

4. Giá trị nghệ thuật

– Thể thơ năm chữ, nhiều vần liền.

– Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.

– Sử dụng nhiều chi tiết giản dị, chân thực và cảm động.

5. Giá trị nội dung

Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân,tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ.

Soạn văn Đêm nay Bác không ngủ ngắn gọn

I. Trả lời câu hỏi trong sgk

Câu 1 (trang 67 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kể lại câu chuyện một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường Người đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và cảm nghĩ của người chiến sĩ về Bác.

Em hãy kể tóm tắt câu chuyện đó: Thức dậy trong một đêm mưa ở giữa rừng, anh đội viên thấy Bác Hồ đốt lửa và hết sức tận tình chăm sóc cho giấc ngủ của bộ đội. Lần thứ ba thức dậy, anh mời Bác ngủ nhưng Bác vẫn từ chối. Chứng kiến cảnh đó, anh vô cùng cảm phục tấm lòng cao cả của Bác.

Câu 2 (trang 67 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Hình tượng Bác Hồ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của anh (đội viên) chiến sĩ.

+ Là người chứng kiến một đêm Bác không ngủ.

+ Là người đối thoại với Bác.

→ Câu chuyện được kể lại một cách tự nhiên, sinh động. Làm sáng lên hình ảnh trung tâm là Bác, vừa phản ánh chân thực, khách quan.

Câu 3 (trang 67 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

– Lần một thức dậy: anh đội viên ngạc nhiên khi thấy Bác chưa ngủ.

– Hình ảnh cho thấy Bác luôn lo lắng cho vận mệnh dân tộc, tình cảm của Bác to lớn, vĩ đại.

– Lần thứ ba thức giấc: anh hoảng hốt khi Bác vẫn ngồi đó, đinh ninh không xoay chuyển. Bác vẫn ngồi đó, ngẫm nghĩ về chiến dịch.

– Anh đội viên thầm cảm ơn tình yêu thương của Bác, cảm thấy tình cảm bao la, hạnh phúc biết nhường nào với Bác.

– Bài thơ bỏ qua lần hai thức giấc vì đó trở lên rườm rà, mà vẫn là ý trên đã trình bày.

Câu 4 (trang 67 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh Bác không ngủ với lời giải thích “Vì một lẽ thường tình / Bác là Hồ Chí Minh”. Trong suốt cuộc đời cách mạng của Hồ Chủ tịch, Bác luôn trải qua những đêm không ngủ vì lo việc nước nhà, vì Bác muốn dành trọn cuộc đời cho nhân dân, Tổ Quốc. Khi bị giam cầm trong nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: “Một canh… hai canh… lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành…”; rồi giữa rừng Việt Bắc chiến dịch Thu – Đông 1947, Bác từng: “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ. Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Bởi vậy, việc “Đêm nay Bác không ngủ” là “một lẽ thường tình”, vì “Bác là Hồ Chí Minh” – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Câu 5 (trang 67 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Bài thơ được làm theo thể năm chữ:

+ Mỗi khổ thơ có bốn dòng thơ.

+ Cách gieo vần: chữ cuối thứ hai và chữ cuối thứ ba vần liền với nhau.

+ Chữ cuối của dòng cuối mỗi khổ vần với chữ cuối của dòng đầu ở câu tiếp theo.

→ Tạo ra mạch kể chuyện thích hợp cho văn bản.

Câu 6 (trang 67 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Những từ láy trong bài thơ: “Trầm ngâm”, “lâm thâm”, “xơ xác”, “nhẹ nhàng”, “lồng lộng”, “thổn thức”, “thầm thì”, “bồn chồn”, “bề bộn”, “hốt hoảng”, “phăng phắc”, “vội vàng”, “mênh mông”, “nằng nặc”, “mau mau”.

– Từ láy có tác dụng miêu tả tạo hình: “Trầm ngâm”, “xơ xác”, “đinh ninh”, “lồng lộng”,…

– Từ láy làm tăng giá trị biểu cảm: “Mơ màng”, “thầm thì”, “bồn chồn”, “hốt hoảng”, “nằng nặc”.

* Giá trị biểu cảm của một số từ láy:

– “Xơ xác”: Gợi lên hình ảnh căn lều thấp bé, mái đã cũ kĩ, bị gió mưa bào mòn xác xơ, tiêu điều.

– “Lồng lộng”: Gợi lên hình ảnh con người to lớn về tầm vóc và nhân cách cao cả.

– “Phăng phắc”: Diễn tả trạng thái bất động, tập trung cao độ của Bác về điều suy nghĩ lo lắng ở trong lòng.

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 68 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Tập đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ.

Câu 2 (trang 68 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Chiến dịch Biên giới Thu –Đông năm 1950 được Đảng ta chủ động phát động. Trước khi chiến dịch bắt đầu, Bác Hồ đã đến thăm các đơn vị bộ đội của chúng tôi và nghỉ lại một đêm.

Đêm nay, chúng tôi nghỉ dưới một túp lều sơ sài dựng giữa rừng. Sau một ngày hành quân mệt nhọc tất cả chiến sĩ đều mau chóng chìm vào giấc ngủ say. Sau một giấc ngủ dài tôi chợt tỉnh giấc, thấy Bác đang ngồi trầm ngâm bên bếp lửa. Rồi Bác nhẹ nhàng đi dém chăn cho từng chiến sĩ. Lo lắng cho Bác tôi khẽ cất tiếng: Bác ơi! Bác chưa ngủ? Bác có lạnh lắm không? Bác nhìn tôi bằng ánh mắt trìu mến nhỏ giọng đáp: Chú cứ việc ngủ ngon ngày mai còn đi đánh giặc. Vâng lời Bác tôi nhắm mắt ngủ tiếp nhưng bụng vẫn bồn chồn. Chiến dịch còn dài rừng thiêng nước độc đêm nay Bác không ngủ liệu mai có sức đi được không? Lần thứ ba mở mắt thấy Bác vẫn chưa ngủ tôi hoảng hốt thực sự. Tôi nằng nặc mời Bác đi ngủ. Bác bảo Bác ngủ không an lòng Bác thương đoàn dân công đêm nay phải ngủ ngoài trời mưa rả rích, phải chịu rét, chịu ướt. Nghe Bác nói tôi hiểu tình thương của người thật sâu nặng biết bao nhiêu. Tình thương đó trùm lên cả đất nước và dân tộc.

Thật sung sướng và tự hào khi được làm người chiến sĩ chiến đấu dưới ngọn cờ của Tổ quốc. Không đành ngủ yên, tôi thức luôn cùng Bác.

Liên Quan:

Văn mẫu lớp 12: Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (Dàn ý + 11 mẫu) Văn mẫu lớp 12: Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu (Dàn ý + 13 Mẫu) Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương (Dàn ý + 14 Mẫu) Văn mẫu lớp 12: Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến (Dàn ý + 11 mẫu)
Tags: Nội dung bài Đêm nay Bác không ngủSoạn bài Đêm nay Bác không ngủSoạn bài Đêm nay Bác không ngủ của Minh HuệSoạn văn 6
ADVERTISEMENT
Previous Post

Phân tích truyện ngắn Vợ chồng A phủ của Tô Hoài (Dàn ý + 6 mẫu)

Next Post

Chứng minh rằng cần phải chọn sách mà đọc (Dàn ý + 4 Mẫu)

Related Posts

Các Lớp Học

Bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2022 – 2023

1 Tháng Hai, 2023
Toán 3: Tìm thành phần chưa biết của phép tính
Các Lớp Học

Toán 3: Tìm thành phần chưa biết của phép tính

30 Tháng Một, 2023
Toán 3: Tìm thành phần chưa biết của phép tính (tiếp theo)
Các Lớp Học

Toán 3: Tìm thành phần chưa biết của phép tính (tiếp theo)

30 Tháng Một, 2023
Văn mẫu lớp 7: Đoạn văn giải thích câu tục ngữ Ở hiền gặp lành (3 mẫu)
Các Lớp Học

Văn mẫu lớp 7: Đoạn văn giải thích câu tục ngữ Ở hiền gặp lành (3 mẫu)

30 Tháng Một, 2023
Toán 3: Luyện tập chung
Các Lớp Học

Toán 3: Luyện tập chung

30 Tháng Một, 2023
Toán 3: Diện tích một hình
Các Lớp Học

Toán 3: Diện tích một hình

30 Tháng Một, 2023
Next Post
Chứng minh rằng cần phải chọn sách mà đọc (Dàn ý + 4 Mẫu)

Chứng minh rằng cần phải chọn sách mà đọc (Dàn ý + 4 Mẫu)

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài Viết Mới

Các Lớp Học

Bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2022 – 2023

by Sam Van
1 Tháng Hai, 2023
0

Bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2022 - 2023, Bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 5...

Read more
Phiếu lựa chọn sách giáo khoa lớp 6

Phiếu lựa chọn sách giáo khoa lớp 6

31 Tháng Một, 2023
Biên bản kiểm phiếu lựa chọn sách giáo khoa lớp 6

Biên bản kiểm phiếu lựa chọn sách giáo khoa lớp 6

31 Tháng Một, 2023
Báo cáo kết quả giảng dạy lớp 1 theo chương trình GDPT 2018

Báo cáo kết quả giảng dạy lớp 1 theo chương trình GDPT 2018

31 Tháng Một, 2023
Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối năm 2021 – 2022

Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối năm 2021 – 2022

31 Tháng Một, 2023
Đại Học Mở Hà Nội

Đại Học Mở Hà Nội

31 Tháng Một, 2023
Bản tự kiểm tra Đảng viên chấp hành 2022 (5 Mẫu)

Bản tự kiểm tra Đảng viên chấp hành 2022 (5 Mẫu)

30 Tháng Một, 2023
Kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2022 – 2023 (5 mẫu)

Kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2022 – 2023 (5 mẫu)

30 Tháng Một, 2023
Các ứng dụng Google tốt nhất cho iPhone mà bạn nên sử dụng

Các ứng dụng Google tốt nhất cho iPhone mà bạn nên sử dụng

29 Tháng Một, 2023
Hướng dẫn kích hoạt giao diện mới cho Google Chrome trên iOS

Hướng dẫn kích hoạt giao diện mới cho Google Chrome trên iOS

29 Tháng Một, 2023

Phản hồi gần đây

  • Tả cây cam mà em yêu thích (Dàn ý + 7 mẫu) - Tài Liệu Miễn Phí trong Tả một loại cây ăn quả mà em thích (Dàn ý + 70 Mẫu)
  • Mẫu vở luyện viết chữ đẹp - Tài Liệu Miễn Phí trong Mẫu giấy 4 ô ly
  • Bộ đề thi thử vào lớp 10 môn tiếng Anh năm 2018 - 2019 - Tài Liệu Miễn Phí trong Bộ đề thi thử vào lớp 10 môn Toán năm 2018 – 2019
  • Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương (Lần 1) - Tài Liệu Miễn Phí trong Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh (Lần 1)
  • Đoạn văn tiếng Anh về môn thể thao yêu thích (8 mẫu) - Tài Liệu Miễn Phí trong Đoạn văn tiếng Anh về ngày Tết
ADVERTISEMENT
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Liên hệ
HOME - TRANG CHU

© 2021 Copyright - Quà Tặng Tiny

No Result
View All Result
  • Giáo Án
  • Học Tập
    • Lớp 1
    • Lớp 2
    • Lớp 3
    • Lớp 4
    • Lớp 5
    • Lớp 6
    • Lớp 7
    • Lớp 8
    • Lớp 9
    • Lớp 10
    • Lớp 11
    • Lớp 12
  • Sách Tham Khảo
    • Sách Tham Khảo Lớp 1
    • Sách Tham Khảo Lớp 2
    • Sách Tham Khảo Lớp 3
    • Sách Tham Khảo Lớp 4
    • Sách Tham Khảo Lớp 5
    • Sách Tham Khảo Lớp 6
    • Sách Tham Khảo Lớp 7
    • Sách Tham Khảo Lớp 8
    • Sách Tham Khảo Lớp 9
    • Sách Tham Khảo Lớp 10
    • Sách Tham Khảo Lớp 11
    • Sách Tham Khảo Lớp 12
  • Ôn Thi
    • Thi THPT Quốc Gia
    • Địa Lý
    • Giáo Dục Công Dân
    • Hóa Học
    • Lịch Sử
    • Ngoại Ngữ
    • Ngữ Văn
    • Sinh Học
    • Vật Lý
    • Toán Học
  • Sách Kinh Tế
  • Sách Ngoại Ngữ
    • Tiếng Nhật
    • Tiếng Pháp
    • Tiếng Trung
  • Biểu mẫu
    • Giáo dục – Đào tạo
  • Sách Văn Học
  • Sách Y Học
  • Tài Liệu
    • Thủ tục hành chính
    • Việc làm – Nhân sự
    • Y học
    • Bộ đội – Quốc phòng – Thương binh
    • Doanh nghiệp
    • Giáo dục – Đào tạo
    • Giao thông vận tải
    • Hôn nhân – Gia đình
    • Quyền Dân sự
    • Tin Tức
  • Tâm Lý & Kỹ Năng

© 2021 Copyright - Quà Tặng Tiny